Chiều 16/8, trao đổi với Zing.vn, ông Cao Thanh Thọ - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa) cho biết, về góc độ kỹ thuật thì nguyên nhân khiến hàng chục tấn cá lồng chết trên sông Mã được xác định do bị ngạt, sặc lượng bùn quá lớn trong nước lũ.
Để dự phòng có nguyên nhân khác, Đoàn công tác của Sở cũng đã lấy mẫu cá chết gửi đi phân tích, song chưa có kết quả.
Ông Thọ cho hay, chưa có năm nào lũ mang lượng bùn, đất, phù sa nhiều như năm nay. “Nguyên nhân có thể do suy thoái rừng đầu nguồn, không có thảm che dẫn đến xói lở đất. Đây là biểu hiện của tàn phá rừng. Rồi đầu nguồn có các công trình đang xây dựng, đào bới” – ông nói.
Lũ về khiến cá chết hàng loạt trên sông Mã. Ảnh: Nguyễn Dương.
Vị này cũng đưa ra một nguyên nhân khác tạo lượng bùn nhiều đó là do các công trình thủy điện chắn dòng ở đầu nguồn sông Mã.
"Trước đây nếu không có thủy điện, đương nhiên phù sa sẽ lần lượt từ trôi đầu nguồn rồi từng bước sẽ giảm bớt. Hiện nay, thủy điện chắn từng đoạn trên đầu nguồn. Khu vực bị chắn có bồi lắng bùn đất tích tụ lâu ngày. Khi có nước lũ lớn buộc họ phải xả đáy" – ông Thọ nói và khẳng định, đây là nguyên tắc vận hành.
"Thủy điện buộc phải xả để thượng lưu không ngập. Điều này là khó tránh khỏi" – ông lý giải.
Ông Thọ đánh giá, do môi trường đang bị tác động quá lớn thì tình trạng này sẽ còn tiếp diễn và thậm chí hậu quả sẽ còn tăng dần.
Vị trưởng phòng cũng cho biết thêm, cá lồng chết đợt này do mưa lũ thiên tai thì bà con sẽ được hỗ trợ thiệt hại. Cụ thể, cá chết 30 -70 % sẽ được hỗ trợ 5-7 triệu đồng/100 m3 lồng; thiệt hại 70-100 % sẽ được hỗ trợ 7-10 triệu/100 m3 lồng.
"Luật thì đã có, chính quyền các huyện, xã có các hộ nuôi cá lồng thiệt hại cần sớm lập danh sách thống kê và chính xác để họ được hỗ trợ" – ông Thọ nói thêm.
Trước đó, như Zing.vn đã đưa tin, do ảnh hưởng mưa lũ, từ đêm 13/8, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện mưa lớn. Tại các huyện vùng cao như Mường Lát, Bá Thước, mưa lớn khiến lũ trên sông Mã dâng cao.
Một ngày sau, dòng nước cuộn xiết cuốn theo phù sa, bùn đất đặc quẹo làm cá nuôi lồng chết hàng loạt. Phạm vi ghi nhận cá chết trải dài hơn 65 km dọc sông Mã.
Theo thống kê, huyện Bá Thước có 6,46 tấn cá lồng chết; huyện Cẩm Thủy bị thiệt hại 41,5 tấn cá lồng; huyện Vĩnh Lộc hơn 12 tấn, ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Để dự phòng có nguyên nhân khác, Đoàn công tác của Sở cũng đã lấy mẫu cá chết gửi đi phân tích, song chưa có kết quả.
Ông Thọ cho hay, chưa có năm nào lũ mang lượng bùn, đất, phù sa nhiều như năm nay. “Nguyên nhân có thể do suy thoái rừng đầu nguồn, không có thảm che dẫn đến xói lở đất. Đây là biểu hiện của tàn phá rừng. Rồi đầu nguồn có các công trình đang xây dựng, đào bới” – ông nói.
Lũ về khiến cá chết hàng loạt trên sông Mã. Ảnh: Nguyễn Dương.
"Trước đây nếu không có thủy điện, đương nhiên phù sa sẽ lần lượt từ trôi đầu nguồn rồi từng bước sẽ giảm bớt. Hiện nay, thủy điện chắn từng đoạn trên đầu nguồn. Khu vực bị chắn có bồi lắng bùn đất tích tụ lâu ngày. Khi có nước lũ lớn buộc họ phải xả đáy" – ông Thọ nói và khẳng định, đây là nguyên tắc vận hành.
"Thủy điện buộc phải xả để thượng lưu không ngập. Điều này là khó tránh khỏi" – ông lý giải.
Ông Thọ đánh giá, do môi trường đang bị tác động quá lớn thì tình trạng này sẽ còn tiếp diễn và thậm chí hậu quả sẽ còn tăng dần.
Vị trưởng phòng cũng cho biết thêm, cá lồng chết đợt này do mưa lũ thiên tai thì bà con sẽ được hỗ trợ thiệt hại. Cụ thể, cá chết 30 -70 % sẽ được hỗ trợ 5-7 triệu đồng/100 m3 lồng; thiệt hại 70-100 % sẽ được hỗ trợ 7-10 triệu/100 m3 lồng.
"Luật thì đã có, chính quyền các huyện, xã có các hộ nuôi cá lồng thiệt hại cần sớm lập danh sách thống kê và chính xác để họ được hỗ trợ" – ông Thọ nói thêm.
Trước đó, như Zing.vn đã đưa tin, do ảnh hưởng mưa lũ, từ đêm 13/8, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xuất hiện mưa lớn. Tại các huyện vùng cao như Mường Lát, Bá Thước, mưa lớn khiến lũ trên sông Mã dâng cao.
Một ngày sau, dòng nước cuộn xiết cuốn theo phù sa, bùn đất đặc quẹo làm cá nuôi lồng chết hàng loạt. Phạm vi ghi nhận cá chết trải dài hơn 65 km dọc sông Mã.
Theo thống kê, huyện Bá Thước có 6,46 tấn cá lồng chết; huyện Cẩm Thủy bị thiệt hại 41,5 tấn cá lồng; huyện Vĩnh Lộc hơn 12 tấn, ước tính thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Theo Tri Thức