Cách nhận biết cơ thể có bị dị ứng khi tiêm vaccine Covid-19 hay không
Không phải ai cũng bị dị ứng khi tiêm vaccine Covid-19, chỉ những người có cơ địa dị ứng mới thuộc nhóm nguy cơ cao.
Nguyên nhân gây dị ứng vaccine Covid-19
Mặc dù tỉ lệ dị ứng khi tiêm vaccine Covid-19 do vaccine rất thấp nhưng nhiều người lo lắng rằng liệu mình có bị dị ứng với vaccine Covid-19 hay không và làm thế nào để nhận biết, đặc biệt là với những người có cơ địa dị ứng.
Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, PGS.TS.Hoàng Thị Lâm cho biết, vaccine cũng giống như các thuốc khác đều có tiềm năng gây dị ứng và bất kỳ thành phần nào của vaccine cũng có thể đóng vai trò là một dị nguyên.
Theo PSG, thành phần gây dị ứng trong vắc xin rất đa dạng, tùy từng loại vắc xin. Đó có thể là gelatin (có trong vắc xin sởi, rubela, thủy đậu...), có thể là protein trứng (vắc xin sốt vàng, sởi, rubella, vaccine dại …), protein sữa (bạch hầu, ho gà, uốn ván….), thậm chí một số chất bảo quản trong vaccine như thimerosal, aluminum, và phenoxyethanol cũng có tiềm năng gây dị ứng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, kháng sinh, chất chống nấm sử dụng trong vaccine hoặc là latex đều là những thành phần kháng nguyên dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, PEG và Polysorbate cũng là hai thành phần có trong vaccine Covid-19 được liệt kê các dị nguyên tiềm năng.
Tuy nhiên, PGS Lâm cũng nhấn mạnh không phải ai cũng bị dị ứng vaccine, chỉ những người có cơ địa dị ứng mới có nguy cơ dị ứng.
Những người có cơ địa dị ứng là những người bản thân hoặc có thành viên trong gia đình mắc các bệnh dị ứng như dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng vắc xin, hen phế quản, viêm mũi dị ứng…
Dị ứng vắc-xin có thể chia ra làm hai loại, bao gồm:
- Dị ứng type nhanh: Đây là phản ứng dị ứng xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ với các biểu hiện như mày đay, phù quincke (sưng nề đột ngột), khó thở, phản vệ...
- Dị ứng hoặc dị ứng type chậm (qua trung gian IgE hoặc không): Kiểu dị ứng này xảy ra sau vài giờ đến vài ngày, thậm chí là vài tuần sau khi dùng vắc-xin. Trong đó cấp tính và nguy hiểm nhất vẫn là phản ứng phản vệ, đặc biệt là sốc phản vệ, có nguy cơ đe dọa tính mạng.
Cách để biết mình có dị ứng khi tiêm vaccine Covid-19 hay không
PGS. TS. Hoàng Thị Lâm cho biết, hiện nay, có rất nhiều phác đồ hướng dẫn cách tiếp cận và chẩn đoán dị ứng vaccine ở những người có cơ địa dị ứng.
Với những người có cơ địa dị ứng cần có các cách tiếp cận thích hợp với từng đối tượng (cá thể hóa) bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vắc xin và/hoặc thành phần vaccine.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là thăm khám lâm sàng để nhận biết những người có nguy cơ dị ứng vaccine.
Một số phòng xét nghiệm có thể xác định được mức kháng thể dị ứng với vaccine, thông thường là kháng thể IgE đặc hiệu với vaccine và/hoặc thành phần vaccine. Test da với vaccine và/hoặc thành phần vắc xin cũng được sử dụng.
Có rất nhiều cách tiến hành test da với vaccine và/hoặc thành phần vaccine nhưng các hướng dẫn gần đây đều cho rằng nên bắt đầu bằng test lẩy da với chính bản thân vaccine và/hoặc thành phần vaccine không pha loãng.
Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng nặng nên pha loãng vaccine khi thực hiện test lẩy da. Nếu test lẩy da âm tính cần thực hiện thêm test nội bì. Tùy từng vaccine chúng ta có nồng độ pha loãng riêng biệt.
PGS. TS. Hoàng Thị Lâm - Trưởng bộ môn Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng Miễn dịch và Da liễu, bệnh viện E tư vấn cho người bệnh dị ứng trước khi tiêm vắc xin.
Tất cả các test này cần có test đối chứng để loại bỏ các trường hợp dương tính giả và âm tính giả. Test da cũng có thể gây phản ứng phản vệ nên chỉ được thực hiện tại các đơn vị có trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc có chứng chỉ về việc thực hiện test này.
Bên cạnh test da chúng ta có thể thực hiện xét nghiệm IgE đặc hiệu với dị nguyên (vaccine) như protein trứng, protein sữa, gelatin, latex và nấm mốc hoặc kháng sinh (thành phần của vaccine).
Trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ dị ứng sẽ sử dụng test kích thích với vaccine và/hoặc thành phần của vaccine để chẩn đoán người bệnh có dị ứng với vaccine hay không.
Đây được nhận xét là thủ thuật có tính nguy hiểm cao, nên chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ phương tiện cấp cứu và được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Dị ứng hoặc các bác sĩ được đào tạo chuyên khoa này.
Cơ hội nào cho người dị ứng vắc xin?
Nếu test da, test kích thích và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm âm tính, cơ hội dị ứng vaccine đó rất thấp. Nếu bất cứ một test nào nêu trên dương tính, cân nhắc thay thế vaccine nếu có thể.
Nếu không thể thay thế vaccine và người bệnh cần thiết phải tiêm vaccine đó thì cần cân nhắc tiêm vaccine theo phác đồ liều tăng dần, hay còn gọi là giảm mẫn cảm với vaccine . Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ Dị ứng tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện cấp cứu.
Với các phương pháp tiếp cận người bệnh nghi ngờ dị ứng vaccine nêu trên của các bác sĩ dị ứng, người bệnh có cơ địa dị ứng được trao thêm cơ hội để tiêm vaccine, góp phần nhanh chóng tạo nên miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Với những người có cơ địa dị ứng cần có các cách tiếp cận thích hợp với từng đối tượng (cá thể hóa) bằng các phương pháp như thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm, các thủ thuật hoặc các test kích thích với chính bản thân vaccine và/hoặc thành phần vaccine.
2 loại thuốc F0 tuyệt đối không tự ý dùng tại nhà
Bên cạnh vấn đề liên quan đến vaccine Covid-19, người dân cũng rất chú trọng đến việc sử dụng các loại thuốc phù hợp nếu không may trở thành F0 và được yêu cầu tự cách ly tại nhà.
Theo ghi nhận của Zing, TS Hanan Balkhy của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về 2 loại thuốc F0 tuyệt đối không được sử dụng khi điều trị tại nhà. Cụ thể:
1. Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus SARS-CoV-2 bởi bản chất của kháng sinh là liệu pháp điều trị vi khuẩn. Trong khi đó, tác nhân gây ra Covid-19 là virus.
Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc sáng sinh không giúp điều trị bệnh mà có thể tạo sức đề kháng cho các vi khuẩn khác đang tồn tại trong cơ thể. Lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc kháng sinh không theo đơn của bác sĩ, người bệnh có thể gặp tình trạng kháng thuốc rất nguy hiểm.
2. Thuốc chứa steroid
Steroid (còn gọi là cortisone hoặc corticosteroid) là những chất hóa học tự nhiên (hormones) do cơ thể tự tạo ra. Nó có tác dụng làm giảm viêm, ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn giải phóng histamine - một hóa chất trung gian được tạo ra trong phản ứng dị ứng.
Nếu người bệnh sử dụng steroid trong thời gian ngắn thường sẽ không gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng ở liều càng cao, bệnh nhân càng có nguy cơ gặp tác dụng phụ và tái phát bệnh khi ngừng thuốc, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng, trong đó có bệnh nhiễm nấm loại Murcomycose (bệnh nấm đen).
Một số loại thuốc cần chuẩn bị khi F0, F1 cách ly tại nhà
Theo VnExpress, ngoài 2 loại thuốc F0 không được tự ý dùng tại nhà, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đã cung cấp một số loại thuốc, dụng cụ y tế F0, F1 nên chuẩn bị khi tự cách ly, điều trị tại nhà bao gồm:
- Các thuốc thông thường như thuốc hạ sốt, tiêu hóa, dạ dày, dầu xoa, các loại vitamin, nhất là vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; nước muối để súc miệng, súc họng, xịt mũi...
- Trường hợp F0 sốt nhẹ có thể uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước hoặc bổ sung dung dịch Oresol để tránh mất nước... Các loại thuốc kê đơn phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Một số dụng cụ để theo dõi sức khỏe tại nhà như nhiệt kế, máy đo huyết áp; thiết bị đo độ bão hòa oxy đeo ở đầu ngon tay hoặc máy đo độ oxy bão hòa trong máu ngoại vi SpO2 (nếu có điều kiện)...
HT (t/h)
Theo Vietnamnet
-
3 giờ trướcTheo quan điểm của luật sư, vụ việc nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy với tốc độ cao, bấm còi inh ỏi... trên phố Hà Nội, gây tai nạn khiến người đi đường tử vong có dấu hiệu của hành vi đua xe và tổ chức đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng.
-
8 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội lan truyền clip tài xế xe buýt ở TPHCM vừa điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại. Ngay khi nhận thông tin, cảnh sát giao thông đã vào cuộc xử lý.
-
8 giờ trướcCơ quan công an tại Đắk Lắk đang xác minh thông tin một nữ shipper bị nam thanh niên đánh đấm túi bụi, cầm rựa dọa chém gây bức xúc dư luận.
-
8 giờ trướcThế Anh, Bình hẹn nhau đến quán karaoke Bình Minh Nhớ ở Hà Nội mua ma tuý để sử dụng. Mỗi người sử dụng 1 viên ma tuý, viên còn lại nghiền ra cho vào cốc bia để cho Ch. uống.
-
10 giờ trướcNhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng và lực lượng công an, một phụ nữ ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) thoát khỏi bẫy lừa đảo của kẻ gian, suýt mất 380 triệu đồng.
-
10 giờ trướcTại cơ quan công an, nữ sinh N.H.N cho biết, bản thân không nhớ sự việc gì đã diễn ra, lúc tỉnh dậy đã thấy mình trong bệnh viện. Khi nghe bạn kể lại sự việc, N. mới biết mình đã gây tai nạn chết người
-
13 giờ trướcXe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.
-
13 giờ trướcCông an tỉnh Đồng Nai xử phạt tài xế ô tô khách về hành vi chở 28 học sinh nhưng không có giấy phép lái xe.
-
15 giờ trướcSáng nay (4/11), TAND TPHCM mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 để xem xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm.
-
15 giờ trướcTrong đơn kháng cáo, bà Trương Mỹ Lan đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại tội danh “Tham ô tài sản” và mức án tử hình đối với mình, đồng thời xin miễn hơn 673 tỷ đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.
-
15 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến 1 phụ nữ tử vong tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (Hà Nội), Công an quận Hoàn Kiếm đang điều tra, làm rõ nhóm "quái xế".
-
15 giờ trướcDự báo thời tiết 4/11/2024, khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có mưa vào giờ đi làm buổi sáng, trời rét. Trong gần như suốt cả tuần này, Miền Bắc sẽ mưa nhiều.
-
1 ngày trướcCơ quan chức năng Bình Thuận đang xác minh thi thể kẹt trong chân kè chắn sóng được phát hiện tại đảo Phú Quý, nghi là nam du khách chèo Sup hôm 26/10.
-
1 ngày trướcThạch Thị Sóc Sô Khone có chồng nhưng chưa có con. Để được chồng quan tâm và chu cấp, Khone mua bụng bầu giả bằng silicon để “ngụy trang”. Sau đó, cô ta vào bệnh viện bắt cóc trẻ sơ sinh để hợp thức hóa việc sinh con của mình.
-
1 ngày trướcSau tai nạn, xe tải biến dạng phần đầu khiến 2 vợ chồng tài xế kẹt cứng trong cabin. Hàng chục người xúm lại phá cửa xe, giải cứu nạn nhân, đưa đi bệnh viện cấp cứu.
-
1 ngày trướcCơ quan điều tra cáo buộc, Nguyễn Cao Trí đã 5 lần, 7 lượt hối lộ cựu Bí thư Tỉnh uỷ và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng với tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng
-
1 ngày trướcCho doanh nghiệp ứng trước số tiền trên 12 tỷ đồng nhưng không sử dụng để thi công dự án, giám đốc ban quản lý dự án huyện ở Quảng Nam bị khởi tố.
-
1 ngày trướcKhông chịu theo mẹ về ngoại, bé trai 3 tuổi khóc lóc gọi bố suốt dọc đường. Thấy vậy, người dân nghĩ bé bị bắt cóc nên ập đến bắt giữ người mẹ, bàn giao cho công an.
-
1 ngày trướcDự báo thời tiết 3/11/2024, Bắc Bộ đón không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét. Trong khi đó, khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to kèm theo giông, lốc, sét.
-
2 ngày trướcĐối tượng Đỗ Văn Hòa khai nhận từng là sinh viên nhưng đã nghỉ học, làm nghề tự do trước khi vướng vào ma túy.
Tin tức mới nhất
-
4 giờ trước
Hay nhất 2sao
-
8 ngày trước