Quê nội của tôi thuộc một tỉnh nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuổi thơ tôi lớn lên từ đó và gắn liền với với những ngày hè thả diều trên những cánh đồng vừa gặt xong mùa lúa, với những con sông phù sa nước lớn ròng thật hiền hòa, cùng những vườn cây say trái sau nhà nội. Tuy vậy, ấn tượng trong tôi vẫn là những mùa nước nổi nơi đây. Mùa này, ngoài tôm cá đầy đồng, còn xuất hiện nhiều loại rau trái đặc trưng, mang đậm chất miền Tây Nam bộ.
Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.
Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.
Có dịp về lại thăm quê nội sau những ngày bận rộn với công việc và cuộc sống ở xứ người, đi dọc hai bên đường làng, tôi lại bắt gặp hình ảnh trái cà na căng tròn màu xanh ươm, có vị chua, chát của năm này. Bất chợt bao ký ức về tuổi thơ trong tôi lại hiện về. Tôi nhớ rất rõ hai bên đường làng vào nhà nội năm nào có rất nhiều hàng cà na mọc san sát mé sông với cành lá sum suê. Và để hái được trái cà na, người dân miền Tây quê tôi phải dùng đến chiếc xuồng nhỏ bơi đi bơi lại mới hái được hết trái trên cây.
Không ai nhớ cây cà na có từ bao giờ, nhưng với người dân miền sông nước miền Tây, cà na là người bạn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Và kể từ đó, trái cà na được xem là một đặc sản nơi đây vì không phải lúc nào cũng có cà na, muốn ăn cà na phải chờ vào khoảng thoáng 8-9 (khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm), mùa thu hoạch loại trái này.
Hồi đó, mỗi khi mùa nước về, cây cà na rất say trái. Vì trái cà na không cho năng suất kinh tế cao, nên người dân quê tôi chỉ dùng để ăn chơi chứ không nhân giống rộng rãi đế trồng và hái bán như bây giờ.
Từ bao đời nay, cây cà na trở thành người bạn thân quen đối với người dân miền Tây như tôi. Rễ cây cà na thường bám chặt lấy nhau thành chùm nên giữ đất và có công dụng chắn sóng rất tốt. Bông cà na búp có màu xanh lợt, khi nở lại có màu trắng rất đẹp. Đến mùa nước nổi, những bông ấy sẽ trở thành những chùm trái căng tròn. Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.
Với tôi, cà na là một loại trái hấp dẫn. Chính vị chua chát của cà na khi đem biến tấu sẽ cho ra nhiều món ngon và hấp dẫn, như cà na muối, cà na ngào đường...
Cà na muối có vị chua ngọt hòa cùng vị cay rất thú vị.
Hồi nhỏ, vì thích ăn những trái cà na tươi sống, nên tôi thường cùng đám bạn rủ nhau đi hái cà na trước mé song nhà nội. Cách ăn cà na hồi xưa của chúng tôi cũng đơn giản lắm. Trước khi ăn loại trái này, tôi và đám bạn đều chà trái vào áo cho hơi dập, rồi chấm với muối ớt. Ôi cái vị chua chát và dân dã của loại trái này sao khiến cho chúng tôi mê mẩn đến thế. Những trái ăn không hết, tôi thường mang về nhà để dành đó, rảnh rỗi lấy ra ăn. Các cô của tôi thấy vậy, mang trái đi rửa sạch, để ráo nước, rồi chuẩn bị cho món cà na muối và ngào đường.
Những đứa trẻ còn nhỏ như tôi thời đó cũng góp ít công sức để phụ cô sơ chế. Cô tôi dạy, để chế biến cà na đúng cách, phải lấy một con dao nhỏ, cắt bỏ cuống, rạch dọc vài đường trên thân trái, để khi trộn sẽ rất ngấm gia vị. Phần cà na muối, cô của tôi đem trộn với hỗn hợp gồm nước mắm, ớt, đường... rồi cho vào hũ, chỉ sau 2 ngày là có thể lấy ra ăn rất ngon rồi. Còn món cà na ngào đường thì cô bảo, tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một kỳ công, để trái cà na vừa ngon mà không bị nát là tuỳ thuộc rất nhiều vào tay nghề cùng kinh nghiệm của người làm.
Phần ca na ngào với đường, cô dạy phải để lửa rêu rêu cho đường không bị cháy khét và cà na sẽ được ngấm đường từ từ, tạo thành hỗn hợp sền sệt để dành được lâu ngày hơn. Công nhận làm cách này, trái cà na ăn không còn vị chua chat mà thay vào đó là rất bắt mắt và lại rất ngon miệng nha. Ăn cà na không thể thiếu chén muối ớt trộn cho thật cay, càng cay càng ngon và kích thích khẩu vị. Đây được xem là món ăn khoái khẩu của tôi cũng như biết bao đứa bạn cùng lứa thời đó.
Giờ đây, trái cà na được người dân miền Tây trồng nhiều hơn, nhưng giá vẫn không cao. Nếu trái còn sống cỡ 10.000 đồng một kg. Mỗi lần nhớ quê hương và thèm loại trái này, tôi cũng ra chợ tìm mua vài ký, rồi mang về tập tành làm hoặc mua của người ta làm sẵn. Dù làm cách nào đi chăng nữa tôi vẫn thấy cái vị của trái cà na nó không giống như những món hồi xưa tôi được các cô làm cho ăn!
Và ngày nay, loại trái này được tôi xem là những món quà quê, bởi hầu như vào những tháng 8,9, có dịp người thân ở quê lên thành phố đều mang tặng cho tôi những hộp cà na muối hoặc ngào đường rất thơm ngon và bắt mắt.
Cà na ngào đường cũng là món ăn hấp dẫn.
Trái cà na tuy dân dã, nhưng đã đi vào ca dao của người dân vùng sông nước:
"Xứ đâu là xứ quê mùa
Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na"
Quả thật những món ăn chế biến từ trái cà na tuy không cầu kỳ, nhưng đã trở thành hương vị quê nhà rất khó phai trong lòng những người con xa quê như tôi.
Và một mùa nước nổi nữa lại về. Bất chợt những ký ức của tuổi thơ năm nào một lần nữa lại ùa về trong tôi đến nao lòng.
Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.
Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.
Có dịp về lại thăm quê nội sau những ngày bận rộn với công việc và cuộc sống ở xứ người, đi dọc hai bên đường làng, tôi lại bắt gặp hình ảnh trái cà na căng tròn màu xanh ươm, có vị chua, chát của năm này. Bất chợt bao ký ức về tuổi thơ trong tôi lại hiện về. Tôi nhớ rất rõ hai bên đường làng vào nhà nội năm nào có rất nhiều hàng cà na mọc san sát mé sông với cành lá sum suê. Và để hái được trái cà na, người dân miền Tây quê tôi phải dùng đến chiếc xuồng nhỏ bơi đi bơi lại mới hái được hết trái trên cây.
Không ai nhớ cây cà na có từ bao giờ, nhưng với người dân miền sông nước miền Tây, cà na là người bạn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ. Và kể từ đó, trái cà na được xem là một đặc sản nơi đây vì không phải lúc nào cũng có cà na, muốn ăn cà na phải chờ vào khoảng thoáng 8-9 (khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm), mùa thu hoạch loại trái này.
Hồi đó, mỗi khi mùa nước về, cây cà na rất say trái. Vì trái cà na không cho năng suất kinh tế cao, nên người dân quê tôi chỉ dùng để ăn chơi chứ không nhân giống rộng rãi đế trồng và hái bán như bây giờ.
Từ bao đời nay, cây cà na trở thành người bạn thân quen đối với người dân miền Tây như tôi. Rễ cây cà na thường bám chặt lấy nhau thành chùm nên giữ đất và có công dụng chắn sóng rất tốt. Bông cà na búp có màu xanh lợt, khi nở lại có màu trắng rất đẹp. Đến mùa nước nổi, những bông ấy sẽ trở thành những chùm trái căng tròn. Trái cà na có hình bầu dục, to bằng đầu ngón tay. Trái non có màu xanh, đến lúc chín ngả sang màu vàng lợt, vị chua chát thật hấp dẫn.
Với tôi, cà na là một loại trái hấp dẫn. Chính vị chua chát của cà na khi đem biến tấu sẽ cho ra nhiều món ngon và hấp dẫn, như cà na muối, cà na ngào đường...
Cà na muối có vị chua ngọt hòa cùng vị cay rất thú vị.
Hồi nhỏ, vì thích ăn những trái cà na tươi sống, nên tôi thường cùng đám bạn rủ nhau đi hái cà na trước mé song nhà nội. Cách ăn cà na hồi xưa của chúng tôi cũng đơn giản lắm. Trước khi ăn loại trái này, tôi và đám bạn đều chà trái vào áo cho hơi dập, rồi chấm với muối ớt. Ôi cái vị chua chát và dân dã của loại trái này sao khiến cho chúng tôi mê mẩn đến thế. Những trái ăn không hết, tôi thường mang về nhà để dành đó, rảnh rỗi lấy ra ăn. Các cô của tôi thấy vậy, mang trái đi rửa sạch, để ráo nước, rồi chuẩn bị cho món cà na muối và ngào đường.
Những đứa trẻ còn nhỏ như tôi thời đó cũng góp ít công sức để phụ cô sơ chế. Cô tôi dạy, để chế biến cà na đúng cách, phải lấy một con dao nhỏ, cắt bỏ cuống, rạch dọc vài đường trên thân trái, để khi trộn sẽ rất ngấm gia vị. Phần cà na muối, cô của tôi đem trộn với hỗn hợp gồm nước mắm, ớt, đường... rồi cho vào hũ, chỉ sau 2 ngày là có thể lấy ra ăn rất ngon rồi. Còn món cà na ngào đường thì cô bảo, tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một kỳ công, để trái cà na vừa ngon mà không bị nát là tuỳ thuộc rất nhiều vào tay nghề cùng kinh nghiệm của người làm.
Phần ca na ngào với đường, cô dạy phải để lửa rêu rêu cho đường không bị cháy khét và cà na sẽ được ngấm đường từ từ, tạo thành hỗn hợp sền sệt để dành được lâu ngày hơn. Công nhận làm cách này, trái cà na ăn không còn vị chua chat mà thay vào đó là rất bắt mắt và lại rất ngon miệng nha. Ăn cà na không thể thiếu chén muối ớt trộn cho thật cay, càng cay càng ngon và kích thích khẩu vị. Đây được xem là món ăn khoái khẩu của tôi cũng như biết bao đứa bạn cùng lứa thời đó.
Giờ đây, trái cà na được người dân miền Tây trồng nhiều hơn, nhưng giá vẫn không cao. Nếu trái còn sống cỡ 10.000 đồng một kg. Mỗi lần nhớ quê hương và thèm loại trái này, tôi cũng ra chợ tìm mua vài ký, rồi mang về tập tành làm hoặc mua của người ta làm sẵn. Dù làm cách nào đi chăng nữa tôi vẫn thấy cái vị của trái cà na nó không giống như những món hồi xưa tôi được các cô làm cho ăn!
Và ngày nay, loại trái này được tôi xem là những món quà quê, bởi hầu như vào những tháng 8,9, có dịp người thân ở quê lên thành phố đều mang tặng cho tôi những hộp cà na muối hoặc ngào đường rất thơm ngon và bắt mắt.
Cà na ngào đường cũng là món ăn hấp dẫn.
Trái cà na tuy dân dã, nhưng đã đi vào ca dao của người dân vùng sông nước:
"Xứ đâu là xứ quê mùa
Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na"
Quả thật những món ăn chế biến từ trái cà na tuy không cầu kỳ, nhưng đã trở thành hương vị quê nhà rất khó phai trong lòng những người con xa quê như tôi.
Và một mùa nước nổi nữa lại về. Bất chợt những ký ức của tuổi thơ năm nào một lần nữa lại ùa về trong tôi đến nao lòng.
Theo Ngoisao