BTV Ngọc Trinh trong chương trình "Chuyển động 24h" của Trung tâm tin tức VTV24 vốn là một gương mặt quen thuộc của những chương trình về kinh tế và chính luận. Vốn là người kín tiếng, Ngọc Trinh ít khi xuất hiện trong các sự kiện showbiz như nhiều người dẫn chương trình nổi tiếng khác. Không nhiều lời, nhưng những điều xung quanh cuộc sống, công việc của Ngọc Trinh lại vô cùng thú vị.
Những chuyện "thâm cung bí sử" của chương trình gây sóng gió rất nhiều trong thời gian qua với các đề tài nóng của xã hội - "Chuyển động 24h", những thắc mắc về "vụ án Công Phượng, hay những chuyện bên lề khi thực hiện tại các "điểm nóng" đều được Ngọc Trinh lần đầu chia sẻ trong buổi phỏng vấn.
Chào chị, cách đây vài tháng chị có tiết lộ việc sang Anh du học và tạm nghỉ công việc ở VTV. Chỉ sau chưa đầy 3 tháng, chị đã trở lại với công việc. Vậy việc học của chị tại nước bạn có dừng lại?
Thực ra khóa học của tôi kéo dài 8 tháng. Tôi đã rời Việt Nam từ hè năm ngoái nhưng tôi không chia sẻ với báo chí. Cách đây 3 tháng, trong một bài phỏng vấn tôi mới tiết lộ chuyện này. Và khi đó khóa học cũng đã gần kết thúc rồi.
Chị từng nói đã chán đọc những gì người khác viết mà muốn nói những gì mình viết. Vậy giờ chị đã thực hiện được điều mong muốn đó chưa?
Tôi đã không nói những gì người khác viết từ rất lâu rồi. Tôi nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra nên tốt nhất mình cần nói gì mình hiểu .Một người dẫn chương trình không phải là đọc diễn cảm. Mình nói cái gì là của mình, thần thái sẽ khác nếu mình đọc như một cái máy nói. Với tôi, đây là danh dự nghề nghiệp, không ai muốn mình trở thành một cái máy.
Trong quá trình làm việc, đã bao giờ chị cũng như ê kíp chương trình thực hiện đề tài nào đó rồi đến cuối cùng mới phát hiện mình là người sai?
Tôi nghĩ đây là điều chắc chắn phải có. Có những thứ chúng ta khẳng định hôm nay nhưng 10 năm sau mới biết là chúng ta sai. Có thể bây giờ đúng nhưng một thời gian nữa nó là sai. Chuyện đúng - sai không bao giờ là câu chuyện tuyệt đối. Nhưng tôi nghĩ không có nghĩa sai thì không làm và đúng thì dừng lại.
Có những thông tin gây ảnh hưởng cho người khác, đấy là điều chắc chắn. Nhưng mình vẫn phải quan tâm nhất đến số đông. Có thể khi một thông tin được đưa ra, một doanh nghiệp sẽ phá sản, hàng nghìn công nhân thất nghiệp. Nhưng bù lại, nó có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, nó có ảnh hưởng gì đến sự kinh doanh trong sạch và quan trọng nhất ảnh hưởng gì đến người tiêu dùng. Chúng tôi phải lựa chọn. Nếu quá cầu toàn thì không thể làm được tin tức.
"Chuyển động 24h" nổi tiếng là đi đầu, nói thẳng những điểm nóng của xã hội. Đã bao giờ chị và êkip gặp những đe dọa từ thế lực nào đó để không được phát sóng chưa?
Chúng tôi đã có rất nhiều phóng viên bị đe dọa, hành hung. Chúng tôi không công bố, vì nếu công bố rộng rãi lại càng hại đến đời sống cá nhân của phóng viên đó. Chuyện hậu trường sẽ có đơn vị có chuyên môn giải quyết, còn trước nhất ưu tiên số 1 vẫn là thông tin có lợi cho khán giả. Còn với những thuyết âm mưu hay suy luận thì mình không thể bắt người khác nhìn bề mặt rồi hiểu cho mình. Tôi nghĩ chúng tôi vẫn làm. Nếu các phóng viên chấp nhận được, hi sinh được, họ có lý tưởng của họ thì họ vẫn làm.
Nhiều người nhận xét chị thông minh, sắc sảo nhưng khó gần. Chị đánh giá bản thân thế nào?
Tôi cũng công nhận là vẻ ngoài của mình khó gần thật. Đây là do cha mẹ sinh ra, không biết làm thế nào. Tôi nghĩ phải làm thế nào để khi mình nói ra một thông tin, người ta tin mình, đấy mới là điều quan trọng. Như mọi người cũng thấy, bề mặt không nói lên tất cả. Tôi nghĩ khi tiếp xúc, sự cởi mở và sự chân thành không thể nào có ngay trong lần gặp đầu tiên được.
Người tự tin và thông minh chắc chắn sẽ biết dẫn dắt câu chuyện theo cách của mình. Đã bao giờ chị bị nhận xét là tự cao hay kiêu căng chưa?
Tôi chưa nhận được lời phàn nàn nào như thế từ khách mời cả. Vì các nhân vật của tôi đều giỏi hơn tôi. Không phải vì họ học cao hay họ giàu có. Đơn giản là khi tôi mời người ta đến, thì người ta sẽ phải biết về chủ đề đó hơn tôi. Dù họ là ai, lứa tuổi nào. Và thêm nữa, nguyên tắc của tôi, là một người dẫn chương trình, mình sẽ giỏi khi mình làm khán giả thấy được cái giỏi của vị khách, chứ không phải mình tỏ ra mình giỏi, như thế là mình thất bại. Điều quan trọng nhất của người dẫn chương trình là lắng nghe và hỏi những câu để thỏa mãn được nhu cầu lắng nghe của mình và khán giả.
So với nhiều nước trên Thế giới thì các nữ MC của Việt Nam càng ngày càng trẻ. Là một người đi trước, có 10 năm kinh nghiệm trong nghề, chị đánh giá thế nào về thế hệ MC trẻ hiện nay?
Tôi nghĩ độ tuổi thì còn phù hợp với tính chất của chương trình. Các bạn trẻ đem lại sự tươi mới, sự hấp dẫn. Đa phần thị hiếu khán giả vẫn thích nhìn những người xinh đẹp, nhưng về mặt nội dung thì sẽ khó sâu. Khi mới vào nghề, tôi cũng là người trẻ may mắn được thử sức. Nhưng đến giờ, hầu hết các chương trình chính luận của nhà đài đều không còn người trẻ nữa. Họ đều đã có sự trải nghiệm, có "tác phẩm" của riêng mình.
Vậy chị đã có tác phẩm thành công nhất của riêng mình chưa? Và tác phẩm nào chị tâm đắc nhất?
Tôi tự đánh giá thì bản thân chưa có tác phẩm thành công nhất. Mà những tác phẩm của tôi, khi nhận được thêm những lời khen, điều đó đã làm tôi vui vẻ và có động lực hơn. Có một điều mà tôi cảm thấy hài lòng đó là tất cả những tác phẩm tôi đã làm, tôi không xấu hổ vì nó, và nó thực sự đem lại tác động cho mọi người.
Điều tôi cảm thấy nhớ nhất đó là phóng sự nói về sức sống của người miền Trung đứng lên sau bão lũ. Tôi nhớ nhất cảm xúc của những người dân nơi đây. Khi tới khoảng 3 nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất, tôi nhìn thấy nhiều vấn đề lắm. Tôi thấy có những người hạnh phúc khi bão về, đó là cơ hội để họ đầy túi. Và có cả những sự đau khổ tốt cùng khi mất mát không chỉ trắng tay mà còn cả người thân. Tôi mới thấy rằng, cuộc sống muôn màu và quan điểm mỗi người không giống nhau. Không phải người ta nghĩ giống mình thì người ta đúng mà người ta nghĩ khác mình thì người ta sai. Quan trọng là bạn chọn góc nhìn nào.
Không phải người ta nghĩ giống mình thì người ta đúng mà người ta nghĩ khác mình thì người ta sai
Có những chương trình chị nói chuyện cùng khách mời và có những tình huống phát sinh khá thú vị. Những điều đó có trong kịch bản không hay thực sự có yếu tố bất ngờ?
Tình huống phát sinh luôn luôn xảy ra, không chỉ tới từ khách mời mà còn tới từ bản thân những người làm chương trình. Ví dụ luôn ngày hôm nay, khi chương trình kết thúc vẫn còn thời lượng 40s. Đạo diễn nói với tôi: Còn thừa 40s em nói gì thì nói. Và tôi phải chịu trách nhiệm nói gì để hết 40s đó.
Các show truyền hình của tư nhân hiện nay thường có xu hướng mời các người đẹp, hot girl dẫn dắt chương trình. Tuy nhiên, cũng đã gặp không ít những sự cố "dở khóc dở cười". Theo chị, dù không an toàn nhưng tại sao người ta vẫn chọn mặt gửi vàng ở những tên tuổi ấy, thay vì những BTV, MC có chuyên môn lâu năm?
Tôi nghĩ sự cố không chừa bất kì một ai, kể cả những người nhiều kinh nghiệm nhất. Người mẫu, ca sĩ, diễn viên... họ có cái giỏi riêng của họ. Họ có sự trải nghiệm khác với người khác. Và họ phải giỏi thì mới gây được sự chú ý của người khác. Xinh đẹp không phải là yếu tố duy nhất tạo nên hào quang. Mỗi người tổ chức sản xuất chương trình họ đều có ý đồ riêng khi mời người dẫn chương trình như vậy. Tôi nghĩ chẳng ai giỏi hơn ai, chỉ là ai làm tốt hơn ai trong hoàn cảnh đó.
Tôi thấy ví dụ nhiều người chê bai Ngọc Trinh nói rằng cô ấy ngốc, thậm chí nặng nề hơn còn là dốt. Tôi chỉ thấy buồn cười: À, họ lại nhìn bề mặt. Tại sao cứ phải quy chụp con người qua bề ngoài như thế. Có nhiều người thường lấy người đẹp ra để mỉa móc, để làm trò cười. Mà họ quên rằng bản thân họ đang nhờ vào những người ấy mà gây sự chú ý của người khác, họ dựa vào những người họ mỉa mai ấy để mà câu view. Khi "dìm hàng" người khác, bạn chẳng khiến mình có thể mạnh hơn, nó thể hiện điểm yếu của bạn.
Từng loáng thoáng nghe rằng ở ĐTHVN, đồng nghiệp vẫn gọi vui chị là "yêu nữ hàng hiệu". Nhìn BST đồng hồ của chị và biết giá trị của chúng, ắt hẳn ai cũng bất ngờ. Đây là thú vui của chị?
Tôi không coi nó là thú vui, tôi coi nó là thứ tôi yêu thích. Nhưng tôi sẽ rất buồn nếu mọi người chỉ nhìn vào thứ tôi thích mà chả ai thèm nhìn vào tôi.
Ai cũng biết ở Đài Truyền Hình "lương lậu" có thể ở mức không cao, thậm chí chị từng chia sẻ chị nhận mức lương 3 triệu đồng. Vậy chị có làm công việc gì khác để có được thu nhập phục vụ niềm yêu thích của mình.
Biên tập viên là đam mê, là nghề mà tôi theo, nhưng nó không phải là nguồn sống của tôi. Bên cạnh công việc yêu thích này, tôi vẫn làm kinh doanh. Gia đình tôi làm về ngành sản xuất.
Ở xã hội hiện tại, người ta cứ hay nhìn vào hình thức để đánh giá nhau. Chị nghĩ việc chi tiền cho hàng hiệu có quan trọng hay không? Cá nhân chị có phải là người nghiện hàng hiệu?
Khi bạn chinh phục người khác bằng cái vỏ, thứ bạn nhận lại cũng chỉ là cái vỏ. Mình có vẻ bên ngoài để người ta chú ý và tôn trọng mình thì cái thứ người ta tôn trọng mình cũng chỉ là bên ngoài chứ không phải thật sự bản chất của mình. Tôi nghĩ nếu mục đích sống của mình chỉ là để ai đó nể mình vì mình có cái gì đó, thì nó không thể là mãi mãi được.
Trong buổi trò chuyện khi tiếp xúc với chị, tôi nhận ra chị là người phụ nữ độc lập và có phần mạnh mẽ. Có bao giờ trong cuộc sống chị cảm thấy mệt mỏi hết sức và muốn buông bỏ tất cả không?
Có chứ, rất nhiều. Thực ra người ta vẫn nói khi ở trong tâm bão thì mình cảm thấy bình yên nhất. Tôi từng trải qua thời kì được người ta rất yêu quý, khen ngợi. Nhưng cũng từng trải qua thời kì mà ngay cả những người chơi với tôi cũng quay lưng, thậm chí là tranh thủ chửi tôi trên diễn đàn của họ.
Tôi thấy con người không ai có thể mạnh mẽ mãi được nhưng cũng không ai nằm gục một chỗ quá lâu. Chuyện gì xảy đến với mình thì là cơ hội để mình lớn hơn, và mình không nên từ chối nó. Tôi từng sống trong tâm bão, những người xung quanh đều khuyên đừng lên mạng nữa, đừng lên facebook nữa, đừng đọc nữa. Nhưng không, tôi vẫn lên và vẫn đọc hết. Với những lời nhục mạ mình khi không hiểu chuyện, tôi không chấp. Nhưng với những người đặt ra câu hỏi thực sự, muốn tìm hiểu mình thật sự, tôi sẽ trả lời họ. Sau những chuyện này, tôi nghĩ, trên đời này không có ai căm ghét mình hết. Chỉ là người ta hiểu mình đến đâu thôi. Và phải biết mùi sóng gió mới cảm nhận đc thế nào là bình yên.
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện. Chúc chị có được nhiều tác phẩm hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả truyền hình.
Những chuyện "thâm cung bí sử" của chương trình gây sóng gió rất nhiều trong thời gian qua với các đề tài nóng của xã hội - "Chuyển động 24h", những thắc mắc về "vụ án Công Phượng, hay những chuyện bên lề khi thực hiện tại các "điểm nóng" đều được Ngọc Trinh lần đầu chia sẻ trong buổi phỏng vấn.
Chào chị, cách đây vài tháng chị có tiết lộ việc sang Anh du học và tạm nghỉ công việc ở VTV. Chỉ sau chưa đầy 3 tháng, chị đã trở lại với công việc. Vậy việc học của chị tại nước bạn có dừng lại?
Thực ra khóa học của tôi kéo dài 8 tháng. Tôi đã rời Việt Nam từ hè năm ngoái nhưng tôi không chia sẻ với báo chí. Cách đây 3 tháng, trong một bài phỏng vấn tôi mới tiết lộ chuyện này. Và khi đó khóa học cũng đã gần kết thúc rồi.
Chị từng nói đã chán đọc những gì người khác viết mà muốn nói những gì mình viết. Vậy giờ chị đã thực hiện được điều mong muốn đó chưa?
Tôi đã không nói những gì người khác viết từ rất lâu rồi. Tôi nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra nên tốt nhất mình cần nói gì mình hiểu .Một người dẫn chương trình không phải là đọc diễn cảm. Mình nói cái gì là của mình, thần thái sẽ khác nếu mình đọc như một cái máy nói. Với tôi, đây là danh dự nghề nghiệp, không ai muốn mình trở thành một cái máy.
Trong quá trình làm việc, đã bao giờ chị cũng như ê kíp chương trình thực hiện đề tài nào đó rồi đến cuối cùng mới phát hiện mình là người sai?
Tôi nghĩ đây là điều chắc chắn phải có. Có những thứ chúng ta khẳng định hôm nay nhưng 10 năm sau mới biết là chúng ta sai. Có thể bây giờ đúng nhưng một thời gian nữa nó là sai. Chuyện đúng - sai không bao giờ là câu chuyện tuyệt đối. Nhưng tôi nghĩ không có nghĩa sai thì không làm và đúng thì dừng lại.
Có những thông tin gây ảnh hưởng cho người khác, đấy là điều chắc chắn. Nhưng mình vẫn phải quan tâm nhất đến số đông. Có thể khi một thông tin được đưa ra, một doanh nghiệp sẽ phá sản, hàng nghìn công nhân thất nghiệp. Nhưng bù lại, nó có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, nó có ảnh hưởng gì đến sự kinh doanh trong sạch và quan trọng nhất ảnh hưởng gì đến người tiêu dùng. Chúng tôi phải lựa chọn. Nếu quá cầu toàn thì không thể làm được tin tức.
"Chuyển động 24h" nổi tiếng là đi đầu, nói thẳng những điểm nóng của xã hội. Đã bao giờ chị và êkip gặp những đe dọa từ thế lực nào đó để không được phát sóng chưa?
Chúng tôi đã có rất nhiều phóng viên bị đe dọa, hành hung. Chúng tôi không công bố, vì nếu công bố rộng rãi lại càng hại đến đời sống cá nhân của phóng viên đó. Chuyện hậu trường sẽ có đơn vị có chuyên môn giải quyết, còn trước nhất ưu tiên số 1 vẫn là thông tin có lợi cho khán giả. Còn với những thuyết âm mưu hay suy luận thì mình không thể bắt người khác nhìn bề mặt rồi hiểu cho mình. Tôi nghĩ chúng tôi vẫn làm. Nếu các phóng viên chấp nhận được, hi sinh được, họ có lý tưởng của họ thì họ vẫn làm.
Tôi cũng công nhận là vẻ ngoài của mình khó gần thật. Đây là do cha mẹ sinh ra, không biết làm thế nào. Tôi nghĩ phải làm thế nào để khi mình nói ra một thông tin, người ta tin mình, đấy mới là điều quan trọng. Như mọi người cũng thấy, bề mặt không nói lên tất cả. Tôi nghĩ khi tiếp xúc, sự cởi mở và sự chân thành không thể nào có ngay trong lần gặp đầu tiên được.
Người tự tin và thông minh chắc chắn sẽ biết dẫn dắt câu chuyện theo cách của mình. Đã bao giờ chị bị nhận xét là tự cao hay kiêu căng chưa?
Tôi chưa nhận được lời phàn nàn nào như thế từ khách mời cả. Vì các nhân vật của tôi đều giỏi hơn tôi. Không phải vì họ học cao hay họ giàu có. Đơn giản là khi tôi mời người ta đến, thì người ta sẽ phải biết về chủ đề đó hơn tôi. Dù họ là ai, lứa tuổi nào. Và thêm nữa, nguyên tắc của tôi, là một người dẫn chương trình, mình sẽ giỏi khi mình làm khán giả thấy được cái giỏi của vị khách, chứ không phải mình tỏ ra mình giỏi, như thế là mình thất bại. Điều quan trọng nhất của người dẫn chương trình là lắng nghe và hỏi những câu để thỏa mãn được nhu cầu lắng nghe của mình và khán giả.
So với nhiều nước trên Thế giới thì các nữ MC của Việt Nam càng ngày càng trẻ. Là một người đi trước, có 10 năm kinh nghiệm trong nghề, chị đánh giá thế nào về thế hệ MC trẻ hiện nay?
Tôi nghĩ độ tuổi thì còn phù hợp với tính chất của chương trình. Các bạn trẻ đem lại sự tươi mới, sự hấp dẫn. Đa phần thị hiếu khán giả vẫn thích nhìn những người xinh đẹp, nhưng về mặt nội dung thì sẽ khó sâu. Khi mới vào nghề, tôi cũng là người trẻ may mắn được thử sức. Nhưng đến giờ, hầu hết các chương trình chính luận của nhà đài đều không còn người trẻ nữa. Họ đều đã có sự trải nghiệm, có "tác phẩm" của riêng mình.
Vậy chị đã có tác phẩm thành công nhất của riêng mình chưa? Và tác phẩm nào chị tâm đắc nhất?
Tôi tự đánh giá thì bản thân chưa có tác phẩm thành công nhất. Mà những tác phẩm của tôi, khi nhận được thêm những lời khen, điều đó đã làm tôi vui vẻ và có động lực hơn. Có một điều mà tôi cảm thấy hài lòng đó là tất cả những tác phẩm tôi đã làm, tôi không xấu hổ vì nó, và nó thực sự đem lại tác động cho mọi người.
Điều tôi cảm thấy nhớ nhất đó là phóng sự nói về sức sống của người miền Trung đứng lên sau bão lũ. Tôi nhớ nhất cảm xúc của những người dân nơi đây. Khi tới khoảng 3 nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất, tôi nhìn thấy nhiều vấn đề lắm. Tôi thấy có những người hạnh phúc khi bão về, đó là cơ hội để họ đầy túi. Và có cả những sự đau khổ tốt cùng khi mất mát không chỉ trắng tay mà còn cả người thân. Tôi mới thấy rằng, cuộc sống muôn màu và quan điểm mỗi người không giống nhau. Không phải người ta nghĩ giống mình thì người ta đúng mà người ta nghĩ khác mình thì người ta sai. Quan trọng là bạn chọn góc nhìn nào.
Không phải người ta nghĩ giống mình thì người ta đúng mà người ta nghĩ khác mình thì người ta sai
Có những chương trình chị nói chuyện cùng khách mời và có những tình huống phát sinh khá thú vị. Những điều đó có trong kịch bản không hay thực sự có yếu tố bất ngờ?
Tình huống phát sinh luôn luôn xảy ra, không chỉ tới từ khách mời mà còn tới từ bản thân những người làm chương trình. Ví dụ luôn ngày hôm nay, khi chương trình kết thúc vẫn còn thời lượng 40s. Đạo diễn nói với tôi: Còn thừa 40s em nói gì thì nói. Và tôi phải chịu trách nhiệm nói gì để hết 40s đó.
Các show truyền hình của tư nhân hiện nay thường có xu hướng mời các người đẹp, hot girl dẫn dắt chương trình. Tuy nhiên, cũng đã gặp không ít những sự cố "dở khóc dở cười". Theo chị, dù không an toàn nhưng tại sao người ta vẫn chọn mặt gửi vàng ở những tên tuổi ấy, thay vì những BTV, MC có chuyên môn lâu năm?
Tôi nghĩ sự cố không chừa bất kì một ai, kể cả những người nhiều kinh nghiệm nhất. Người mẫu, ca sĩ, diễn viên... họ có cái giỏi riêng của họ. Họ có sự trải nghiệm khác với người khác. Và họ phải giỏi thì mới gây được sự chú ý của người khác. Xinh đẹp không phải là yếu tố duy nhất tạo nên hào quang. Mỗi người tổ chức sản xuất chương trình họ đều có ý đồ riêng khi mời người dẫn chương trình như vậy. Tôi nghĩ chẳng ai giỏi hơn ai, chỉ là ai làm tốt hơn ai trong hoàn cảnh đó.
Tôi thấy ví dụ nhiều người chê bai Ngọc Trinh nói rằng cô ấy ngốc, thậm chí nặng nề hơn còn là dốt. Tôi chỉ thấy buồn cười: À, họ lại nhìn bề mặt. Tại sao cứ phải quy chụp con người qua bề ngoài như thế. Có nhiều người thường lấy người đẹp ra để mỉa móc, để làm trò cười. Mà họ quên rằng bản thân họ đang nhờ vào những người ấy mà gây sự chú ý của người khác, họ dựa vào những người họ mỉa mai ấy để mà câu view. Khi "dìm hàng" người khác, bạn chẳng khiến mình có thể mạnh hơn, nó thể hiện điểm yếu của bạn.
Từng loáng thoáng nghe rằng ở ĐTHVN, đồng nghiệp vẫn gọi vui chị là "yêu nữ hàng hiệu". Nhìn BST đồng hồ của chị và biết giá trị của chúng, ắt hẳn ai cũng bất ngờ. Đây là thú vui của chị?
Tôi không coi nó là thú vui, tôi coi nó là thứ tôi yêu thích. Nhưng tôi sẽ rất buồn nếu mọi người chỉ nhìn vào thứ tôi thích mà chả ai thèm nhìn vào tôi.
Ai cũng biết ở Đài Truyền Hình "lương lậu" có thể ở mức không cao, thậm chí chị từng chia sẻ chị nhận mức lương 3 triệu đồng. Vậy chị có làm công việc gì khác để có được thu nhập phục vụ niềm yêu thích của mình.
Biên tập viên là đam mê, là nghề mà tôi theo, nhưng nó không phải là nguồn sống của tôi. Bên cạnh công việc yêu thích này, tôi vẫn làm kinh doanh. Gia đình tôi làm về ngành sản xuất.
Ở xã hội hiện tại, người ta cứ hay nhìn vào hình thức để đánh giá nhau. Chị nghĩ việc chi tiền cho hàng hiệu có quan trọng hay không? Cá nhân chị có phải là người nghiện hàng hiệu?
Khi bạn chinh phục người khác bằng cái vỏ, thứ bạn nhận lại cũng chỉ là cái vỏ. Mình có vẻ bên ngoài để người ta chú ý và tôn trọng mình thì cái thứ người ta tôn trọng mình cũng chỉ là bên ngoài chứ không phải thật sự bản chất của mình. Tôi nghĩ nếu mục đích sống của mình chỉ là để ai đó nể mình vì mình có cái gì đó, thì nó không thể là mãi mãi được.
Trong buổi trò chuyện khi tiếp xúc với chị, tôi nhận ra chị là người phụ nữ độc lập và có phần mạnh mẽ. Có bao giờ trong cuộc sống chị cảm thấy mệt mỏi hết sức và muốn buông bỏ tất cả không?
Có chứ, rất nhiều. Thực ra người ta vẫn nói khi ở trong tâm bão thì mình cảm thấy bình yên nhất. Tôi từng trải qua thời kì được người ta rất yêu quý, khen ngợi. Nhưng cũng từng trải qua thời kì mà ngay cả những người chơi với tôi cũng quay lưng, thậm chí là tranh thủ chửi tôi trên diễn đàn của họ.
Tôi thấy con người không ai có thể mạnh mẽ mãi được nhưng cũng không ai nằm gục một chỗ quá lâu. Chuyện gì xảy đến với mình thì là cơ hội để mình lớn hơn, và mình không nên từ chối nó. Tôi từng sống trong tâm bão, những người xung quanh đều khuyên đừng lên mạng nữa, đừng lên facebook nữa, đừng đọc nữa. Nhưng không, tôi vẫn lên và vẫn đọc hết. Với những lời nhục mạ mình khi không hiểu chuyện, tôi không chấp. Nhưng với những người đặt ra câu hỏi thực sự, muốn tìm hiểu mình thật sự, tôi sẽ trả lời họ. Sau những chuyện này, tôi nghĩ, trên đời này không có ai căm ghét mình hết. Chỉ là người ta hiểu mình đến đâu thôi. Và phải biết mùi sóng gió mới cảm nhận đc thế nào là bình yên.
Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện. Chúc chị có được nhiều tác phẩm hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả truyền hình.
Theo Trí Thức Trẻ