Thường khi nói về bệnh lây truyền qua đường tình dục hay còn gọi là STDs, mọi người thường chỉ nghĩ ngay đến HIV/AIDS. Tuy nhiên có một loạt các bệnh STDs có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe của một người nếu họ người bị nhiễm hoặc lây lan cho bất cứ ai trong số bạn tình của họ. Ngay cả khi các căn bệnh này không đe dọa nguy hiểm tính mạng như AIDS nhưng chúng vẫn có thể đủ để ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh. Dưới đây là một số dẫn chứng khác nhau của STDs mà bạn có thể bị lây nhiễm:
1. CHLAMYDIA
Chlamydia là bệnh do một loại vi khuẩn được gọi là Chlamydia trachomatis gây ra. Nhiễm khuẩn này có thể xảy ra với cả nam giới và nữ giới có quan hệ tình dục không an toàn. Chlamydia có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như có thể gây tổn thương vĩnh viễn cơ quan sinh sản của nữ giới đồng thời ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này nếu không được điều trị hoặc coi thường. Trong những ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể có ít hoặc không có triệu chứng cho thấy sự hiện diện của bệnh. Các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện rõ rệt trong một hoặc ba tuần sau khi các vi khuẩn tấn công cơ thể. Hãy nhớ rằng, các dấu hiệu có thể nhẹ đến mức thậm chí bạn không hề nhận ra mình đnag phát bệnh.
Bạn có thể mắc bệnh này khi có quan hệ tình dục đường âm đạo, qua hậu môn hoặc bằng miệng với một người bị mắc Chlamydia. Mặc dù bệnh này tỉ lệ phổ biến bệnh nhân bị lây nhiễm ở bộ phận sinh dục, tuy nhiên một số người thậm chí có thể mắc bệnh này ở vùng trực tràng.
(Ảnh minh họa)
Các triệu chứng của Chlamydia
- Ở phụ nữ, bệnh có thể làm phát sinh dịch tiết âm đạo bất thường, tiểu buốt, đau khi giao hợp tình dục và đau bụng dưới.
- Ở nam giới, bệnh có thể gây đau tinh hoàn hoặc sưng ở tinh hoàn, xuất tinh đau đớn, rối loạn cương dương và cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng hậu môn có thể có chảy máu, chảy mủ và đau trực tràng ở cả nam giới và phụ nữ.
Phụ nữ đang mang thai mang bệnh có thể có nguy cơ lây nhiễm sang con trong thời điểm sinh.
Chẩn đoán và điều trị
Xác định nhiễm Chlamydia được thử nghiệm bằng cách lấy một mẫu nước tiểu hoặc bằng một miếng gạc chứa dịch âm đạo. Thông thường, bệnh được điều trị bằng thuốc uống và một số biện pháp đề phòng nhất định. Trong quá trình sử dụng thuốc nên tránh các thân mật tình dục. Nên nhớ nguy cơ lây nhiễm một STDs khác không được loại trừ sau khi bị nhiễm Chlamydia. Trong thực tế, cơ hội của một nhiễm trùng liên tiếp chỉ tăng sau khi có các vi khuẩn tấn công đầu tiên. Do đó những người bị ảnh hưởng bởi bệnh này nên tiến hành tái kiểm tra ba tháng một lần sau khi dứt bệnh nếu có sinh hoạt tình dục.
2. LẬU
Đây là một dạng khác của nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của cả nam giới và nữ giới. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể phát triển ở các khu vực ẩm ướt và ấm áp của các cơ quan sinh sản của người phụ nữ bao gồm cổ tử cung, ống dẫn trứng và niệu đạo của cả jhai phái. Tuy nhiên đó không phải là tất cả, đôi khi các vi khuẩn cũng có thể phát triển ở các vùng miệng, cổ họng và hậu môn. Các triệu chứng của bệnh lậu hoặc có thể xuất hiện trong vòng một tuần sau khi bị nhiễm bệnh hoặc ủ bệnh lâu dài trong khoảng 1 tháng trước khi có các dấu hiệu bệnh ban đầu.
(Ảnh minh họa)
Các triệu chứng của bệnh lậu
Ở phụ nữ, bệnh lậu có thể gây ra chảy máu kinh nguyệt bất thường, đau khi đi tiểu, cảm giác nóng rát ở âm đạo, vùng bụng dưới hoặc đau vùng chậu, đau sau khi giao hợp và sưng ở bộ phận sinh dục. Đôi khi, bệnh cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn cổ họng nếu trong thời gian nhiễm bệnh bệnh nhân có quan hệ tình dục bằng miệng. Đôi khi nó cũng có thể gây viêm kết mạc.
Ở nam giới, lậu có thể gây chảy máu dương vật, đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, sưng ở tinh hoàn và viêm nhiễm đường họng nếu lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng.
Phụ nữ đang mang thai nếu nhiễm bệnh có thể truyền bệnh cho em bé trong quá trình sinh nở.
Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch tiết ra từ các bộ phận sinh dục của một người đàn ông và cổ tử cung của một phụ nữ. Đôi khi, kiểm tra truyền thống khu vực cổ họng hay hậu môn cũng được thực hiện để kiểm tra xem bệnh đã lan rộng đến những vùng đó hay chưa. Bệnh lậu có thể được trị và chữa khỏi với thuốc uống hoặc tiêm kháng sinh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và chẩn đoán của bác sĩ.
3. Trichomonas
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục này thường lây lan do một loại ký sinh trùng đơn bào vi gọi làTrichomonas vaginalis. Các ký sinh trùng thường lây nhiễm qua đường tiết niệu của nam giới và âm đạo của phụ nữ tuy nhiên nhiễm trùng này thường ủ bệnh trong một thời gian dài trước khi phát hiện dấu hiệu bên ngoài của bệnh. Khi nhiễm bệnh, trichomonas có thể gây ra các triệu chứng dao động từ kích thích nhẹ đến viêm nhiễm nặng bộ phận sinh dục.
Các triệu chứng của nhiễm Trichomonas
- Ở phụ nữ, bệnh thường biểu hiện bởi ngứa, nóng rát, đỏ hoặc đau nhức cơ quan sinh dục, cảm giác khó chịu khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi bất thường.
- Ở nam giới, triệu chứng có thể là ngứa hoặc bị dị ứng bên trong dương vật, nóng rát sau khi đi tiểu hoặc xuất tinh.
Nói chung, sự lây nhiễm có thể giết chết ham muốn tình dục và nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Chẩn đoán và điều trị
Các triệu chứng riêng lẻ sẽ không cung cấp cho bác sĩ chẩn đoán chính xác của bệnh này. Một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm với các bệnh phẩm lấy từ bộ phận sinh dục của cả nam và nữ có thể là cần thiết để xác định và chẩn đoán. Nhiễm trùng có thể được điều trị bằng một vài loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra cứ một trong năm người được điều trị có nguy cơ tái phát lại. Vì vậy, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại ngay cả sau khi đã điều trị dài ngày, người bệnh nên ghé thăm bác sĩ để có thể có phương án tốt nhất.
4.HIV/AIDS
Đây được coi là căn bệnh nguy hiểm nhất của tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự lây nhiễm HIV gây cản trở khả năng của cơ thể để chống lại các virut hoặc vi khuẩn đồng thời làm phát sinh một loại bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch. Điều này dẫn đến AIDS hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
HIV không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng nhận biết nào trong giai đoạn đầu. Nhưng một số người có các triệu chứng giống như bị cảm cúm một, hai tuần sau khi có sự lây nhiễm.
Các triệu chứng của HIV
- Bị sốt
- Đau đầu
- Viêm họng
- Nổi hạch
- Phát ban
- Mệt mỏi cùng cực
Những triệu chứng này giảm dần trong vòng một tuần hoặc lâu hơn và là sự hiểu lầm cho việc nhiễm virus khác. Những triệu chứng kéo dài hoặc nặng của nhiễm HIV có thể không xuất hiện trong 10 năm sau khi các triệu chứng của nhiễm trùng ban đầu giảm dần. Khi nhiễm trùng tiếp tục làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, bệnh có thể làm phát sinh các triệu chứng nổi bật hơn như:
(Ảnh minh họa)
- Sưng hạch bạch huyết - thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm HIV
- Bệnh tiêu chảy
- Sốt cao
- Ho và khó thở
- Khó chịu dai dẳng, mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Đổ đổ mồ hôi đêm
- Nhức đầu dai dẳng
- Các nhiễm trùng cơ hội
Chẩn đoán và điều trị
Khi xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng dai dẳng, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm máu nếu nghi ngờ bạn có nguy cơ nhiễm HIV. HIV không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, việc tiêm ngừa hiện nay vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các loại thuốc hỗ trợ miễn dịch để chống đỡ HIV cũng có tác dụng phụ. Vậy nên cách tốt nhất để đối phó với nhiễm HIV là thực hành phòng chống, quan hệ tình dục an toàn.
Theo Eva/khám phá