Bánh trung thu Việt Nam có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo. Vỏ bánh dẻo màu trắng, làm bằng bột nếp trộn với đường ngọt lịm, vỏ bánh nướng là bột mì dậy men trộn với trứng gà và rượu rồi nướng vàng ươm. Ảnh: Tuisme.blogspot.


Bánh Trung thu cổ truyền Việt Nam thơm ngon, hấp dẫn với phần nhân thập cẩm, gồm hạt sen, thịt mỡ, vừng, lạp sườn, đậu xanh, lá chanh quyện vào nhau, tạo nên hương vị ngọt ngào, thơm ngậy. Bánh Trung thu thường có hình tròn, tượng trưng cho hình trăng tròn ngày rằm, sự đoàn viên, khát vọng về hạnh phúc. Ảnh: Tuisme.blogspot


Songpyeon là tên gọi bánh Trung thu ở Hàn Quốc, nghĩa là bánh gạo hình bán nguyệt. Bánh Songpyeon được làm bằng cách trộn bột gạo với nước nóng. Sau đó, nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín.Ảnh: Koreanbapsang.


Bánh Songpyeon chín sẽ được xếp lên lớp lá thông tươi để giữ nguyên hình dạng bánh, đồng thời tạo hương vị lạ. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với nhiều màu sắc đẹp mắt: màu hồng từ quả dâu, xanh đậm từ ngải cứu, vàng từ bí đỏ… Bánh thành phẩm dẻo, dai, ngọt thanh, nhẹ nhàng và mang hương vị của lá thông tươi. Ảnh: Twinrabbit.


Có thể nói bánh dẻo nhân sầu riêng là loại bánh Trung thu đặc trưng của Singapore. Hầu hết người dân ở đây đều thích hương vị sầu riêng của loại bánh này. Ảnh: Wanderluxe.
 

Bánh dẻo nhân sầu riêng cũng như các loại bánh Trung thu khác ở Singapore được làm biến tấu từ bánh “da tuyết” của Trung Quốc. Không chỉ có màu trắng, bánh trung thu ở Singapore có nhiều màu sắc phong phú. Thường thì vỏ có màu giống màu nhân: màu vàng nhân sầu riêng, màu hồng nhân khoai môn, màu xanh nhân trà xanh... Ảnh: Danielfooddiary.


Bánh Trung thu ở Nhật Bản là Tsukimi Dango (thường gọi là Dango) - một loại bánh làm từ bột gạo, khá giống bánh gạo mochi, có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là hình tròn. Ảnh: Tokyopic.


Vào dịp Trung thu, bánh Tsukimi Dango được xếp chồng lên nhau như hình tháp trên một kệ gỗ. Mỗi “tháp bánh” có khoảng 15 chiếc. Bên cạnh “tháp bánh” là bình cỏ susuki và cũng có thể bày thêm một số loại hoa quả khác. Ảnh: Tokyopic.


Hopia là tên gọi những chiếc bánh Trung thu của người Philippines. Đây là những chiếc bánh nướng đơn giản, không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân bánh đa dạng, thơm ngon. Ảnh: Hopialikeit.


Có nhiều phiên bản bánh hopia như: hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang hapon (bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)... Ảnh: Picssr.


Bánh Trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, ý nghĩa đó bắt nguồn từ đời nhà Minh. Hiện nay bánh trung thu có nhiều hình dạng hơn, có cả hình vuông, hình các con giống và được làm bằng nhiều nguyên liệu mới lạ hấp dẫn hơn. Ảnh: Thinglink.


Bánh Trung thu ở Trung Quốc chỉ có bánh nướng, không có bánh dẻo như ở Việt Nam. Ảnh: Visitbeijing.


Lễ hội trông trăng ở Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường vào rằm tháng 10 Âm lịch chứ không phải vào 15/8 như các nước khác. Lễ hội này được gọi là lễ hội Ok Om Pok, tổ chức vào ban đêm với lễ vật nổi tiếng là bánh cốm dẹp. Ảnh: Dulich9.

Theo Zing