Polyp dạ dày, còn gọi là khối y dạ dày, là khối tế bào hình thành bên trong lớp lót dạ dày.

Hầu hết khối u dạ dày không có nguy cơ trở thành ung thư, tuy nhiên, vẫn có một số loại có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Vì thế, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức để biết rằng khi nào cần điều trị những khối u này và ngăn ngừa nguy cơ chúng trở thành ung thư đe dọa tính mạng của bạn.

1. Triệu chứng polyp dạ dày:


Những khối polyp dạ dày thường không có triệu chứng cụ thể. Phần lớn chúng được phát hiện ra một cách tình cờ do bác sĩ thăm khám một căn bệnh nào đó. Những triệu chứng có thể sẽ gặp khi có polyp dạ dày sẽ là:

- Đau bụng hoặc cảm thấy đau khi bấm vào bụng.

- Chảy máu

- Buồn nôn và nôn.

Nếu bạn gặp những triệu chứng sau mà kéo dài trong nhiều ngày, hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Hình ảnh polyp dạ dày thông qua nội soi dạ dày.
Hình ảnh polyp dạ dày thông qua nội soi dạ dày.

2. Loại khối u dạ dày nào nguy hiểm?


Các loại khối u dạ dày phổ biến sẽ là:

- Tăng sản polyp: Là một phản ứng mãn tính ở các tế bào bên trong lớp lót của dạ dày. Loại khối u này thường gặp ở người viêm dạ dày.

Nguy cơ trở thành ung thư của khối u tăng sản là rất nhỏ, nhưng những khối u có đường kính lớn khoảng 2cm trở lên thì có nguy cơ trở thành ung thư.

- Fundic polyp tuyến: Được hình thành từ các tế bào tuyến bên trong lớp lót bên trong dạ dày. Loại khối u này không có khả năng trở thành ung thư dạ dày ngoại trừ trường hợp xuất hiện ở người có sẵn hội chứng ung thư ruột kết.

- U tuyến: Được hình thành từ các tế bào tuyến bên trong lớp lót của dạ dày.

Khi các u tuyến hình thành, các tế bào phát triển các lỗi trong DNA làm cho các tế bào dễ bị tổn thương mà phát triển thành ung thư.

U tuyến lại là loại của polyp dạ dày có nhiều khả năng nhất để trở thành ung thư dạ dày.

3. Khi nào cần điều trị polyp dạ dày:

- Nếu trong dạ dày xuất hiện những khối u nhỏ nhưng không phải là u tuyến thì không cần phải điều trị. Thay vào đó, bạn cần đề nghị bác sĩ theo dõi định kỳ sư phát triển của khối u.

Khi khối u mọc hoặc xuất hiện những triệu chứng tổn hại đến sức khỏe thì có thể gỡ bỏ.

- Khi khối u được xác định là u tuyến hoặc chúng có đường kính lớn hơn 1cm thì cần thiết phải điều trị và loại bỏ để ngăn ngừa nguy cơ chúng phát triển thành ung thư dạ dày.

Loại bỏ khối u có thể thông qua phẫu thuật nội soi.

Theo Tri Thức Trẻ