Ngoài ra, collagen còn có trong các cơ quan, mạch máu và niêm mạc ruột. Trong khớp, collagen là thành phần quan trọng của sụn, có tác dụng đệm và bảo vệ các đầu xương, do đó giúp chuyển động trơn tru và không đau.

Từ độ tuổi 20-30 lượng collagen sản xuất trong cơ thể bắt đầu giảm. Từ 40 tuổi trở đi, tỷ lệ mất collagen có thể tăng đáng kể, dẫn đến lượng collagen giảm ròng, từ đó dẫn đến các dấu hiệu lão hóa rõ ràng và dễ thấy, chẳng hạn như nếp nhăn, da chảy xệ…

Sự suy giảm collagen dẫn đến nếp nhăn và độ đàn hồi của da giảm khi mọi người già đi, có thể xuất hiện nếp nhăn trên cơ thể, đặc biệt là quanh mắt sau khi thức dậy sau giấc ngủ.


Nguyên nhân gây ra nếp nhăn khi ngủ

Nếp nhăn khi ngủ xảy ra do áp lực liên tục và nếp gấp của da mặt trong khi ngủ, dẫn đến hình thành nếp nhăn. Nếp nhăn khi ngủ và độ đàn hồi của da giảm chủ yếu là do lão hóa, làm giảm sản xuất collagen và elastin. Tư thế ngủ ép mặt vào gối có thể làm biến dạng các mô trên khuôn mặt, góp phần hình thành nếp nhăn.

Cách tăng cường collagen ngăn ngừa nếp nhăn khi ngủ-1
Suy giảm collagen dễ hình thành nếp nhăn khi ngủ.

Hơn nữa, tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể làm hỏng da. Các yếu tố khác như chất gây ô nhiễm môi trường và khuynh hướng di truyền cũng đóng vai trò quan trọng cùng với các yếu tố được đề cập dưới đây:

- Sự phân hủy collagen và elastin: Theo tuổi tác, quá trình sản xuất collagen và elastin, các protein chịu trách nhiệm cho độ đàn hồi, săn chắc của da giảm đi. Sự suy giảm này dẫn đến da mỏng hơn, mất độ đàn hồi, khiến da dễ bị nhăn hơn.

- Giảm quá trình thay đổi tế bào: Lão hóa làm chậm khả năng tái tạo tế bào mới của da, góp phần hình thành nếp nhăn và chảy xệ.

- Thay đổi nội tiết tố: Đối với phụ nữ, sự suy giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh có thể dẫn đến giảm sản xuất collagen, khiến da mỏng hơn và kém đàn hồi hơn.

- Các đặc điểm di truyền: Các yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tốc độ lão hóa da. Một số người có thể tự nhiên sản xuất ít collagen và elastin hơn do cấu tạo gen của họ.

- Các yếu tố về lối sống: Hút thuốc lá làm tăng tốc độ phân hủy collagen và elastin do các hóa chất trong thuốc lá. Hút thuốc cũng hạn chế lưu lượng máu đến da, làm da mất oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, mất nước và chế độ ăn uống kém, đặc biệt là chế độ ăn thiếu vitamin, chất chống oxy hóa, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của da.


Cách tăng cường collagen duy trì làn da khỏe mạnh

Hiểu được các yếu tố gây ra nếp nhăn và thực hiện các biện pháp chủ động như tiêu thụ thực phẩm lành mạnh, giảm thiểu các yếu tố lối sống… có thể giúp duy trì độ đàn hồi của da, giảm sự hình thành nếp nhăn khi ngủ.

Các biện pháp này bao gồm:

- Thói quen ăn uống lành mạnh hơn: Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin E và khoáng chất, axit amin, chất chống oxy hóa như quả mọng, trái cây họ cam quýt, protein nạc, rau lá xanh… giúp tăng cường sản xuất collagen.

- Duy trì thói quen chăm sóc da: Sử dụng các sản phẩm có chứa axit hyaluronic, retinoid vào ban đêm, sẽ cải thiện kết cấu da, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, giúp phục hồi sản xuất collagen, ngăn ngừa nếp nhăn.

Hơn nữa, kem dưỡng ẩm giúp da ngậm nước và đàn hồi, làm giảm khả năng hình thành nếp nhăn. Làm sạch da mặt bằng các sản phẩm có chứa ceramide và niacinamide (giúp làm dịu và cấp ẩm cho da). Nên tẩy trang, dầu hoặc bụi bẩn trước khi đi ngủ, vì chúng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây hại cho da.

- Thói quen lối sống: Sử dụng vỏ gối bằng lụa hoặc satin sẽ tạo ra ma sát thấp hơn với da so với cotton, do đó làm giảm nếp nhăn trên da. Những chiếc gối đặc biệt hỗ trợ vùng đầu và cổ, với áp lực ít hơn lên khuôn mặt, có lợi trong việc ngăn ngừa nếp nhăn trong khi ngủ. Ngoài ra, uống khoảng 2,5- 3 lít nước mỗi ngày sẽ làm tăng độ sáng của da và giữ cho cơ thể đủ nước. Điều này giúp da trẻ hóa và giảm nếp nhăn trên khuôn mặt.

Lối sống bận rộn khiến nhiều người phải dựa vào đồ ăn nhanh, đường phố… không lành mạnh để thỏa mãn cơn thèm ăn. Đồ ăn nhanh thường chứa nhiều carbohydrate tinh chế và chất béo không lành mạnh, có thể làm tăng lượng đường trong máu, tăng tình trạng viêm da, mụn trứng cá… Mặc dù thỉnh thoảng ăn những thực phẩm như vậy có thể không gây bất lợi ngay lập tức, nhưng việc tiêu thụ những thực phẩm này trong thời gian dài, có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Kết hợp những thay đổi về lối sống như đi bộ, yoga, thiền và các bài tập thở, cùng với việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, có thể cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể.

Là một phần của quy trình chăm sóc da, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi lựa chọn bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào, vì tông màu và kết cấu da khác nhau. Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp da khỏe mạnh và ngậm nước, sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hóa chất giúp duy trì sự sạch sẽ cho da. Thực hiện các phương pháp này sẽ làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn khi ngủ và giữ cho làn da của bạn trông trẻ trung.

Theo Sức khỏe đời sống