Cà phê sang chảnh còn 100.000 đồng: 'Trái đắng' của Starbucks sau 10 năm vào VN
Chiến lược “sang chảnh hóa” cà phê, biến chúng thành mặt hàng xa xỉ từng giúp Starbucks thành công ở nhiều nước đang mất dần tác dụng tại Việt Nam.
Theo tờ Nikkei Asian Review, cà phê đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc tại Việt Nam khi số quán cà phê tại đây thuộc hàng nhiều nhất thế giới. Bởi vậy khi thương hiệu nổi tiếng Starbucks vào thị trường này, họ đã phải đối mặt với sự kỳ vọng khác rất nhiều so với những tên tuổi nổi tiếng quốc tế như McDonald’s hay Subway vào Việt Nam.
Mọi người khi đó đã tự hỏi rằng liệu chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất thế giới sẽ làm ăn như thế nào tại thị trường xuất khẩu hạt cà phê Robusta lớn nhất toàn cầu.
Tờ Nikkei cho biết Starbucks đã khá im ắng trong thời điểm kỷ niệm 10 năm kể từ ngày vào Việt Nam. Hãng cho biết sẽ mở cửa hàng thứ 100 tại thị trường này nhân kỷ niệm 10 năm nhưng từ chối tiết lộ với Nikkei về việc liệu đã thu được lợi nhuận hay chưa.
Trong khi Việt Nam là thị trường cà phê lớn nhất Đông Nam Á cả về giá trị lẫn số cửa hàng thì tỷ lệ chi nhánh Starbucks bình quân đầu người ở đây cũng chỉ vào khoảng 0,9 quán trên mỗi 1 triệu người, mức thấp nhất khu vực.
“Starbucks là thứ mà mọi người không thể mua uống mỗi ngày được. Trong khi tôi muốn đem lại những tách cà phê chất lượng mà mọi người có thể dùng hàng ngày”, cô Nguyễn Kim Ngân, chủ một quán cà phê tại TP.HCM nói với Nikkei.
Cà phê là để uống
Tờ Nikkei nhận định mức giá cạnh tranh là một trong những nguyên nhân khiến các quán cà phê địa phương tại Việt Nam bảo vệ được thị trường 1 tỷ USD này. Tiếp đó, hương vị và văn hóa thưởng thức cà phê đặc thù là những yếu tố tiếp theo khiến người Việt thích uống cà phê Việt.
Trong khi đó, Starbucks vẫn theo công thức kinh doanh từng làm nên thành công của họ ở nhiều thị trường. Một cốc đồ uống chỉ với chút cà phê Arabica, trộn với Siro tại Starbucks có giá lên đến 5 USD, trong khi những quán địa phương có thể bán đồ uống tương tự ngon hơn, nhiều cà phê hơn và dễ gây nghiện hơn với giá chỉ 1 USD.
Ở một khía cạnh khác, cô Enma Bùi, đại diện một thương hiệu cà phê tại Việt Nam cho rằng Starbucks là thứ gì đó rất lạ. Một mặt, sự tham gia của thương hiệu nổi tiếng này đã khiến người tiêu dùng thế giới tò mò hơn về cà phê Việt Nam. Thế nhưng mặt khác, kiểu cà phê như “nước đường” của Starbucks lại phá hỏng khẩu vị, văn hóa cà phê địa phương đã tồn tại rất nhiều năm.
“Có những khách hàng đến gặp tôi và hỏi liệu chúng tôi có pha chế được một ly Caramel Macchiato như của Starbucks không. Thật kỳ lạ, làm sao bạn có thể thuyết phục ai đó uống thử cà phê đen và thưởng thức những nốt hương đắng tuyệt vời của nó?”, cô Bùi cho biết.
Mặc dù cầm những chiếc cốc Starbucks sang chảnh trên tay, hay ngồi học tập, làm việc ở các quán của thương hiệu này khá sang chảnh. Tuy nhiên với một thị trường có văn hóa cà phê sâu đậm thì đây là thứ đồ để uống chứ không phải để ngắm hay khoe khoang. Mọi người ngồi uống cà phê nói chuyện, làm việc, học tập và là một nét văn hóa thường ngày ở thị trường này.
“Tôi cho rằng những nét đặc trưng về dân số, văn hóa thưởng thức cà phê tại Việt Nam đã giải thích được tại sao các chuỗi cà phê nổi tiếng thế giới lại chẳng làm tốt như họ kỳ vọng. Các thương hiệu này nghĩ rằng họ đã làm tốt ở những thị trường Châu Á khác và dùng một chiến thuật tương tự tại Việt Nam, đó là đi theo hướng sang chảnh, đắt đỏ”, chuyên gia Nathanael Lim của Euromonitor Asia nhận định.
Trong số những thương hiệu chuỗi cà phê quốc tế vào Việt Nam đầu tiên, không nhiều cái tên có thể sống sót. Ví dụ Coffee Bean & Tea Leaf chỉ có 15 chi nhánh sau 15 năm phát triển, trong khi Gloria Jean đã phải rời bỏ Việt Nam vào năm 2017.
“Chúng tôi sẽ tiến hành cách tiếp cận thận trọng, liên kết văn hóa bản địa để hướng tới tăng trưởng bền vững”, Giám đốc Emmy Kan của Starbucks Asia Pacific nói với Nikkei nhưng từ chối trả lời tại sao hãng lại có quá ít chi nhánh ở Việt Nam đến vậy.
Hiện Việt Nam mới chỉ có chưa đến 90 chi nhánh của Starbucks, thấp nhất Đông Nam Á. Xếp ngay phía trên là Singapore cũng đã có đến 146 cửa hàng.
Sai lầm chiến lược?
Với bất kỳ thị trường mới nào, việc hiểu rõ văn hóa và đặc trưng của nơi đó là chìa khóa để thành công. Một mô hình thành công tại một khu vực không thể đúng với mọi nơi.
Tại Việt Nam, cà phê là một nét văn hóa thường ngày trong xã hội chứ không phải thứ đồ sang chảnh để khoe khoang. Ví dụ bạn bè tụ họp ăn tối tại nhà hàng, rồi chuyển qua quán cà phê ngồi uống nói chuyện là điều thường thấy. Hoặc mọi người có thể ngồi vỉa hè uống cà phê ngắm phố phường, những nét văn hóa rất khác so với kiểu “văn hóa cà phê” mà Starbucks xây dựng.
Nhiều quán cà phê cóc đông khách không chỉ vì hương vị đồ uống, mà còn hiểu rõ khẩu vị cũng như thân quen với khách hàng, điều mà Starbucks chẳng bao giờ làm được dù có viết tên khách lên cốc đi chăng nữa.
“Cà phê nhiều lúc như là cái cớ để gặp mặt, nói chuyện vậy”, cô Enma Bui nói khi cho biết nhiều lúc rủ “đi cà phê” là để nói chuyện chứ chẳng phải để uống.
Với văn hóa như vậy, liệu bao nhiêu người Việt Nam chấp nhận mức giá đắt đỏ vào Starbucks ngồi “buôn chuyện”?
Văn hóa đặc trưng
Quay ngược dòng lịch sử, văn hóa cà phê tại Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ 19 dưới thời thực dân Pháp. Đây cũng là khởi nguồn để Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới.
Đến thập niên 2000, cà phê đã trở thành văn hóa thường ngày trong cuộc sống người dân với vô số những thương hiệu như Trung Nguyên hay Highlands Coffee. Thế nhưng đặc sắc nhất vẫn là hàng nghìn quán cà phê cóc mở tự phát của người dân. Rào cản thị trường thấp khiến những quán cà phê này có thể đổi chủ, mọc lên hay dỡ đi nhanh chóng. Có nhiều quán thậm chí đổi chủ liên tục chỉ trong vài tháng.
Thế rồi thập niên 2010 đến với 2 xu thế mới cho thị trường cà phê Việt Nam. Đầu tiên là những chuỗi cửa hàng cà phê như The Coffee House hay Phúc Long hướng tới khách hàng trẻ tuổi, có gu thẩm mỹ sành điệu và thích quán có Wifi miễn phí.
Tiếp đó, nền kinh tế mở cửa đã đem đến “làn sóng cà phê thứ 3” (Third Wave), hướng đến hương vị tự nhiên của cà phê thay vì pha chế những nguyên liệu phụ gia khác.
Chính những xu thế mới này cùng với các quán cóc, nhiều quán gia đình còn mở ngay tại nơi họ ở, đã khiến thị trường Việt Nam có tới 19.000 quán cà phê. Số liệu của Euromonitor cho thấy chỉ có Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 3 nước có nhiều quán cà phê hơn Việt Nam.
Cách đây 20 năm, cà phê đã là mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên đến vài năm trở lại đây thì người uống cà phê đại chúng mới dần nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa cà phê, về thứ họ uống trong cốc hay những giá trị phi vật thể mà mọi người vẫn thưởng thức hàng ngày.
Cho dù thế nào thì cà phê vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Số liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy Việt Nam xuất khẩu 25 triệu bao cà phê mỗi năm, mỗi bao khoảng 60kg và phần lớn là cà phê Robusta.
Báo cáo của Euromonitor thì cho thấy nhu cầu cà phê trong nước của Việt Nam cũng tăng 13% trong khoảng 2021-2022.
Liệu Starbucks sẽ lấy được bao nhiêu phần trăm trong miếng bánh cà phê Việt Nam này vẫn còn là một câu hỏi.
Theo VTC
-
3 giờ trướcNgày 15/11, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Tiến Huy (SN 1995) và Lê Duy Đức (SN 1997, đều ở huyện Thanh Oai) lần lượt mức án 9 năm 6 tháng tù và 10 năm tù về tội Giết người.
-
3 giờ trướcDo đã uống rượu, khi bị CSGT ra hiệu lệnh kiểm tra, Vũ Huy Hoàng (SN 1989, ở Thanh Hóa) đã lùi ô tô bán tải bỏ chạy, đâm vào 2 xe máy và làm hư hỏng 9 ô tô khác đang đỗ ven đường.
-
4 giờ trướcNgày 15/11, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ người đàn ông bất ngờ bị đánh bất tỉnh tại quán ăn đêm ở phường Thụy Phương.
-
4 giờ trướcNam thanh niên ở Đà Nẵng đưa nữ sinh lớp 6 lên xe máy, chở đến địa điểm khác thực hiện hành vi dâm ô và để lại số điện thoại với lời nhắn "nhớ gọi cho anh".
-
5 giờ trướcDù đã uống bia, nam tài xế vẫn lái xe ô tô chạy trên đường ở Bình Dương rồi tông hàng loạt phương tiện và người đi bộ, làm một người tử vong.
-
5 giờ trướcMột xe cứu thương bất ngờ bốc cháy trước phòng cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An khiến nhiều người hoảng loạn.
-
5 giờ trướcBị VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình, bà Trương Mỹ Lan không giữ được bình tĩnh, bày tỏ "bị cáo không còn tâm trí nào, tinh thần bấn loạn”.
-
8 giờ trướcCho rằng bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội nhiều lần, gây hậu quả lớn nên không có cơ sở để xem xét giảm nhẹ hình phạt nên đại diện VKS đề nghị giữ nguyên mức án tử hình.
-
9 giờ trướcTheo Bộ Công an, trong một số trường hợp, người tổ chức đua xe trái phép sẽ bị phạt hành chính đến phạt tù chung thân.
-
9 giờ trướcBão Usagi sẽ vượt qua đảo Lu Dông (Philippines) vào Biển Đông, nhưng sau đó quay ngược ra, ít có khả năng ảnh hưởng tới đất liền nước ta. Ngoài khơi Philippines đang có bão Manyi hoạt động, dự báo có thể vào Biển Đông.
-
11 giờ trướcXe ô tô con chạy tốc độ cao trên đường ở Bình Dương tông vào xe máy và người đi bộ làm một người tử vong, sau đó tiếp tục va chạm với nhiều phương tiện khác trên đoạn đường hơn 3km.
-
11 giờ trướcDự báo thời tiết 15/11/2024: Bão Usagi với sức gió mạnh cấp 12 đang tiến vào Biển Đông. Trên đất liền, miền Bắc tiếp tục có nắng hanh, đêm và sáng sớm trời se lạnh.
-
22 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) đang củng cố hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ xe tải chở 30 tấn gạch làm sập cầu.
-
23 giờ trướcSau khi lấy trộm được tiền, nhóm đối tượng tìm cách trốn thoát và đang bị lực lượng công an truy tìm gắt gao.
-
23 giờ trướcTrước khi nhận án tù, ông Duy Đức Tuấn (Chủ tịch HĐQT Công ty Thái Bình Dương) đã liên tục có đơn gửi đến cơ quan công an tố giác cựu phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389.
-
23 giờ trướcMở rộng điều tra vụ nhóm tiếp viên hàng không chuyển ma tuý từ nước ngoài về Việt Nam, công an đã bắt giữ 'mắt xích' cuối cùng, là những kẻ tiêu thụ, trong đó có ca sĩ Chi Dân, diễn viên kiêm người mẫu An Tây và “cô tiên từ thiện” Trúc Phương.
-
1 ngày trướcKhi lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm hành chính và tiến hành cưỡng chế, tạm giữ phương tiện theo quy định, đối tượng không chấp hành, dùng tay đấm vào mặt 1 cán bộ công an.
-
1 ngày trước33 hộ dân tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bị thiệt hại sau trận lũ quét sạt lở đất đã thực hiện bốc thăm lựa chọn vị trí nhà ở tại khu tái định cư.
-
1 ngày trướcMột số tài xế dùng thủ đoạn dán băng dính để sửa biển kiểm soát ô tô rồi vô tư lái xe quá tốc độ, lạng lách... khiến nhiều người lo ngại bị phạt nguội oan.
-
1 ngày trướcCa sĩ Chi Dân, người mẫu - diễn viên ngoại quốc An Tây, "cô tiên từ thiện" Nguyễn Đỗ Trúc Phương cùng bị bắt vì tham gia tiệc ma túy và đã bị khởi tố, tạm giam.
Tin tức mới nhất
-
40 phút trước
-
2 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
-
3 ngày trước