Theo xem tử vi thì việc đặt bát hương trên bàn thờ gia tiên phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm.
Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.
Cần bao nhiêu bát hương trên bàn thờ gia tiên
Trên bàn thờ gia tiên thường sẽ bày ít nhất là hai bát hương trên bàn thờ, một thờ thần linh, một thờ gia tiên. Cũng có gia đình chỉ có 1 bát hương thì do là khi xây nhà họ mượn tuổi chưa đổi về gia chủ đúng trên giấy tờ, hoặc cũng có thể là gia đình quyết định thờ chung. Lại có nhà bày đến 4 bát hương thì là do họ tách ra, thờ riêng bát hương cho Tổ cô và bát hương ông Mãnh.
Theo quan niệm tín ngưỡng lâu đời, các gia đình sẽ thường bày bát hương ứng với số lẻ 3 - 7 - 12, và gặp nhiều nhất là ba bát hương, sẽ sắp xếp theo thứ tự là bát hương thờ tổ cô - ông mãnh đặt bên trái, thờ thổ công thần linh ở giữa, và thờ gia tiên bên phải là đầy đủ.
Cũng có nhiều gia đình đặt quá nhiều bát hương trên bàn thờ gia tiên, thờ đầy đủ tổ tiên, ông bà, cụ, kị, bố mẹ, bà cô, ông mãnh,... khiến cho bàn thờ bị quá tải, bày không đúng cách sẽ không tận dụng được sức mạnh từ tâm linh theo quan niệm.
Chưa kể cũng có nhà trong bát hương không ghi rõ trong cốt là thờ ai khiến tổ tiên, thần linh không có chỗ về để ngự, vô tình lại khiến gia đình phạm lỗi không đáng mắc phải.
Cách bố trí bát hương trên bàn thờ gia tiên
Quay lại với cách bài trí bát hương trên bàn thờ gia tiên thì bày ba bát hương là hợp lý nhất. Trong đó, bát hương thờ thổ công bao giờ cũng là bát hương to nhất, đặt ở vị trí cao hơn hai bát hương còn lại.
Cần có sự phân chia giữa thần linh và "dân thường". Cũng cần lưu ý là kể cả khi thắp hương cũng phải thắp hương ở bàn thờ Thổ công trước rồi mang sang đến bát hương thờ tổ cô và tổ tiên, khi cúng cũng sẽ cúng Thổ công trước. Hiểu đúng được điều này giúp các gia đình sẽ tránh được lỗi phạm thượng.
Hai bát hương thờ bà tổ cô, ông mãnh cùng bát hương thờ gia tiên sẽ đặt ở sau bát hương thờ Thổ công, thần linh. Ba bát hương cách đều nhau và khoảng cách là trên 10cm.
Với gia đình nào bày 4 bát hương thì với bát hương của Tổ cô, ông Mãnh cũng cần tuân theo quy tắc "trai bên trái, gái bên phải".
Ngoài ra bát hương tổ tiên cũng không được thờ chung tổ tiên họ hàng hai bên nội ngoại được.
Quy trình bốc bát hương
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục bốc bát hương thì bát hương đó mới có tác dụng làm vật cắm nhang khi thờ cúng.
Nếu bát hương không được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
Sau đó lót ở đáy bát hương một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát hương “hoá”).
Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thường có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đứng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của trời, nó thanh sạch, cao quý.
*Bài viết chỉ mang tính tham khảo
Theo Thoidaiplus.giadinh.net.vn