Trong một lần nạo vét Hồ Muối Lớn tại Utah (Mỹ), các nhà khoa học đã khám phá ra một khối nang trứng của tôm Artemia bên dưới lớp muối dưới đáy hồ. Đây là một loài tôm chuyên sống ở các vùng nước mặn.
Khối nang trứng vẫn còn đang trong tình trạng “chờ” để nở. Sau khi chụp và quét bằng tia carbon phóng xạ, các nhà khoa học đã không khỏi bất ngờ khi xác định tuổi thọ của khối nang trứng này lên tới 10.000 năm.
“Làm quen” với loài sinh vật rất đặc biệt
Tôm Artemia không hẳn là một loài tôm nhưng cũng là một loài động vật giáp xác. Mỗi chú tôm Artemia có kích thước vô cùng nhỏ, với chiều dài trung bình khoảng 15mm.
Loài tôm này tuy có một tên gọi khác là “khỉ biển” nhưng lại không sống ở biển. Môi trường sống của Tôm Artemia thường ở các vũng hay hồ nước mặn.
Theo các ghi chép, tôm Artemia lần đầu tiên được phát hiện vào năm 982 tại hồ Urmia - một hồ nước mặn ở Tây Bắc Iran gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên phải đến năm 1757, những tài liệu văn bản và hình vẽ về loài tôm này mới chính thức được công bố.
Ngày qua ngày, tôm Artemia trôi nổi theo dòng nước bằng cách bơi ngược, ăn tảo biển và sinh vật phù du để sống. Một đặc điểm thú vị của tôm Artemia đó là những cá thể tôm cái có thể tự mình sinh sản mà không cần sự giúp đỡ từ tôm đực.
Sinh vật có sức chịu đựng kinh khủng
Tôm Artemia có khả năng sinh tồn rất giỏi, chúng có thể sống trong môi trường nước có nồng độ muối lên tới 50% (muối trong nước biển thông thường chỉ chiếm 3,5%).
Bên cạnh đó, loài tôm này có thể chịu đựng những sự tra tấn kinh khủng nhất, ví dụ như bị sấy khô, hơ trên lửa, nhúng ngập trong rượu. Thậm chí vào năm 1972, chúng còn được đưa lên... vũ trụ mà vẫn không hề hấn gì.
Chưa hết, tôm Artemia cũng có thể sống sót khi bị chiếu trực tiếp bằng ánh sáng cực tím, bị đun sôi ở 105 độ C, hoặc ở nhiệt độ gần như bằng 0.
Loài tôm này có thể sống trong những điều kiện mà đối với động vật bình thường tế bào chắc chắn đã ngừng hoạt động.
Khả năng chịu đựng của tôm Artemia chưa dừng lại ở đó. Loài tôm này có thể tồn tại trong dung dịch pH với độ axit cao đến mức làm tan rã thịt người, “tắm” trong thuốc trừ sâu, tồn tại trong môi trường chân không và trong áp suất ở độ sâu 6.000 mét dưới đáy biển.
Khám phá “bí kíp” sống lâu của tôm Artemia
Đối với một cơ thể bình thường, nước có vai trò rất quan trọng. Không chỉ duy trì sự tươi mát trong cơ thể, nước còn giúp nuôi dưỡng các bộ phận khác như các phân tử protein, đường hay các nhiễm sắc thể.
Con người vẫn có thể trụ được khi cơ thể bị mất đến 15% lượng nước, còn động vật nói chung vẫn sống được khi nước trong cơ thể chỉ còn 50%. Thế nhưng đối với tôm Artemia, dù cho lượng nước trong cơ thể chỉ còn 3% cũng không phải là một vấn đề lớn.
Khi con người bị mất quá nhiều nước, các phân tử protein, đường và các nhiễm sắc thể trong cơ thể trở nên biến dạng và bị phá vỡ. Để đối phó với điều này, tôm Artemia chủ động “biến hóa” tế bào của mình thành những khối đường rắn.
Khối nang trứng của tôm Artemia được nạp bởi một loại đường đặc biệt có tên gọi “trehalose”, tạo thành một khối chất rắn như thủy tinh. Trehalose là một chất tồn tại trong nhiều loài nấm và cỏ, giúp nấm và cỏ ống sót qua những mùa đông lạnh giá. Hệ thống này sẽ duy trì protein, dựng nên một lớp màng để “bảo quản” trứng hiệu quả.
Nước trong cơ thể vừa là một phương tiện giúp duy trì cuộc sống, nhưng đôi khi lại chính là con dao hai lưỡi khi đóng một vai trò đáng kể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cơ thể bị nóng lên khi nhiệt độ cao, hay bị lạnh khi nhiệt độ thấp thực chất là do sự biến đổi nhiệt độ của nước.
Tôm Artemia sở dĩ có thể “sống dai” một phần cũng chính nhờ khả năng “tự làm khô” mình, tránh khỏi những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do lượng nước bên trong. Bên cạnh đó, loài tôm Artemia còn có một khả năng đặc biệt khi chúng có thể tự sửa chữa các cấu trúc protein bị hỏng.
Về khía cạnh tiến hóa, tôm Artemia đã phải trải qua một quá trình dài để có thể thích nghi với một cuộc sống được đảm bảo an toàn đến mức tối đa.
Hiện nay, loài tôm này đã tiến hóa đến mức sở hữu một sức chịu đựng phi thường để sống trong những môi trường nước “siêu mặn”, “siêu” khắc nghiệt mà không một kẻ săn mồi nào có thể đụng tới chúng.
Khả năng tự “làm khô” cơ thể, biến đổi tế bào thành đường rắn, tiến hóa để có sức chịu đựng phi thường, tất cả những yếu tố trên đã giúp cho tôm Artemia có thế sống rất lâu, thậm chí cả vạn năm, một con số mà bất cứ loài động vật nào cũng có thể ghen tị.
Khối nang trứng vẫn còn đang trong tình trạng “chờ” để nở. Sau khi chụp và quét bằng tia carbon phóng xạ, các nhà khoa học đã không khỏi bất ngờ khi xác định tuổi thọ của khối nang trứng này lên tới 10.000 năm.
“Làm quen” với loài sinh vật rất đặc biệt
Tôm Artemia không hẳn là một loài tôm nhưng cũng là một loài động vật giáp xác. Mỗi chú tôm Artemia có kích thước vô cùng nhỏ, với chiều dài trung bình khoảng 15mm.
Tôm Artemia
Loài tôm này tuy có một tên gọi khác là “khỉ biển” nhưng lại không sống ở biển. Môi trường sống của Tôm Artemia thường ở các vũng hay hồ nước mặn.
Theo các ghi chép, tôm Artemia lần đầu tiên được phát hiện vào năm 982 tại hồ Urmia - một hồ nước mặn ở Tây Bắc Iran gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên phải đến năm 1757, những tài liệu văn bản và hình vẽ về loài tôm này mới chính thức được công bố.
Ngày qua ngày, tôm Artemia trôi nổi theo dòng nước bằng cách bơi ngược, ăn tảo biển và sinh vật phù du để sống. Một đặc điểm thú vị của tôm Artemia đó là những cá thể tôm cái có thể tự mình sinh sản mà không cần sự giúp đỡ từ tôm đực.
Sinh vật có sức chịu đựng kinh khủng
Tôm Artemia có khả năng sinh tồn rất giỏi, chúng có thể sống trong môi trường nước có nồng độ muối lên tới 50% (muối trong nước biển thông thường chỉ chiếm 3,5%).
Bên cạnh đó, loài tôm này có thể chịu đựng những sự tra tấn kinh khủng nhất, ví dụ như bị sấy khô, hơ trên lửa, nhúng ngập trong rượu. Thậm chí vào năm 1972, chúng còn được đưa lên... vũ trụ mà vẫn không hề hấn gì.
Chưa hết, tôm Artemia cũng có thể sống sót khi bị chiếu trực tiếp bằng ánh sáng cực tím, bị đun sôi ở 105 độ C, hoặc ở nhiệt độ gần như bằng 0.
Loài tôm này có thể sống trong những điều kiện mà đối với động vật bình thường tế bào chắc chắn đã ngừng hoạt động.
Sinh vật có thể sống sót trong những điều kiện ngặt nghèo nhất
Khả năng chịu đựng của tôm Artemia chưa dừng lại ở đó. Loài tôm này có thể tồn tại trong dung dịch pH với độ axit cao đến mức làm tan rã thịt người, “tắm” trong thuốc trừ sâu, tồn tại trong môi trường chân không và trong áp suất ở độ sâu 6.000 mét dưới đáy biển.
Khám phá “bí kíp” sống lâu của tôm Artemia
Đối với một cơ thể bình thường, nước có vai trò rất quan trọng. Không chỉ duy trì sự tươi mát trong cơ thể, nước còn giúp nuôi dưỡng các bộ phận khác như các phân tử protein, đường hay các nhiễm sắc thể.
Con người vẫn có thể trụ được khi cơ thể bị mất đến 15% lượng nước, còn động vật nói chung vẫn sống được khi nước trong cơ thể chỉ còn 50%. Thế nhưng đối với tôm Artemia, dù cho lượng nước trong cơ thể chỉ còn 3% cũng không phải là một vấn đề lớn.
Dù nước trong cơ thể chỉ đạt 3%, "khỉ biển" vẫn sống tốt...
Khi con người bị mất quá nhiều nước, các phân tử protein, đường và các nhiễm sắc thể trong cơ thể trở nên biến dạng và bị phá vỡ. Để đối phó với điều này, tôm Artemia chủ động “biến hóa” tế bào của mình thành những khối đường rắn.
Khối nang trứng của tôm Artemia được nạp bởi một loại đường đặc biệt có tên gọi “trehalose”, tạo thành một khối chất rắn như thủy tinh. Trehalose là một chất tồn tại trong nhiều loài nấm và cỏ, giúp nấm và cỏ ống sót qua những mùa đông lạnh giá. Hệ thống này sẽ duy trì protein, dựng nên một lớp màng để “bảo quản” trứng hiệu quả.
Nước trong cơ thể vừa là một phương tiện giúp duy trì cuộc sống, nhưng đôi khi lại chính là con dao hai lưỡi khi đóng một vai trò đáng kể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Cơ thể bị nóng lên khi nhiệt độ cao, hay bị lạnh khi nhiệt độ thấp thực chất là do sự biến đổi nhiệt độ của nước.
Tôm Artemia sở dĩ có thể “sống dai” một phần cũng chính nhờ khả năng “tự làm khô” mình, tránh khỏi những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe do lượng nước bên trong. Bên cạnh đó, loài tôm Artemia còn có một khả năng đặc biệt khi chúng có thể tự sửa chữa các cấu trúc protein bị hỏng.
Về khía cạnh tiến hóa, tôm Artemia đã phải trải qua một quá trình dài để có thể thích nghi với một cuộc sống được đảm bảo an toàn đến mức tối đa.
Hiện nay, loài tôm này đã tiến hóa đến mức sở hữu một sức chịu đựng phi thường để sống trong những môi trường nước “siêu mặn”, “siêu” khắc nghiệt mà không một kẻ săn mồi nào có thể đụng tới chúng.
Khả năng tự “làm khô” cơ thể, biến đổi tế bào thành đường rắn, tiến hóa để có sức chịu đựng phi thường, tất cả những yếu tố trên đã giúp cho tôm Artemia có thế sống rất lâu, thậm chí cả vạn năm, một con số mà bất cứ loài động vật nào cũng có thể ghen tị.
Theo Kenh14/ Tri Thức Trẻ