Cứ Tết đến, nhiều gia đình lại có tâm lý mua các loại thực phẩm để tích trữ vì không đi chợ được trong những ngày này và lo đầu năm đắt đỏ. Tuy nhiên, ThS.BS Doãn Thị Tường Vy – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện 198) cho hay, các gia đình không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm vì khi chưa dùng hết, đồ ăn dễ bị hỏng, vừa không ngon vừa lãng phí. Việc tích trữ thực phẩm trong thời gian dài ngày sẽ khiến hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm. Hơn nữa có khả năng gây rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cho người dùng rất cao khi thực phẩm bị mốc, ôi thiu… Các gia đình nên mua vừa phải, mỗi thứ một chút vì sau Tết 1 - 2 ngày là các chợ đã bày bán rất nhiều. Tốt nhất chỉ nên mua đủ trong 1 - 2 ngày rồi phân loại, đóng hộp từng thứ riêng, cho vào tủ lạnh.
Mộc nhĩ, nấm hương là những nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết. Ảnh: Chí Cường
Để lựa chọn những thực phẩm khô ngon, bà Nguyễn Thị Thành, chuyên bán đồ khô ở chợ Hà Đông – Hà Nội cho hay, để chọn được miến sạch, miến an toàn và đảm bảo vệ sinh cần mua miến phải nguyên vẹn, không vụn nát, khô giòn, dai. Các sợi miến nhỏ, độ dài đều nhau, không dính vào nhau và suôn thẳng. Nên chọn loại miến mộc có màu trắng đục.
Đối với măng khô, loại ngon là măng có màu vàng đất nhạt, còn lưu giữ mùi hương đặc trưng. Khi sờ không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Măng sấy lưu huỳnh sẽ có mùi nồng nặc và khét, tuyệt đối không nên ngậm hoặc nếm. Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để măng mềm, giòn, không bị xơ cứng bên trong, đối với măng lưỡi lợn nên ngâm nước vo gạo trước khi nấu. Măng cần luộc kỹ trước khi sử dụng.
Chọn mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày thì ăn sẽ ngon, giòn hơn. Không nên chọn loại mộc nhĩ xù xì vì loại này chỉ cần ngâm vào nước ấm đã bị nhũn. Mộc nhĩ không ngon thường có vết đen hay màu đỏ cam. Khi mua, dùng tay nắm vài cái, sau khi bỏ tay ra, viền mộc nhĩ có tính đàn hồi nhanh chóng duỗi ra, có nghĩa là hàm lượng nước ít thì đấy là loại mộc nhĩ tốt.
Bảo quản thế nào?
ThS.BS Doãn Thị Tường Vy cho hay, nếu không thể đi chợ hàng ngày vào những ngày Tết, bạn có thể mua sẵn rau để ăn. Chọn rau không héo úa, dập nát, không dính bẩn. Đối với một số loại rau ăn lá, không nên chọn rau có bề mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể sản phẩm đó được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trong rau và bề mặt.
Trước Tết, các gia đình chỉ nên dự trữ ít củ khoai tây, su hào, cà rốt để nấu những món canh nhẹ hoặc làm nộm và 2 - 3 cái súp lơ xanh hoặc trắng… Có thể chọn một số loại rau củ để được vài ngày như cải trắng, bí xanh, bầu, bí đỏ, cà chua… Khi mua rau về, cần rửa sạch, để ráo nước và cho vào bao nilon để tủ lạnh. Đến lúc chế biến lấy ra sử dụng, rau sẽ vẫn tươi ngon. Tránh để ngay phía dưới ngăn đông trong tủ lạnh vì dễ làm rau quả bị nhũn.
Với những loại quả gia vị như ớt, cà chua, dứa, dưa chuột... cũng chỉ cần mua đủ dùng. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, bạn cần rửa sạch, loại bỏ những quả tì vết, ấn lõm mềm, không cứng và có dấu hiệu thối hỏng sau đó cho vào túi đóng kín, buộc lại và cho vào ngăn rau củ. Đối với hành củ, hành hoa, cần nhặt sạch, rửa để thật khô nước rồi mới cho vào túi nilon. Với các loại rau thơm như xà lách, rau diếp, mùi nên để nguyên rễ, không nhặt rửa, bỏ vào túi nilon và cũng lưu trữ ở ngăn mát.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, các loại củ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh, nên bảo quản ở nhiệt độ thường, bạn có thể xếp xuống sàn nhà, chỗ râm mát là có thể giữ tới vài tuần. Nếu không có tủ lạnh, rau ăn lá cho vào túi nilon đục lỗ và để nơi khô, mát. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi và lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác.
Ngoài ra, các gia đình có thể mua thêm thịt lợn, thịt gà. Thịt gà sau khi rửa sạch, xát muối gừng rồi cho vào túi nilon bỏ vào tủ lạnh. Thịt lợn, bò cũng phải làm sạch, bọc giấy bọc thực phẩm và nên xát gừng muối, lấy giấy bọc cho hộp cất tủ lạnh thì khi đem ra sử dụng miếng thịt sẽ không bị nát.
Mộc nhĩ, nấm hương là những nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết. Ảnh: Chí Cường
Để lựa chọn những thực phẩm khô ngon, bà Nguyễn Thị Thành, chuyên bán đồ khô ở chợ Hà Đông – Hà Nội cho hay, để chọn được miến sạch, miến an toàn và đảm bảo vệ sinh cần mua miến phải nguyên vẹn, không vụn nát, khô giòn, dai. Các sợi miến nhỏ, độ dài đều nhau, không dính vào nhau và suôn thẳng. Nên chọn loại miến mộc có màu trắng đục.
Đối với măng khô, loại ngon là măng có màu vàng đất nhạt, còn lưu giữ mùi hương đặc trưng. Khi sờ không có cảm giác ẩm tay, có thể bẻ gãy được. Nên chọn măng búp có màu đều nhau, đốt ngắn, không có xơ. Măng sấy lưu huỳnh sẽ có mùi nồng nặc và khét, tuyệt đối không nên ngậm hoặc nếm. Chỉ nên mua măng khô được bảo quản trong túi nilon có nhãn mác, có địa chỉ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để măng mềm, giòn, không bị xơ cứng bên trong, đối với măng lưỡi lợn nên ngâm nước vo gạo trước khi nấu. Măng cần luộc kỹ trước khi sử dụng.
Chọn mộc nhĩ nên chọn loại cánh to, dày thì ăn sẽ ngon, giòn hơn. Không nên chọn loại mộc nhĩ xù xì vì loại này chỉ cần ngâm vào nước ấm đã bị nhũn. Mộc nhĩ không ngon thường có vết đen hay màu đỏ cam. Khi mua, dùng tay nắm vài cái, sau khi bỏ tay ra, viền mộc nhĩ có tính đàn hồi nhanh chóng duỗi ra, có nghĩa là hàm lượng nước ít thì đấy là loại mộc nhĩ tốt.
Bảo quản thế nào?
ThS.BS Doãn Thị Tường Vy cho hay, nếu không thể đi chợ hàng ngày vào những ngày Tết, bạn có thể mua sẵn rau để ăn. Chọn rau không héo úa, dập nát, không dính bẩn. Đối với một số loại rau ăn lá, không nên chọn rau có bề mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể sản phẩm đó được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật vẫn còn tồn dư trong rau và bề mặt.
Trước Tết, các gia đình chỉ nên dự trữ ít củ khoai tây, su hào, cà rốt để nấu những món canh nhẹ hoặc làm nộm và 2 - 3 cái súp lơ xanh hoặc trắng… Có thể chọn một số loại rau củ để được vài ngày như cải trắng, bí xanh, bầu, bí đỏ, cà chua… Khi mua rau về, cần rửa sạch, để ráo nước và cho vào bao nilon để tủ lạnh. Đến lúc chế biến lấy ra sử dụng, rau sẽ vẫn tươi ngon. Tránh để ngay phía dưới ngăn đông trong tủ lạnh vì dễ làm rau quả bị nhũn.
Với những loại quả gia vị như ớt, cà chua, dứa, dưa chuột... cũng chỉ cần mua đủ dùng. Trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, bạn cần rửa sạch, loại bỏ những quả tì vết, ấn lõm mềm, không cứng và có dấu hiệu thối hỏng sau đó cho vào túi đóng kín, buộc lại và cho vào ngăn rau củ. Đối với hành củ, hành hoa, cần nhặt sạch, rửa để thật khô nước rồi mới cho vào túi nilon. Với các loại rau thơm như xà lách, rau diếp, mùi nên để nguyên rễ, không nhặt rửa, bỏ vào túi nilon và cũng lưu trữ ở ngăn mát.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, các loại củ không nhất thiết phải cho vào tủ lạnh, nên bảo quản ở nhiệt độ thường, bạn có thể xếp xuống sàn nhà, chỗ râm mát là có thể giữ tới vài tuần. Nếu không có tủ lạnh, rau ăn lá cho vào túi nilon đục lỗ và để nơi khô, mát. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi và lây nhiễm vi sinh vật sang các món ăn khác.
Ngoài ra, các gia đình có thể mua thêm thịt lợn, thịt gà. Thịt gà sau khi rửa sạch, xát muối gừng rồi cho vào túi nilon bỏ vào tủ lạnh. Thịt lợn, bò cũng phải làm sạch, bọc giấy bọc thực phẩm và nên xát gừng muối, lấy giấy bọc cho hộp cất tủ lạnh thì khi đem ra sử dụng miếng thịt sẽ không bị nát.
Theo Giadinh