Lễ cúng Phật là mâm cỗ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Đặc biệt trong mâm lễ thường phải có bánh trôi (chè trôi nước), ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.
Mâm lễ cúng gia tiên có thể là chay hoặc đầy đủ các món ăn như mâm cỗ cúng ngày Tết Nguyên đán.
Mâm cỗ mặn thường bao gồm 10 món (hoặc có thể nhiều hơn) được xếp xung quanh nhau tạo thành vòng tròn:
Mâm cỗ cúng gia tiên ngày Rằm tháng Giêng.
- 4 bát gồm: Bát ninh măng, bát canh bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa gồm: Đĩa thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), 1 đĩa xào, dưa muối, xôi gấc (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Đồ lễ khác gồm: Hương, hoa tươi, hoa quả, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, thuốc lá...
Cách chuẩn bị và sắp xếp mâm cỗ cúng chay (cho bàn thờ Phật)
Bánh trôi xuất hiện trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng thể hiện cầy mong
mọi việc quanh năm được hanh thông, tròn đầy.
Với sự phát triển như hiện nay, nhiều người đã bỏ nhưng nhiều gia đình vẫn một mực tuân thủ quan niệm từ xa xưa đó là tránh sát sinh, ăn chay trong ngày lễ cúng Rằm tháng Giêng để một lòng thờ Phật.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim.
Vì thế, mâm cỗ cúng chay Phật thường bao gồm: Hoa quả, chè xôi, các món đậu, canh xào không thêm nhiều hương liệu và món bánh trôi .
Món bánh trôi nước xuất hiện trong mâm cỗ cúng của người Việt thể hiện cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Cách làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không quá cầu kỳ và phức tạp. Mâm cỗ không quan trọng to hay nhỏ mà trên hết là tấm lòng thành của con cháu đối với gia tiên, Phật thánh.
Chúc các bạn thành công với cách làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng nhé!
Theo Dân Việt