Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho hay, một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm hóa chất... Chính vì vậy, việc trang bị các kiến thức về lựa chọn thực phẩm tươi ngon trong đó có loại thịt được tiêu dùng khá phổ biến ở nước ta là thịt lợn sẽ giúp các bà nội trợ chọn được những thực phẩm tươi ngon mang lại gia đình những bữa cơm vừa giàu chất dinh dưỡng vừa an toàn.
Nguyên tắc để không chọn thịt lợn tăng trọng tránh hại cả nhà
- Đừng ham thịt quá nạc, màu sắc quá tươi: Nguyên nhân là khi người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng clenbuterol sẽ khiến cơ của lợn phát triển nhanh, đùi to, vai u, có rất nhiều thịt nạc và màu sắc đỏ tươi.
- Dựa vào lượng nước tách ra từ thịt khi chế biến: Do hàm lượng nước nhiều hơn so với lợn không được nuôi bằng chất tăng trọng nên khi đun chín, thịt lợn tăng trọng sẽ teo và tách ra nhiều nước, có độ săn chắc kém, thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên truyền thống.
Có mùi thuốc kháng sinh: kháng sinh là một trong những biện pháp giúp lợn tăng trọng. Khi nấu, thịt lợn có tồn dư kháng sinh sẽ bốc hơi lên mùi thuốc kháng sinh.
- Ngoài ra, khi thái thịt, hễ thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.
Cách chọn thịt lợn an toàn
Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng nên mua thịt lợn có dấu kiểm dịch thú y vì thực phẩm này đã được cơ quan chức năng kiểm tra đảm bảo thực phẩm sạch.
Miếng thịt lợn tươi sẽ có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Nếu miếng thịt lợn có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen không bóng, màng ngoài nhiều nhớt hay bắt dầu nhớt.
Về màu sắc của thịt, chị em cũng cần lưu ý trường hợp thịt lợn cũng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng chưa chắc đã phải là thịt tươi ngon. Theo chị Nguyễn Thị Thu Hạnh, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội, là người có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn mua thực phẩm tươi sống, hiện nay, cũng hay gặp những miếng thịt được bày bán cũng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng màng ngoài lại hơi ướt. “Đây là thịt đã được người bán bỏ trong tủ lạnh và giải lạnh trước khi bán. Nếu chị em để ý thì thấy tuy màu sắc đẹp nhưng khi sờ vào miếng thịt này sẽ thấy cảm giác lạnh, ướt, không phải là cảm giác ấm ấm, khô ráo của miếng thịt tươi”, chị Hạnh nói.
Chị Hạnh cũng cho hay, để tránh mua phải thịt đã giải lạnh, chị em cũng có thể căn cứ vào chỗ vết cắt của miếng thịt. Thịt giải lạnh chỗ cắt sẽ kém khô hơn, màu sắc có thể gần giống thịt tươi nhưng để ý sẽ thấy màu sắc chỗ vết cắt có màu sắc tươi hơn.
Nếu xét về độ rắn và độ đàn hồi thì thịt lợn tươi cũng sẽ rắn chắc hơn, độ đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm, khi bỏ ngón tay ra không bị dính. Thịt ôi sẽ bị lõm sâu khi ấn vào mà không trở lại trạng thái bình thường ngay được, dính nhiều. Thịt kém tươi khi ấn ngón tay vào sẽ để lại vết lỡm sau đó trở về bình thường và có độ dính nhất định. Mỡ có màu sắn, độ rắn, mỡ ôi sẽ có màu tối, độ rắn giảm sút, mùi bị ôi.
Thực sự không khó để nhận biết thịt lợn tăng trọng, vì vậy các mẹ hãy lưu ý để luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình nhé!
Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc với mỗi nhà.
Nguyên tắc để không chọn thịt lợn tăng trọng tránh hại cả nhà
- Đừng ham thịt quá nạc, màu sắc quá tươi: Nguyên nhân là khi người chăn nuôi sử dụng thuốc tăng trọng clenbuterol sẽ khiến cơ của lợn phát triển nhanh, đùi to, vai u, có rất nhiều thịt nạc và màu sắc đỏ tươi.
- Dựa vào lượng nước tách ra từ thịt khi chế biến: Do hàm lượng nước nhiều hơn so với lợn không được nuôi bằng chất tăng trọng nên khi đun chín, thịt lợn tăng trọng sẽ teo và tách ra nhiều nước, có độ săn chắc kém, thịt không đậm và ít có hương vị thơm tự nhiên truyền thống.
Có mùi thuốc kháng sinh: kháng sinh là một trong những biện pháp giúp lợn tăng trọng. Khi nấu, thịt lợn có tồn dư kháng sinh sẽ bốc hơi lên mùi thuốc kháng sinh.
- Ngoài ra, khi thái thịt, hễ thấy các bọc nhỏ màu trắng xen giữa các thớ thịt, bắp thịt cần phải loại bỏ ngay, không nên tiếp tục chế biến vì thực phẩm này đã bị nhiễm kén sán.
Cách chọn thịt lợn an toàn
Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng nên mua thịt lợn có dấu kiểm dịch thú y vì thực phẩm này đã được cơ quan chức năng kiểm tra đảm bảo thực phẩm sạch.
Miếng thịt lợn tươi sẽ có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Nếu miếng thịt lợn có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen không bóng, màng ngoài nhiều nhớt hay bắt dầu nhớt.
Về màu sắc của thịt, chị em cũng cần lưu ý trường hợp thịt lợn cũng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng chưa chắc đã phải là thịt tươi ngon. Theo chị Nguyễn Thị Thu Hạnh, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội, là người có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn mua thực phẩm tươi sống, hiện nay, cũng hay gặp những miếng thịt được bày bán cũng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng màng ngoài lại hơi ướt. “Đây là thịt đã được người bán bỏ trong tủ lạnh và giải lạnh trước khi bán. Nếu chị em để ý thì thấy tuy màu sắc đẹp nhưng khi sờ vào miếng thịt này sẽ thấy cảm giác lạnh, ướt, không phải là cảm giác ấm ấm, khô ráo của miếng thịt tươi”, chị Hạnh nói.
Chị Hạnh cũng cho hay, để tránh mua phải thịt đã giải lạnh, chị em cũng có thể căn cứ vào chỗ vết cắt của miếng thịt. Thịt giải lạnh chỗ cắt sẽ kém khô hơn, màu sắc có thể gần giống thịt tươi nhưng để ý sẽ thấy màu sắc chỗ vết cắt có màu sắc tươi hơn.
Nếu xét về độ rắn và độ đàn hồi thì thịt lợn tươi cũng sẽ rắn chắc hơn, độ đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm, khi bỏ ngón tay ra không bị dính. Thịt ôi sẽ bị lõm sâu khi ấn vào mà không trở lại trạng thái bình thường ngay được, dính nhiều. Thịt kém tươi khi ấn ngón tay vào sẽ để lại vết lỡm sau đó trở về bình thường và có độ dính nhất định. Mỡ có màu sắn, độ rắn, mỡ ôi sẽ có màu tối, độ rắn giảm sút, mùi bị ôi.
Thực sự không khó để nhận biết thịt lợn tăng trọng, vì vậy các mẹ hãy lưu ý để luôn đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình nhé!
Theo Khỏe & Đẹp