Xác chết bị cưa đôi
Một thám tử đã bất lực miêu tả cái chết "thược dược đen" bằng một câu: "Càng tìm hiểu sâu, bạn càng chẳng biết gì về vụ án này".
Đó chính là tâm trạng của hàng trăm cảnh sát điều tra cũng như hàng triệu người dân thành phố Los Angeles đã từng theo dõi, chờ đợi kết quả của vụ án tuyệt vọng này.
15 tháng 1 năm 1947 là một ngày trời âm u xám xịt tại Los Angeles, Mỹ. Trong khi đi bộ quanh đại lộ Norton, nằm giữa phố 39 và Coliseum ở trung tâm thành phố cùng cô con gái 3 tuổi, bà nội trợ Betty Bersinger bất chợt nhìn thấy một đôi giầy bên vệ đường.
Lúc mới nhìn, bà Betty nghĩ rằng đó là đôi giầy của một con ma-nơ-canh hỏng bị một cửa hàng nào đó vứt đi. Thế nhưng khi tiến lại gần bà mới kinh hoàng nhìn thấy cảnh tượng mà có lẽ cuộc đời sẽ không thể nào quên được.
Đó là một cơ thể phụ nữ nằm tại một bãi đất trống. Xác chết bị cắt làm đôi từ phần thắt lưng, Khuôn mặt bị rạch ngoác từ góc miệng đến mang tai một vệt dài 7cm.
Phần thân trên cơ thể được hung thủ lau sạch và xếp hai tay qua đầu nạn nhân. Phần da thịt đùi và ngực bị lột bỏ, bộ ruột được đặt dưới mông. Cổ tay nạn nhân có dấu buộc bằng dây thừng, mắt cá chân có dấu vết bị tra tấn.
Hai thám tử Harry Hansen và Finis Brown là những người đầu tiên được Sở cảnh sát Los Angeles phái đến hiện trường. Họ phát hiện được một bao xi măng dính máu và một dấu chân giữa những vệt lốp ô tô, ngay gần hiện trường vụ án.
Do cơ thể nạn nhân và đám cỏ xung quanh không dính tí máu nào cùng với những giọt sương bên dưới thi thể nên họ xác định rằng nạn nhân đã bị giết ở nơi khác và từng mảnh xác bị lôi đến khu vực này vào khoảng từ sau 2 giờ sáng - khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp.
Kinh khủng nhất là việc nạn nhân đã bị hãm hiếp, bị ép nuốt rác rưởi và nhiều thứ nhơ bẩn trước khi chết. Kết luận giám định cho biết nạn nhân chết vì ngạt thở và xuất huyết sau khi bị rạch mép và chấn thương mạnh ở sọ não.
Đáng chú ý hơn cả là dòng chữ được viết bằng son môi đỏ trên thi thể nạn nhân có nội dung: "BD AVENGER" (Người trả thù Black dahlia - Thược dược đen).
Sau khi gọi nhân viên điều tra hạt Los Angeles đến đưa xác nạn nhân về, hai thám tử Harry Hansen và Finis Brown đau đầu với nhiệm vụ nan giải: xác định danh tính nạn nhân.
Những manh mối rất ít, họ chỉ biết nạn nhân có mái tóc nâu nhạt, mắt xanh, cao 1,67 mét, cân nặng khoảng 52 kg.
Nạn nhân là ai?
Vụ án với tính chất quá man rợ đã trở thành nỗi khiếp đảm với người dân nước Mỹ thời bấy giờ. Lúc đó, cảnh sát và báo chí đang có mối quan hệ chặt chẽ: phóng viên lấy tin tức từ cảnh sát và cảnh sát dùng báo chí để lan truyền thông tin, nhờ người dân giúp tìm ra manh mối giải quyết vụ án.
Các thám tử đã đưa cho tờ Los Angeles Examiner dấu vân tay của nạn nhân. Từ đó, tòa soạn báo đã dùng một loại máy là tiền thân của máy fax để gửi bản phóng to dấu vân tay cho trụ sở FBI ở Washington.
Kỹ thuật viên FBI đã so dấu vân tay này với 104 triệu dấu vân tay có trong kho hồ sơ và nhanh chóng phát hiện ra đó là dấu vân tay của một người tên là Elizabeth Short.
Dấu vân tay của Elizabeth Short từng được lưu lại khi cô đảm nhiệm một công việc ở phòng thư từ trong một căn cứ quân sự đóng tại California. Ngoài ra nó còn được lưu trữ trong hồ sơ vì cô uống rượu khi chưa đủ tuổi ở Barbara.
Vì sao Elizabeth Short có biệt danh "thược dược đen" vẫn là điều bí ẩn.
Một số cho rằng bạn bè gọi Elizabeth là "đóa thược dược đen" bởi họ biết cô có niềm yêu thích lạ kì với sắc màu đen huyền bí và thường cài hoa thược dược lên tóc. Số khác cho rằng nó liên quan đến bộ phim "Đóa thược dược đen" khá nổi tiếng năm 1946.
Elizabeth Short sinh ngày 29/7/1924 tại Massachusettes. Sở hữu cặp mắt xanh nước biển, mũi hếch nhỏ nhắn, cặp hông đầy đặn, Elizabeth có một vẻ đẹp nữ tính đặc trưng trong thập niên 40 thế kỷ trước.
Mặc dù xinh đẹp nhưng cô vẫn là một nữ diễn viên không mấy tên tuổi. Sự nghiệp điện ảnh nghèo nàn, có đời tư rối rắm và cùng với đó là mối quan hệ phức tạp với gia đình.
Bố của Elizabeth là ông Cleo Short, vốn là giám đốc điều hành một công ty khá thành công trong lĩnh vực xây sân golf mini. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng của Mỹ năm 1929 đã khiến công ty ông phá sản. Đó là lí do khiến ông bỏ rơi gia đình gồm vợ và 5 người con thơ dại.
19 tuổi, Elizabeth chuyển đến sống cùng cha mình tại Vallejo, thành phố nằm phía trên San Francisco. Elizabeth hi vọng việc chuyển đến California sẽ giúp cô bước chân vào thế giới điện ảnh.
Là một cô gái xinh đẹp, nên không bao giờ chịu nổi cảnh cô đơn. Cô thường xuyên lui tới các câu lạc bộ đêm, cô yêu nhạc, yêu đàn ông và yêu không khí ở đây. Không bao giờ cô ở một mình.
Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến một ngày cuối đông tháng 12 năm 1944 - ngày định mệnh đưa cô đến với Matt Gordon, chàng trai khiến cô được sống trong tình yêu thật sự.
"Con đã gặp người đàn ông con kiếm tìm bấy lâu vào đêm giao thừa. Anh ấy là thiếu tá lục quân Matt Gordon. Anh ấy không giống bất kì người đàn ông nào con từng gặp.
Con đang đắm chìm trong men say của tình yêu dịu ngọt. Anh ấy đã cầu hôn với con. Con hồi hộp chờ mong đến ngày được làm vợ anh", trích thư Elizabeth gửi mẹ là Phoebe Short.
Gặp được tình yêu của cuộc đời cũng là lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra ác liệt. Elizabeth phải tạm xa người tình Matt Gordon để anh vào chiến trận.
Những mong chờ ngày người tình trở về hoàn toàn dập tắt vào cuối tháng 8 năm 1945 với tin dữ: Matt đã mất khi chiếc máy bay chở quân nhân gặp tai nạn trên đường trở về từ Ấn Độ.
Cái chết của Matt đã khiến Elizabeth suy sụp. Cô nhốt mình trong phòng nhiều ngày liền và đọc đi đọc lạ những lá thư mà Matt đã gửi từ chiến trường lúc còn sống.
Không đủ mạnh mẽ vượt qua nỗi đau, Elizabeth rơi vào con đường ăn chơi rượu chè và cặp kè đủ loại đàn ông. Từ quân nhân, doanh nhân, người đứng tuổi cho đến những chàng thanh niên mới lớn. Chỉ cần người đó có tiền, cô sẵn lòng lên giường với bất kì ai.
Cuộc sống ăn chơi của Elizabeth cứ thế trôi đi cho đến năm 1946. Sáu tháng cuối cùng của cuộc đời, Elizabeth Short đã sống trong tình trạng lúc nào cũng thiếu tiền.
Cô tìm mọi cách để có chỗ ở không mất tiền hoặc chỉ phải trả càng ít càng tốt. Người ta thấy Elizabeth vật vờ ở hàng chục khách sạn, căn hộ, nhà trọ ở California.
Người cuối cùng nhìn thấy Elizabeth Short còn sống là Robert Manley, một nhân viên kinh doanh 25 tuổi đã có gia đình đồng thời cũng chính là "tình một đêm" của nữ diễn viên trẻ.
Ngày 9/1/1947, Robert lái xe đưa Elizabeth tới khách sạn Biltmore tại Los Angeles. Hai người tạm biệt nhau lúc 18 giờ 30 ở sảnh khách sạn. Đó cũng là lần cuối cùng Manley nhìn thấy Elizabeth còn sống.
Chuyện gì xảy ra trong thời gian một tuần kể từ lúc Elizabeth Short đến Biltmore đến lúc người ta phát hiện ra xác cô vẫn còn là điều bí ẩn. Chỉ có một điều chắc chắn rằng trong 7 ngày này, cô đã có cuộc gặp định mệnh với kẻ giết mình.
Hành trình tìm kiếm thủ phạm
Tang lễ của Elizabeth được cử hành một cách lặng lẽ tại nghĩa trang Mountain View, Oakland ngày 21/1/1947 với sự tham gia của 6 người trong gia đình. Một số cảnh sát được cử đến bảo vệ đám tang, đề phòng hung thủ xuất hiện.
40 cảnh sát khác được điều động để rà soát, lục tung mọi ngóc ngách xung quanh hiện trường nhằm tìm ra bất kỳ manh mối nào, dù chỉ là nhỏ nhất.
10 ngày sau khi tìm thấy thi thể Elizabeth Short, ngày 25/1/1947, chiếc ví da đen ngắn và đôi giầy hở mũi của cô đã được tìm thấy trong một thùng rác cách hiện trường vụ án vài dặm.
Nhân chứng cuối cùng nhìn thấy nạn nhân, tình nhân một đêm Robert Manley đã xác nhận đó là vật dụng của Elizabeth.
Ông nhận ra đôi giày bởi vì ông đã mua chúng cho nhân tìnhh ở San Diego, còn chiếc ví vẫn thơm mùi nước hoa mà Elizabeth đã xức khi họ lái xe từ San Diego tới Los Angeles.
Mặc dù vậy, những thông tin mà cảnh sát thu thập được chỉ dừng lại ở đó, bởi trên hai đồ vật của nạn nhân không có thêm bất kỳ dấu vết gì có thể dẫn đến hung thủ.
Cảnh sát chuyển sang tìm manh mối tại các cửa hàng giặt là trong thành phố để tìm kiếm những bộ quần áo dính máu. Mặt khác, họ tiến hành thẩm vấn người thân, hàng xóm, bạn bè, khách hàng của Elizabeth, người qua đường và thậm chí sinh viên y khoa (với suy luận thủ phạm am hiểu về y học mới dễ dàng cưa đôi xác) để phục vụ cuộc điều tra.
Bước ngoặt của công cuộc phá án đến vào ngày 3/2/1947 khi một gói hàng nặc danh đã được gửi tới tờ Los Angeles Examiner. Đó là hộp bưu kiện nồng nặc mùi xăng mà người gửi đã dùng xóa dấu vân tay của mình từ phong bì.
Bên trong là tư trang và giấy tờ tùy thân của Elizabeth, bao gồm: ảnh, giấy khai sinh, thẻ an sinh xã hội, và cáo phó của Matt Gordon (chồng chưa cưới đã tử trận năm 194). Kèm theo đó là quyển sổ địa chỉ chứa tên của 75 người đàn ông.
Theo suy luận của cảnh sát, người gửi bưu kiện này nhiều khả năng chính là hung thủ và hắn vẫn rất khôn khéo khi không để lại bất kỳ dấu vân tay nào.
Điều đáng ngạc nhiên là khi cảnh sát truy lùng 75 cái tên trong danh sách đó đều là nam giới đã từng qua lại với Elizabeth. Mặc dù vậy, tất cả bọn họ đều chỉ quen biết sơ qua với Elizabeth, thường đi uống cà phê hoặc ăn tối với nhau chứ chưa bao giờ làm chuyện "chăn gối".
Trong suốt một thời gian dài điều tra về cái chết của Elizabeth, có khoảng 60 người, chủ yếu là đàn ông tự nhận mình là hung thủ. Tuy nhiên, cảnh sát không đủ bằng chứng để khẳng định một ai.
"Tình một đêm" của Elizabeth Short là Robert Manley cũng nằm trong dạng tình nghi. Tuy vậy, anh ta lại dễ dàng vượt qua cuộc kiểm tra nói dối của cảnh sát.
Thêm một giả thiết về kẻ sát hại Elizabeth Short được đặt ra trong cuốn sách "Sự thật về vụ giết hại thược dược đen". Trong đó nam diễn viên kiêm tác giả viết sách về tội phạm John Gilmore cho rằng thủ phạm là Jack Wilson, một kẻ nghiện rượu và bị bệnh thích bạo dâm.
Khi Gilmore phỏng vấn Wilson đầu những năm 1980, anh ta đã cung cấp những chi tiết mà chỉ có kẻ sát nhân mới có thể biết, đó là thông tin nạn nhân bị khiếm khuyết phần kín.
Vài ngày trước khi lệnh bắt được đưa ra, Wilson đã chết trong một vụ cháy khách sạn. Cái chết của Wilson khiến mọi hy vọng khám phá ra bí ẩn cái chết của "Thược dược đen" trở nên dang dở.
Từ một nữ diễn viên, người mẫu vô danh, Elizabeth bỗng trở thành nguyên mẫu cho rất nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết "The Black Dahlia" của nhà văn James Ellroy và bộ phim cùng tên sản xuất năm 2006.
Cho đến nay, chuyện gì xảy ra với Elizabeth sau khi cô đến khách sạn Biltmore vào ngày 9/1/1947 vẫn còn là một ẩn số.
Gần 70 năm sau vụ việc, kẻ đã giết Elizabeth Short nhiều khả năng đã chết và sẽ không bao giờ lọt lưới pháp luật.
Một thám tử đã bất lực miêu tả cái chết "thược dược đen" bằng một câu: "Càng tìm hiểu sâu, bạn càng chẳng biết gì về vụ án này".
Đó chính là tâm trạng của hàng trăm cảnh sát điều tra cũng như hàng triệu người dân thành phố Los Angeles đã từng theo dõi, chờ đợi kết quả của vụ án tuyệt vọng này.
Elizabeth Short.
15 tháng 1 năm 1947 là một ngày trời âm u xám xịt tại Los Angeles, Mỹ. Trong khi đi bộ quanh đại lộ Norton, nằm giữa phố 39 và Coliseum ở trung tâm thành phố cùng cô con gái 3 tuổi, bà nội trợ Betty Bersinger bất chợt nhìn thấy một đôi giầy bên vệ đường.
Lúc mới nhìn, bà Betty nghĩ rằng đó là đôi giầy của một con ma-nơ-canh hỏng bị một cửa hàng nào đó vứt đi. Thế nhưng khi tiến lại gần bà mới kinh hoàng nhìn thấy cảnh tượng mà có lẽ cuộc đời sẽ không thể nào quên được.
Đó là một cơ thể phụ nữ nằm tại một bãi đất trống. Xác chết bị cắt làm đôi từ phần thắt lưng, Khuôn mặt bị rạch ngoác từ góc miệng đến mang tai một vệt dài 7cm.
Hiện trường vụ án.
Phần thân trên cơ thể được hung thủ lau sạch và xếp hai tay qua đầu nạn nhân. Phần da thịt đùi và ngực bị lột bỏ, bộ ruột được đặt dưới mông. Cổ tay nạn nhân có dấu buộc bằng dây thừng, mắt cá chân có dấu vết bị tra tấn.
Hai thám tử Harry Hansen và Finis Brown là những người đầu tiên được Sở cảnh sát Los Angeles phái đến hiện trường. Họ phát hiện được một bao xi măng dính máu và một dấu chân giữa những vệt lốp ô tô, ngay gần hiện trường vụ án.
Do cơ thể nạn nhân và đám cỏ xung quanh không dính tí máu nào cùng với những giọt sương bên dưới thi thể nên họ xác định rằng nạn nhân đã bị giết ở nơi khác và từng mảnh xác bị lôi đến khu vực này vào khoảng từ sau 2 giờ sáng - khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp.
Kinh khủng nhất là việc nạn nhân đã bị hãm hiếp, bị ép nuốt rác rưởi và nhiều thứ nhơ bẩn trước khi chết. Kết luận giám định cho biết nạn nhân chết vì ngạt thở và xuất huyết sau khi bị rạch mép và chấn thương mạnh ở sọ não.
Đáng chú ý hơn cả là dòng chữ được viết bằng son môi đỏ trên thi thể nạn nhân có nội dung: "BD AVENGER" (Người trả thù Black dahlia - Thược dược đen).
Sau khi gọi nhân viên điều tra hạt Los Angeles đến đưa xác nạn nhân về, hai thám tử Harry Hansen và Finis Brown đau đầu với nhiệm vụ nan giải: xác định danh tính nạn nhân.
Những manh mối rất ít, họ chỉ biết nạn nhân có mái tóc nâu nhạt, mắt xanh, cao 1,67 mét, cân nặng khoảng 52 kg.
Nạn nhân là ai?
Vụ án với tính chất quá man rợ đã trở thành nỗi khiếp đảm với người dân nước Mỹ thời bấy giờ. Lúc đó, cảnh sát và báo chí đang có mối quan hệ chặt chẽ: phóng viên lấy tin tức từ cảnh sát và cảnh sát dùng báo chí để lan truyền thông tin, nhờ người dân giúp tìm ra manh mối giải quyết vụ án.
Các thám tử đã đưa cho tờ Los Angeles Examiner dấu vân tay của nạn nhân. Từ đó, tòa soạn báo đã dùng một loại máy là tiền thân của máy fax để gửi bản phóng to dấu vân tay cho trụ sở FBI ở Washington.
Kỹ thuật viên FBI đã so dấu vân tay này với 104 triệu dấu vân tay có trong kho hồ sơ và nhanh chóng phát hiện ra đó là dấu vân tay của một người tên là Elizabeth Short.
Dấu vân tay của Elizabeth Short từng được lưu lại khi cô đảm nhiệm một công việc ở phòng thư từ trong một căn cứ quân sự đóng tại California. Ngoài ra nó còn được lưu trữ trong hồ sơ vì cô uống rượu khi chưa đủ tuổi ở Barbara.
Elizabeth từng bị bắt vì uống rượu khi chưa đủ tuổi. Đó là lí do dấu vân tay của cô được lưu lại tại sở cảnh sát Barbara.
Vì sao Elizabeth Short có biệt danh "thược dược đen" vẫn là điều bí ẩn.
Một số cho rằng bạn bè gọi Elizabeth là "đóa thược dược đen" bởi họ biết cô có niềm yêu thích lạ kì với sắc màu đen huyền bí và thường cài hoa thược dược lên tóc. Số khác cho rằng nó liên quan đến bộ phim "Đóa thược dược đen" khá nổi tiếng năm 1946.
Elizabeth Short sinh ngày 29/7/1924 tại Massachusettes. Sở hữu cặp mắt xanh nước biển, mũi hếch nhỏ nhắn, cặp hông đầy đặn, Elizabeth có một vẻ đẹp nữ tính đặc trưng trong thập niên 40 thế kỷ trước.
Mặc dù xinh đẹp nhưng cô vẫn là một nữ diễn viên không mấy tên tuổi. Sự nghiệp điện ảnh nghèo nàn, có đời tư rối rắm và cùng với đó là mối quan hệ phức tạp với gia đình.
Bố của Elizabeth là ông Cleo Short, vốn là giám đốc điều hành một công ty khá thành công trong lĩnh vực xây sân golf mini. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng của Mỹ năm 1929 đã khiến công ty ông phá sản. Đó là lí do khiến ông bỏ rơi gia đình gồm vợ và 5 người con thơ dại.
19 tuổi, Elizabeth chuyển đến sống cùng cha mình tại Vallejo, thành phố nằm phía trên San Francisco. Elizabeth hi vọng việc chuyển đến California sẽ giúp cô bước chân vào thế giới điện ảnh.
Là một cô gái xinh đẹp, nên không bao giờ chịu nổi cảnh cô đơn. Cô thường xuyên lui tới các câu lạc bộ đêm, cô yêu nhạc, yêu đàn ông và yêu không khí ở đây. Không bao giờ cô ở một mình.
Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn cho đến một ngày cuối đông tháng 12 năm 1944 - ngày định mệnh đưa cô đến với Matt Gordon, chàng trai khiến cô được sống trong tình yêu thật sự.
"Con đã gặp người đàn ông con kiếm tìm bấy lâu vào đêm giao thừa. Anh ấy là thiếu tá lục quân Matt Gordon. Anh ấy không giống bất kì người đàn ông nào con từng gặp.
Con đang đắm chìm trong men say của tình yêu dịu ngọt. Anh ấy đã cầu hôn với con. Con hồi hộp chờ mong đến ngày được làm vợ anh", trích thư Elizabeth gửi mẹ là Phoebe Short.
Gặp được tình yêu của cuộc đời cũng là lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra ác liệt. Elizabeth phải tạm xa người tình Matt Gordon để anh vào chiến trận.
Những mong chờ ngày người tình trở về hoàn toàn dập tắt vào cuối tháng 8 năm 1945 với tin dữ: Matt đã mất khi chiếc máy bay chở quân nhân gặp tai nạn trên đường trở về từ Ấn Độ.
Cái chết của Matt đã khiến Elizabeth suy sụp. Cô nhốt mình trong phòng nhiều ngày liền và đọc đi đọc lạ những lá thư mà Matt đã gửi từ chiến trường lúc còn sống.
Không đủ mạnh mẽ vượt qua nỗi đau, Elizabeth rơi vào con đường ăn chơi rượu chè và cặp kè đủ loại đàn ông. Từ quân nhân, doanh nhân, người đứng tuổi cho đến những chàng thanh niên mới lớn. Chỉ cần người đó có tiền, cô sẵn lòng lên giường với bất kì ai.
Elizabeth Short có đời tư phức tạp, từng qua lại với nhiều thể loại đàn ông.
Nhưng cảnh sát vẫn không thể điều tra được ai có mối thù khủng khiếp để ra tay tàn độc với nạn nhân đến vậy.
Nhưng cảnh sát vẫn không thể điều tra được ai có mối thù khủng khiếp để ra tay tàn độc với nạn nhân đến vậy.
Cuộc sống ăn chơi của Elizabeth cứ thế trôi đi cho đến năm 1946. Sáu tháng cuối cùng của cuộc đời, Elizabeth Short đã sống trong tình trạng lúc nào cũng thiếu tiền.
Cô tìm mọi cách để có chỗ ở không mất tiền hoặc chỉ phải trả càng ít càng tốt. Người ta thấy Elizabeth vật vờ ở hàng chục khách sạn, căn hộ, nhà trọ ở California.
Người cuối cùng nhìn thấy Elizabeth Short còn sống là Robert Manley, một nhân viên kinh doanh 25 tuổi đã có gia đình đồng thời cũng chính là "tình một đêm" của nữ diễn viên trẻ.
Ngày 9/1/1947, Robert lái xe đưa Elizabeth tới khách sạn Biltmore tại Los Angeles. Hai người tạm biệt nhau lúc 18 giờ 30 ở sảnh khách sạn. Đó cũng là lần cuối cùng Manley nhìn thấy Elizabeth còn sống.
Chuyện gì xảy ra trong thời gian một tuần kể từ lúc Elizabeth Short đến Biltmore đến lúc người ta phát hiện ra xác cô vẫn còn là điều bí ẩn. Chỉ có một điều chắc chắn rằng trong 7 ngày này, cô đã có cuộc gặp định mệnh với kẻ giết mình.
Hành trình tìm kiếm thủ phạm
Tang lễ của Elizabeth được cử hành một cách lặng lẽ tại nghĩa trang Mountain View, Oakland ngày 21/1/1947 với sự tham gia của 6 người trong gia đình. Một số cảnh sát được cử đến bảo vệ đám tang, đề phòng hung thủ xuất hiện.
40 cảnh sát khác được điều động để rà soát, lục tung mọi ngóc ngách xung quanh hiện trường nhằm tìm ra bất kỳ manh mối nào, dù chỉ là nhỏ nhất.
Bia mộ của Elizabeth Short.
10 ngày sau khi tìm thấy thi thể Elizabeth Short, ngày 25/1/1947, chiếc ví da đen ngắn và đôi giầy hở mũi của cô đã được tìm thấy trong một thùng rác cách hiện trường vụ án vài dặm.
Nhân chứng cuối cùng nhìn thấy nạn nhân, tình nhân một đêm Robert Manley đã xác nhận đó là vật dụng của Elizabeth.
Ông nhận ra đôi giày bởi vì ông đã mua chúng cho nhân tìnhh ở San Diego, còn chiếc ví vẫn thơm mùi nước hoa mà Elizabeth đã xức khi họ lái xe từ San Diego tới Los Angeles.
Mặc dù vậy, những thông tin mà cảnh sát thu thập được chỉ dừng lại ở đó, bởi trên hai đồ vật của nạn nhân không có thêm bất kỳ dấu vết gì có thể dẫn đến hung thủ.
Cảnh sát chuyển sang tìm manh mối tại các cửa hàng giặt là trong thành phố để tìm kiếm những bộ quần áo dính máu. Mặt khác, họ tiến hành thẩm vấn người thân, hàng xóm, bạn bè, khách hàng của Elizabeth, người qua đường và thậm chí sinh viên y khoa (với suy luận thủ phạm am hiểu về y học mới dễ dàng cưa đôi xác) để phục vụ cuộc điều tra.
Bước ngoặt của công cuộc phá án đến vào ngày 3/2/1947 khi một gói hàng nặc danh đã được gửi tới tờ Los Angeles Examiner. Đó là hộp bưu kiện nồng nặc mùi xăng mà người gửi đã dùng xóa dấu vân tay của mình từ phong bì.
Bưu kiện nặc danh gửi tới báo chí và cảnh sát chứa giấy tờ tùy nhân của nạn nhân và danh sách 75 người đàn ông từng qua lại với cô.
Bên trong là tư trang và giấy tờ tùy thân của Elizabeth, bao gồm: ảnh, giấy khai sinh, thẻ an sinh xã hội, và cáo phó của Matt Gordon (chồng chưa cưới đã tử trận năm 194). Kèm theo đó là quyển sổ địa chỉ chứa tên của 75 người đàn ông.
Theo suy luận của cảnh sát, người gửi bưu kiện này nhiều khả năng chính là hung thủ và hắn vẫn rất khôn khéo khi không để lại bất kỳ dấu vân tay nào.
Điều đáng ngạc nhiên là khi cảnh sát truy lùng 75 cái tên trong danh sách đó đều là nam giới đã từng qua lại với Elizabeth. Mặc dù vậy, tất cả bọn họ đều chỉ quen biết sơ qua với Elizabeth, thường đi uống cà phê hoặc ăn tối với nhau chứ chưa bao giờ làm chuyện "chăn gối".
Trong suốt một thời gian dài điều tra về cái chết của Elizabeth, có khoảng 60 người, chủ yếu là đàn ông tự nhận mình là hung thủ. Tuy nhiên, cảnh sát không đủ bằng chứng để khẳng định một ai.
"Tình một đêm" của Elizabeth Short là Robert Manley cũng nằm trong dạng tình nghi. Tuy vậy, anh ta lại dễ dàng vượt qua cuộc kiểm tra nói dối của cảnh sát.
Nhân chứng cuối cùng nhìn thấy Elizabeth, Robert Manley tại buổi kiểm tra nói dối của cảnh sát.
Thêm một giả thiết về kẻ sát hại Elizabeth Short được đặt ra trong cuốn sách "Sự thật về vụ giết hại thược dược đen". Trong đó nam diễn viên kiêm tác giả viết sách về tội phạm John Gilmore cho rằng thủ phạm là Jack Wilson, một kẻ nghiện rượu và bị bệnh thích bạo dâm.
Khi Gilmore phỏng vấn Wilson đầu những năm 1980, anh ta đã cung cấp những chi tiết mà chỉ có kẻ sát nhân mới có thể biết, đó là thông tin nạn nhân bị khiếm khuyết phần kín.
Vài ngày trước khi lệnh bắt được đưa ra, Wilson đã chết trong một vụ cháy khách sạn. Cái chết của Wilson khiến mọi hy vọng khám phá ra bí ẩn cái chết của "Thược dược đen" trở nên dang dở.
Tác giả John Gilmore trong cuốn sách "The Truth Story of The Black Dahlia" khẳng định hung thủ là Jack Wilson.
Từ một nữ diễn viên, người mẫu vô danh, Elizabeth bỗng trở thành nguyên mẫu cho rất nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết "The Black Dahlia" của nhà văn James Ellroy và bộ phim cùng tên sản xuất năm 2006.
Cho đến nay, chuyện gì xảy ra với Elizabeth sau khi cô đến khách sạn Biltmore vào ngày 9/1/1947 vẫn còn là một ẩn số.
Gần 70 năm sau vụ việc, kẻ đã giết Elizabeth Short nhiều khả năng đã chết và sẽ không bao giờ lọt lưới pháp luật.