Bệnh chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Ngoài ra còn có những con đường lây nhiễm khác như: Lây truyền từ mẹ sang con, lây nhiễm qua tiếp xúc với vết thương hở, lây nhiễm qua đường máu,…

Cách tốt nhất phòng tránh bệnh giang mai

Biến chứng của bệnh giang mai


Giang mai là căn bệnh rất dễ khiến người ta chủ quan vì đặc điểm của bệnh có nhiều giai đoạn ẩn bệnh. Bệnh rất khó để điều trị và thường kéo dài lên tới 10-30 năm, thậm chí bạn phải sống chung với nó suốt phần đời còn lại.

Rối loại chức năng co thắt

Giang mai biến chứng gây tổn thương các đốt sống lưng thứ 2-4. Ảnh hưởng đến cảm giác, sự co thắt ở bàng quang.

Bàng quang của người bệnh sẽ bị rối loạn chức năng co thắt, luôn có cảm giác buồn tiểu trong khi không có nước tiểu, gây bí tiểu và tiểu không kiểm soát.

Chung thủy 1 vợ 1 chồng
Chung thủy 1 vợ 1 chồng


Biến chứng ở khu vực mắt


Có tới 90% người mắc bệnh giang mai bị dị thường ở đổng tử mắt: đồng tử nhỏ hẹp, mất phản xạ với ánh sáng, thần kinh thị giác bị tổn thương,…

Nguy hiểm ở nội tạng

Giang mai lâu năm khiến vùng nội tạng bị tổn thương nặng nề. Dạ dày bị tổn thương gây đau bụng đột ngột, phần lồng ngực co thắt, buồn nôn.

Mệt mỏi, kiệt sức, thanh quản khó nuốt, mót đại tiểu tiện,…

Do đó, người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh, không ngừng hay bỏ thuốc, vệ sinh sạch sẽ, kiên trì điều trị,…để có kết quả tốt nhất.

Tình dục an toàn
Tình dục an toàn


Cách phòng tránh bệnh giang mai tốt nhất


- Tình dục an toàn, chung thủy 1 vợ 1 chồng là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh bệnh giang mai.

- Sử dụng bao cao su khi quan hệ, đặc biệt là quan hệ với các đối tượng lạ.

- Không quan hệ bằng miệng.

- Khi phát hiện bệnh phải điều trị cách lý, ngừng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm lan rộng.

- Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục.

- Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai để tránh mắc bệnh mà không biết và lây nhiễm cho thai nhi.

- Khi mang thai phát hiện bệnh nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh lây nhiễm sang cho thai nhi. Khi sinh phụ nữ mắc giang mai phải sinh con theo đường mổ để tránh lây nhiễm cho con.

- Hạn chế sử dụng các vật dụng cá nhân chung với người khác.

- Không dùng chung các vật dụng với người mắc bệnh.

theo Trí Thức Trẻ