Căn nhà cấp 4 được xây từ năm 1992, trải qua 25 năm khiến nó trở nên ọp ẹp, dột nát và có thể sập bất cứ lúc nào. Trong khi đó, mơ ước của cô nữ sinh Lê Thúy Nga (sinh năm 1994 - trú tại số 123 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội) là xây một căn nhà không cần lớn nhưng chắc chắn hơn để hàng ngày không phải sống trong cảnh sợ hãi.
Lá thư mà nữ sinh Lê Thúy Nga gửi lên chủ tịch TP. Hà Nội.
Trong lá thư gửi chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Lê Thúy Nga có viết:
"Thưa bác Chung! Hiện cả bố và mẹ cháu đều mắc bệnh ung thư. Gia đình cháu sống nhờ vào quán nước chè của mẹ cháu và bố cháu thì sửa xe máy trước cửa nhà. Hiện gia đình cháu sống trong ngôi nhà cấp 4 dựng từ năm 1992 đã sập xệ, tường nứt lớn, những thanh gỗ đã mục nát, khiến nó có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Những hôm mưa gió cháu vô cùng sợ hãi.
Thế nhưng, gia đình cháu nhiều lần xin phép sửa nhà, nhưng UBND quận Long Biên gây khó dễ, không cấp phép dù nhà cháu đủ điều kiện. Không được sửa nhà thì nhà cháu mãi mãi sống trong lo lắng và tuyệt vọng. Nhìn bố mẹ cháu ốm yếu, vừa rời viện đã loay hoay chạy đôn chạy đáo từng phường từng quận mà lòng cháu đau như cắt. Mỗi lần bố cháu đi về là một lần buồn phiền, u ám hơn.
Bác ơi! Sao dân nghèo lại khổ thế ạ? Đôi lúc cháu đã ngồi tự ước, giá mình có thật nhiều tiền để có thể giúp bố cháu chạy được cái giấy phép xây dựng. Cứ nghĩ tới điều đó cháu lại càng tuyệt vọng.
Thưa bác! Xung quanh nhà cháu hiện đã xây dựng khang trang. Duy còn mỗi ngôi nhà của gia đình cháu xập xệ, tường nứt. Nhiều lúc cháu tuyệt vọng và đã nghĩ rằng, hay bố mẹ cháu nghèo quá lại mắc bệnh nan y, không thể giữ lại mảnh đất này nên đã bị gây khó dễ?".
Ngay sau khi bức thư và câu chuyện của nữ sinh Lê Thúy Nga nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận cũng như báo chí, chiều ngày 2/3 chúng tôi đã có mặt tại gia đình nữ sinh này ghi lại những hình ảnh khó tưởng về căn nhà chờ sập giữa Thủ đô.
Đây là căn nhà mà nữ sinh Lê Thúy Nga - hiện đang là sinh viên Học viện quản lý Giáo dục
viết tâm thư gửi chủ tịch TP. Hà Nội với mong muốn được xây sửa để không còn dột nát,
không còn sống trong cảnh sợ hãi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Phúc Thủy (bố nữ sinh Nga) cho biết: "Căn nhà được
làm từ năm 1992, trải qua thời gian dài nên nhiều năm nay căn nhà đã bị dột nát,
đổ nứt thậm chí nhiều mảng tường có thể rụng xuống bất cứ lúc nào".
Gian nhà bên ngoài những thanh xà gỗ bị mối, mọt và gãy rời gây nguy hiểm khôn lường
đến các thành viên trong gia đình bất cứ lúc nào.
Ít ai nghĩ ngôi nhà nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Văn Cừ rộng lớn lại bị xuống cấp
đến mức khó tưởng như thế này nhưng chủ nhân không thể xây dựng, không thể sửa
chữa do chính quyền địa phương không cấp phép.
Khi chúng tôi đang tác nghiệp thì vô cùng hoảng sợ khi một mảnh gỗ từ trần nhà
rơi xuống ngay chân.
Những thanh mui trước hiên nhà được sử dụng từ năm 1992 đến nay đã mục nát
đến mức khó tưởng.
Chị Đặng Xuân Lập (mẹ nữ sinh Nga) chỉ cho chúng tôi sự xuống cấp đáng sợ của căn nhà.
Chị Nga hiện đang bị ung thư cổ cung, còn chồng là anh Thủy đang bị ung thư phổi nhiều
năm nay nghẹn ngào nói: "2 vợ chồng chúng tôi sức khỏe yếu, cả nhà giờ chỉ trông
chờ vào hàng nước và tiệm sửa xe máy thôi".
Những vết nứt toác có chiều sâu đến cả chục cm, chị Lập cho biết: "Những lúc có xe ô tô
chạy qua đường là cảm thấy như nhà lung lay, cả gia đình tôi lo sợ vô cùng nhưng
cũng không biết phải làm sao".
Tại gian nhà trong cũng dột nát đến khó tưởng, nhà thấp nên mỗi khi trời mưa nước lênh
láng khắp nhà, chị Lập cho biết bản thân mình phải dùng đất sét bịt các khe nứt giảm
thiểu nước vào nhà.
Những sinh hoạt tối thiếu của gia đình cũng không thể được đáp ứng.
Khu vực nấu nướng hay vệ sinh cũng chật hẹp hay bẩn thỉu vô cùng.
Ngay cả hành lang cũng tận dụng tối đa để quần áo, chăn màn.
Cô nữ sinh Lê Thúy Nga bước ra khỏi căn nhà không thể xập xệ và đổ nát hơn,
không biết nó có thể sập xuống lúc nào.
Anh Thủy bị ung thư phổi và đã bị cắt 1 bên phổi quanh năm đau ốm, yếu ớt nhưng vẫn
cố gắng nai lưng với nghề sửa xe máy để kiếm đồng ra đồng vào. Anh cho biết: "Vợ
chồng tôi khổ quá, bệnh tật đeo bám không biết ra sao mà cả nhà phải sống trong nhà
sắp sập. Vừa rồi, con gái thấy cha mẹ khổ quá nên đã lén viết thư gửi chủ tịch TP. Hà Nội
tôi cũng thấy thương con lắm".
Còn với cô nữ sinh viết trong thư có đoạn: "Thưa bác, nhà cháu cách UBND TP Hà Nội
không xa, chưa đầy 3 km, kính mong bác bớt chút thời gian vàng ngọc tới thăm nhà cháu,
cháu tha thiết cầu xin bác cứu giúp gia đình cháu trước khi quá muộn vì bố mẹ cháu
đều mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo...".
Lá thư mà nữ sinh Lê Thúy Nga gửi lên chủ tịch TP. Hà Nội.
Trong lá thư gửi chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Lê Thúy Nga có viết:
"Thưa bác Chung! Hiện cả bố và mẹ cháu đều mắc bệnh ung thư. Gia đình cháu sống nhờ vào quán nước chè của mẹ cháu và bố cháu thì sửa xe máy trước cửa nhà. Hiện gia đình cháu sống trong ngôi nhà cấp 4 dựng từ năm 1992 đã sập xệ, tường nứt lớn, những thanh gỗ đã mục nát, khiến nó có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Những hôm mưa gió cháu vô cùng sợ hãi.
Thế nhưng, gia đình cháu nhiều lần xin phép sửa nhà, nhưng UBND quận Long Biên gây khó dễ, không cấp phép dù nhà cháu đủ điều kiện. Không được sửa nhà thì nhà cháu mãi mãi sống trong lo lắng và tuyệt vọng. Nhìn bố mẹ cháu ốm yếu, vừa rời viện đã loay hoay chạy đôn chạy đáo từng phường từng quận mà lòng cháu đau như cắt. Mỗi lần bố cháu đi về là một lần buồn phiền, u ám hơn.
Bác ơi! Sao dân nghèo lại khổ thế ạ? Đôi lúc cháu đã ngồi tự ước, giá mình có thật nhiều tiền để có thể giúp bố cháu chạy được cái giấy phép xây dựng. Cứ nghĩ tới điều đó cháu lại càng tuyệt vọng.
Thưa bác! Xung quanh nhà cháu hiện đã xây dựng khang trang. Duy còn mỗi ngôi nhà của gia đình cháu xập xệ, tường nứt. Nhiều lúc cháu tuyệt vọng và đã nghĩ rằng, hay bố mẹ cháu nghèo quá lại mắc bệnh nan y, không thể giữ lại mảnh đất này nên đã bị gây khó dễ?".
Ngay sau khi bức thư và câu chuyện của nữ sinh Lê Thúy Nga nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận cũng như báo chí, chiều ngày 2/3 chúng tôi đã có mặt tại gia đình nữ sinh này ghi lại những hình ảnh khó tưởng về căn nhà chờ sập giữa Thủ đô.
Đây là căn nhà mà nữ sinh Lê Thúy Nga - hiện đang là sinh viên Học viện quản lý Giáo dục
viết tâm thư gửi chủ tịch TP. Hà Nội với mong muốn được xây sửa để không còn dột nát,
không còn sống trong cảnh sợ hãi.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Phúc Thủy (bố nữ sinh Nga) cho biết: "Căn nhà được
làm từ năm 1992, trải qua thời gian dài nên nhiều năm nay căn nhà đã bị dột nát,
đổ nứt thậm chí nhiều mảng tường có thể rụng xuống bất cứ lúc nào".
Gian nhà bên ngoài những thanh xà gỗ bị mối, mọt và gãy rời gây nguy hiểm khôn lường
đến các thành viên trong gia đình bất cứ lúc nào.
Ít ai nghĩ ngôi nhà nằm ngay mặt tiền đường Nguyễn Văn Cừ rộng lớn lại bị xuống cấp
đến mức khó tưởng như thế này nhưng chủ nhân không thể xây dựng, không thể sửa
chữa do chính quyền địa phương không cấp phép.
Khi chúng tôi đang tác nghiệp thì vô cùng hoảng sợ khi một mảnh gỗ từ trần nhà
rơi xuống ngay chân.
Những thanh mui trước hiên nhà được sử dụng từ năm 1992 đến nay đã mục nát
đến mức khó tưởng.
Chị Đặng Xuân Lập (mẹ nữ sinh Nga) chỉ cho chúng tôi sự xuống cấp đáng sợ của căn nhà.
Chị Nga hiện đang bị ung thư cổ cung, còn chồng là anh Thủy đang bị ung thư phổi nhiều
năm nay nghẹn ngào nói: "2 vợ chồng chúng tôi sức khỏe yếu, cả nhà giờ chỉ trông
chờ vào hàng nước và tiệm sửa xe máy thôi".
Những vết nứt toác có chiều sâu đến cả chục cm, chị Lập cho biết: "Những lúc có xe ô tô
chạy qua đường là cảm thấy như nhà lung lay, cả gia đình tôi lo sợ vô cùng nhưng
cũng không biết phải làm sao".
Tại gian nhà trong cũng dột nát đến khó tưởng, nhà thấp nên mỗi khi trời mưa nước lênh
láng khắp nhà, chị Lập cho biết bản thân mình phải dùng đất sét bịt các khe nứt giảm
thiểu nước vào nhà.
Những sinh hoạt tối thiếu của gia đình cũng không thể được đáp ứng.
Khu vực nấu nướng hay vệ sinh cũng chật hẹp hay bẩn thỉu vô cùng.
Ngay cả hành lang cũng tận dụng tối đa để quần áo, chăn màn.
Cô nữ sinh Lê Thúy Nga bước ra khỏi căn nhà không thể xập xệ và đổ nát hơn,
không biết nó có thể sập xuống lúc nào.
Anh Thủy bị ung thư phổi và đã bị cắt 1 bên phổi quanh năm đau ốm, yếu ớt nhưng vẫn
cố gắng nai lưng với nghề sửa xe máy để kiếm đồng ra đồng vào. Anh cho biết: "Vợ
chồng tôi khổ quá, bệnh tật đeo bám không biết ra sao mà cả nhà phải sống trong nhà
sắp sập. Vừa rồi, con gái thấy cha mẹ khổ quá nên đã lén viết thư gửi chủ tịch TP. Hà Nội
tôi cũng thấy thương con lắm".
Còn với cô nữ sinh viết trong thư có đoạn: "Thưa bác, nhà cháu cách UBND TP Hà Nội
không xa, chưa đầy 3 km, kính mong bác bớt chút thời gian vàng ngọc tới thăm nhà cháu,
cháu tha thiết cầu xin bác cứu giúp gia đình cháu trước khi quá muộn vì bố mẹ cháu
đều mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo...".
Theo Trí Thức Trẻ