Nhà trẻ thu nhỏ
Khi chúng tôi gõ cửa gia đình chị Lê Huỳnh Anh Thư (29 tuổi, quận 5, TP.HCM) - người mẹ của 5 bé sinh tại Bệnh viện Từ Dũ, không ai nghe thấy. Hỏi ra mới biết, vẫn có người trong nhà nhưng do bận tắm rửa, lo ăn uống, ru ngủ cho các bé nên họ không để ý, cũng không thể nghe điện thoại được.
Trong căn phòng rộng chừng 10m2 nền lót gạch men màu trắng đen, tổng cộng có 8 người (3 người lớn, 5 em bé). Có bé đang bò, đứa chập chững đứng, đứa được cô dỗ dành cho ăn khiến căn phòng nhốn nháo hẳn lên.
Trong góc phòng, đồ chơi bằng nhựa của các bé xếp đầy hai giỏ, bên cạnh là một xe đẩy tập đi, chiếc võng. Ngoài ra, vật dụng chẳng có gì đáng giá ngoài tấm nệm ngả lưng vào ban đêm, chiếc tủ gỗ nhỏ xíu và mấy tấm hình cưới của vợ chồng chị Thư.
Bà Huỳnh Thị Phụng (tên thường gọi là Nở) - bà nội của các bé tươi cười khi được chúng tôi hỏi thăm về tình hình sức khỏe của các cháu. Bà cho biết hầu hết các bé sức khỏe đều bình thường, có bé phát triển tốt, không có bệnh tật gì đáng kể.
Khi hỏi tên các bé, chị Thư nói, họ và chữ lót các bé là Nguyễn Lê Quách Thế, còn tên thì gắn vào lần lượt theo tứ tự từ lớn đến bé gồm 3 trai là Huynh, Đệ, Lộc và 2 gái là Phượng, Muổi, đặt tên theo cách người Việt lẫn Hoa.
"Tên của các bé được ghép từ họ cha, mẹ và chữ Thế trong đời con, cháu thứ 11 theo dòng tộc người Hoa, bởi ông nội các cháu là người Hoa" - bà Phụng xen vào.
Ghi nhận của chúng tôi, trong 5 bé, bé trai đầu (tên gọi khác là Cả) có cơ thể khỏe mạnh, tính tình tương đối lì, nặng cân hơn các bé còn lại; còn dễ thương, xinh xắn có thể nói đến bé gái út. Quậy nhất là bé trai thứ ba. Hai bé còn lại là bé trai thứ hai và bé gái thứ tư thì hiền hơn, ít nghịch. Được người lạ ẵm trên tay, các bé rất dễ chịu, không khóc quấy.
Chị Thư cho biết, kể từ lúc chào đời đến nay, hầu như các bé chỉ được nuôi nấng quanh quẩn trong nhà, ít khi ra ngoài trừ trường hợp đi khám bệnh hay những trường hợp đặc biệt.
Chưa nhận được chu cấp từ Nhà nước
Để chăm được các bé ít nhất phải có 3 người túc trực gồm bà Phụng, chị Thư và một cô giúp việc. Có khi họ phải thức cùng lúc, hoặc người ngủ phải có người thức canh. Riêng chị Thư phải nghỉ việc làm để ở nhà chăm sóc các con.
Theo bà Phụng, hằng ngày bà đi chợ chi tiêu khoảng trên 100.000 đồng, chưa kể tiền sữa. Riêng về phần sữa, có một công ty tài trợ các bé đến 3 tuổi mới dừng. Tuy nhiên, lượng sữa không đủ dùng, bởi các bé uống sữa rất nhiều. "Của cho thì mình tự cân đối sao cho hài hòa chứ đâu thể xin được nữa”, chị Thư cho biết.
"Mỗi lúc ăn từng lượt hết bé này sang bé khác. Chỉ mỗi cho ăn thấy cũng cực chứ chưa nói đến chuyện khác, nhưng bù lại trong nhà có tiếng khóc, cười bi bô của các cháu làm tui cũng thấy vui lên, tăng thêm động lực, có sức khỏe để chăm sóc chúng được tốt hơn, riết rồi cũng quen” – bà Phụng nói.
Ngoài bữa ăn thông thường, lâu lâu bà Phụng cũng dành chút tiền mua gà ác, cua, lươn, chình… để tẩm bổ cho các bé.
Chị Thư chia sẻ, chồng chị là anh Nguyễn Thanh Hiếu (39 tuổi), làm tài xế taxi Mai Linh, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mức lương đó chỉ vừa đủ lo cho gia đình, không dư dả gì.
Bác sĩ Cao Hữu Thịnh, người kích trứng thụ tinh ca sinh 5 này, cho biết ông vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe các bé. "Các bé phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì bất ổn. Có chăng là những bệnh lặt vặt như hô hấp, ho cảm mà thôi. Các bé ổn định về tâm thần vận động về trí não, cân nặng, không bị ốm đau nặng, không bị suy dinh dưỡng là tốt rồi", bác sĩ Thịnh cho biết.
Theo thông tin trước đó, công ty Cổ phần taxi Mai Linh hứa tài trợ cho các bé nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương, chị Thư cho biết, gia đình chị chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào về tài chính hay bất cứ chế độ nào dành cho các bé.
Ngày 17/3/2014 sắp tới là ngày sinh nhật tròn 1 tuổi của 5 bé.
Khi chúng tôi gõ cửa gia đình chị Lê Huỳnh Anh Thư (29 tuổi, quận 5, TP.HCM) - người mẹ của 5 bé sinh tại Bệnh viện Từ Dũ, không ai nghe thấy. Hỏi ra mới biết, vẫn có người trong nhà nhưng do bận tắm rửa, lo ăn uống, ru ngủ cho các bé nên họ không để ý, cũng không thể nghe điện thoại được.
Các bé đang được cho ăn buổi chiều.
Trong căn phòng rộng chừng 10m2 nền lót gạch men màu trắng đen, tổng cộng có 8 người (3 người lớn, 5 em bé). Có bé đang bò, đứa chập chững đứng, đứa được cô dỗ dành cho ăn khiến căn phòng nhốn nháo hẳn lên.
Trong góc phòng, đồ chơi bằng nhựa của các bé xếp đầy hai giỏ, bên cạnh là một xe đẩy tập đi, chiếc võng. Ngoài ra, vật dụng chẳng có gì đáng giá ngoài tấm nệm ngả lưng vào ban đêm, chiếc tủ gỗ nhỏ xíu và mấy tấm hình cưới của vợ chồng chị Thư.
Bà Huỳnh Thị Phụng (tên thường gọi là Nở) - bà nội của các bé tươi cười khi được chúng tôi hỏi thăm về tình hình sức khỏe của các cháu. Bà cho biết hầu hết các bé sức khỏe đều bình thường, có bé phát triển tốt, không có bệnh tật gì đáng kể.
Từ trái qua phải: Huynh, Đệ, Lộc, Phượng, Muổi.
Khi hỏi tên các bé, chị Thư nói, họ và chữ lót các bé là Nguyễn Lê Quách Thế, còn tên thì gắn vào lần lượt theo tứ tự từ lớn đến bé gồm 3 trai là Huynh, Đệ, Lộc và 2 gái là Phượng, Muổi, đặt tên theo cách người Việt lẫn Hoa.
"Tên của các bé được ghép từ họ cha, mẹ và chữ Thế trong đời con, cháu thứ 11 theo dòng tộc người Hoa, bởi ông nội các cháu là người Hoa" - bà Phụng xen vào.
Ghi nhận của chúng tôi, trong 5 bé, bé trai đầu (tên gọi khác là Cả) có cơ thể khỏe mạnh, tính tình tương đối lì, nặng cân hơn các bé còn lại; còn dễ thương, xinh xắn có thể nói đến bé gái út. Quậy nhất là bé trai thứ ba. Hai bé còn lại là bé trai thứ hai và bé gái thứ tư thì hiền hơn, ít nghịch. Được người lạ ẵm trên tay, các bé rất dễ chịu, không khóc quấy.
Chị Thư cho biết, kể từ lúc chào đời đến nay, hầu như các bé chỉ được nuôi nấng quanh quẩn trong nhà, ít khi ra ngoài trừ trường hợp đi khám bệnh hay những trường hợp đặc biệt.
Chưa nhận được chu cấp từ Nhà nước
Để chăm được các bé ít nhất phải có 3 người túc trực gồm bà Phụng, chị Thư và một cô giúp việc. Có khi họ phải thức cùng lúc, hoặc người ngủ phải có người thức canh. Riêng chị Thư phải nghỉ việc làm để ở nhà chăm sóc các con.
Chị Thư và con trai thứ ba.
Theo bà Phụng, hằng ngày bà đi chợ chi tiêu khoảng trên 100.000 đồng, chưa kể tiền sữa. Riêng về phần sữa, có một công ty tài trợ các bé đến 3 tuổi mới dừng. Tuy nhiên, lượng sữa không đủ dùng, bởi các bé uống sữa rất nhiều. "Của cho thì mình tự cân đối sao cho hài hòa chứ đâu thể xin được nữa”, chị Thư cho biết.
"Mỗi lúc ăn từng lượt hết bé này sang bé khác. Chỉ mỗi cho ăn thấy cũng cực chứ chưa nói đến chuyện khác, nhưng bù lại trong nhà có tiếng khóc, cười bi bô của các cháu làm tui cũng thấy vui lên, tăng thêm động lực, có sức khỏe để chăm sóc chúng được tốt hơn, riết rồi cũng quen” – bà Phụng nói.
Ngoài bữa ăn thông thường, lâu lâu bà Phụng cũng dành chút tiền mua gà ác, cua, lươn, chình… để tẩm bổ cho các bé.
Chị Thư chia sẻ, chồng chị là anh Nguyễn Thanh Hiếu (39 tuổi), làm tài xế taxi Mai Linh, lương khoảng 6 triệu đồng/tháng. Mức lương đó chỉ vừa đủ lo cho gia đình, không dư dả gì.
Bác sĩ Cao Hữu Thịnh, người kích trứng thụ tinh ca sinh 5 này, cho biết ông vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe các bé. "Các bé phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì bất ổn. Có chăng là những bệnh lặt vặt như hô hấp, ho cảm mà thôi. Các bé ổn định về tâm thần vận động về trí não, cân nặng, không bị ốm đau nặng, không bị suy dinh dưỡng là tốt rồi", bác sĩ Thịnh cho biết.
Theo thông tin trước đó, công ty Cổ phần taxi Mai Linh hứa tài trợ cho các bé nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương, chị Thư cho biết, gia đình chị chưa nhận được bất cứ sự hỗ trợ nào về tài chính hay bất cứ chế độ nào dành cho các bé.
Ngày 17/3/2014 sắp tới là ngày sinh nhật tròn 1 tuổi của 5 bé.
Theo Soha