Kho vàng lớn nhất tế giới trị giá gần 200 tỷ USD, tọa lạc ở độ sâu 9m dưới hệ thống tàu điện ngầm của thành phố, bên trong Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) tại thành phố New York, Mỹ. Nhìn từ xa, tòa nhà của FED New York nửa giống một tòa nhà văn phòng, nửa giống một pháo đài trung cổ. Những cửa sổ tại 3 tầng dưới được phủ bởi những thanh sắt lớn. Trên cao là một tháp hình tròn. Ảnh: Reuters
Được xây dựng vào năm 1921 và hoàn thành vào năm 1924, kho vàng của FED có kích thước bằng một sân bóng đá. Theo ABC News, nơi đây cất khoảng 540.000 miếng vàng thuộc sở hữu của 48 ngân hàng trung ương nước ngoài và 12 tổ chức quốc tế. Chỉ 5% trong số đó thuộc sở hữu của Mỹ. Thông tin của người sở hữu vàng trong kho của FED được giữ kín. Tài khoản chỉ được xác định bởi số lượng, không có tên. Ảnh: NewYorkfed
Căn hầm này chưa khoảng 25% lượng vàng dự trữ của thế giới. Đa số đến đây sau Chiến tranh Thế giới II, khi các nước tìm kiếm một nơi an toàn để cất tài sản của quốc gia. Sự trỗi dậy của New York như một trong những thủ đô tài chính thế giới biến kho vàng của FED thành một trong những nơi thuận tiện mà các nước muốn gửi vàng vào. Ảnh: NewYorkfed
Mỗi thanh nặng khoảng 12,7 kg. Khi công nhân đi một đôi giày bọc kim loại đặc biệt để phòng trường hợp vàng rơi vào chân. Ảnh: NewYorkfed
Căn hầm này chưa khoảng 25% lượng vàng dự trữ của thế giới. Đa số đến đây sau Chiến tranh Thế giới II, khi các nước tìm kiếm một nơi an toàn để cất tài sản của quốc gia. Sự trỗi dậy của New York như một trong những thủ đô tài chính thế giới biến kho vàng của FED thành một trong những nơi thuận tiện mà các nước muốn gửi vàng vào. Ảnh: NewYorkfed
Mỗi thanh nặng khoảng 12,7 kg. Khi công nhân đi một đôi giày bọc kim loại đặc biệt để phòng trường hợp vàng rơi vào chân. Ảnh: NewYorkfed
Ngoài ra, Mỹ còn sở hữu một kho chứa vàng nổi tiếng khác là Fort Knox, thuộc sở hữu của Cục Dự trữ Vàng Quốc gia Mỹ. Tính đến tháng 4 năm 2016 , Fort Knox giữ 4.582 tấn vàng. Khác với FED New York, hình ảnh về kho chứa vàng nằm trong căn cứ quân sự của Mỹ ở bang Kentucky rất ít. Giới chức nước này chỉ cho phép một nhóm người đặc biệt, gồm thượng nghị sĩ và phóng viên đến thăm kho vàng vào năm 1974, thời điểm mà bức ảnh này được chụp. Ảnh: AFP
Được thành lập năm 1694, Ngân hàng Anh tọa lạc trên Đường Threadneedle tại thủ đô London từ năm 1734. Tổ chức này đảm nhận trách nhiệm thiết lập lãi suất, phát hành tiền giấy và duy trì niềm tin vào đồng nội tệ của quốc đảo sương mù. Tầng hầm tích trữ vàng của ngân hàng này được xây dựng vào những năm 1930. Từ đó, Ngân hàng Anh trở thành một trong những bên lưu trữ khối lượng vàng lớn nhất thế giới. Ảnh: Business Inside
Hơn 400.000 thanh vàng (tương đương hơn 5.000 tấn) nằm trong hầm. Trong đó, chỉ một lượng nhỏ thuộc sở hữu của chính ngân hàng. Số còn lại thuộc về chính phủ Anh, các ngân hàng trung ương khác trên thế giới và Hiệp hội Thị trường Vàng thành phố London. Ảnh: Business Insider
Trung bình mỗi thanh vàng nặng 400 ounce. Một tấn vàng tương đương 80 thanh. Ảnh: Business Insider
Đức là quốc gia lưu trữ vàng nhiều thứ 2 thế giới với phần lớn nằm trong kho vàng dự trữ của Ngân hàng Bundesbank tại Frankfurt. Theo Die Welt, năm 2015, khoảng 3.384 tấn vàng dự trữ trong kho. Do Đức là nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu nên lượng vàng họ dự trữ cũng dẫn đầu khu vực. Trong năm 2013, Đức định triệu hồi vàng gửi ở nước ngoài về Bundesbank nhưng kế hoạch này không được thông qua. Ảnh: Die Welt
Kho dự trữ vàng của Ngân hàng Quốc gia Pháp chứa 2.435 tấn vàng. Được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1925 đến năm 1930, khu hầm tọa lạc ở độ sâu 29m dưới mặt đường. Mỗi thỏi vàng ở đây được đúc thành khối hình thang với trọng lượng 12,4 kg mỗi thanh. Italy cũng có một kho vàng với khối lượng tương đương nhưng người ta không có nhiều thông tin hay hình ảnh về nó. Ảnh: Stephen Alvarez
Ngoài đồng hồ, chocolate và dao bỏ túi, Thụy Sĩ còn nổi tiếng là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng dự trữ rất nhiều vàng và một trong những nơi cất giữ nằm tại ngân hàng Credit Suisse. Tính tới tháng 2/2013, Thụy Sĩ có 1.040 tấn vàng. Ảnh: Discovery
Không chỉ nổi tiếng với các mỏ kim cương, Nam Phi cũng là nơi dự trữ lượng vàng lớn trong kho chứa của Ngân hàng Nam Phi tại thành phố Pretoria. Tuy nhiên, quốc gia này xuất khẩu tới 90% lượng vàng họ khai thác được nên kho chứa của Nam Phi không quá lớn. Ảnh: Discovery
Đức là quốc gia lưu trữ vàng nhiều thứ 2 thế giới với phần lớn nằm trong kho vàng dự trữ của Ngân hàng Bundesbank tại Frankfurt. Theo Die Welt, năm 2015, khoảng 3.384 tấn vàng dự trữ trong kho. Do Đức là nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu nên lượng vàng họ dự trữ cũng dẫn đầu khu vực. Trong năm 2013, Đức định triệu hồi vàng gửi ở nước ngoài về Bundesbank nhưng kế hoạch này không được thông qua. Ảnh: Die Welt
Kho dự trữ vàng của Ngân hàng Quốc gia Pháp chứa 2.435 tấn vàng. Được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1925 đến năm 1930, khu hầm tọa lạc ở độ sâu 29m dưới mặt đường. Mỗi thỏi vàng ở đây được đúc thành khối hình thang với trọng lượng 12,4 kg mỗi thanh. Italy cũng có một kho vàng với khối lượng tương đương nhưng người ta không có nhiều thông tin hay hình ảnh về nó. Ảnh: Stephen Alvarez
Ngoài đồng hồ, chocolate và dao bỏ túi, Thụy Sĩ còn nổi tiếng là một trong những trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng dự trữ rất nhiều vàng và một trong những nơi cất giữ nằm tại ngân hàng Credit Suisse. Tính tới tháng 2/2013, Thụy Sĩ có 1.040 tấn vàng. Ảnh: Discovery
Không chỉ nổi tiếng với các mỏ kim cương, Nam Phi cũng là nơi dự trữ lượng vàng lớn trong kho chứa của Ngân hàng Nam Phi tại thành phố Pretoria. Tuy nhiên, quốc gia này xuất khẩu tới 90% lượng vàng họ khai thác được nên kho chứa của Nam Phi không quá lớn. Ảnh: Discovery
Theo Zing