Đây là đầu tàu mẫu trong số 13 đoàn tàu mà Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) dự kiến mua cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Đây là đầu tàu mẫu trong số 13 đoàn tàu mà Ban quản lý dự án đường sắt
(Bộ Giao thông Vận tải) dự kiến mua cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Đầu tàu vát, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông.
Màu sắc chủ đạo là xanh lá cây.

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Mỗi đoàn tàu dài 79 mét với 4 toa, trong đó 2 cabin lái nằm ở 2 phía, giữa là
2 toa xe động lực có động cơ.

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Mỗi toa có 8 cửa lên xuống rộng 1,3 mét dành cho khách ở cả 2 phía thân tàu.

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Toa tàu rộng khoảng 2,8 mét, bố trí 6 ghế dài, 2 hàng cột cong về phía giữa toa, dọc theo lối
đi giúp hành khách đứng bám ổn định khi đông. Hai đầu của toa xe bố trí khu vực
dành cho xe lăn, ghế ngồi ưu tiên (màu vàng).

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Mỗi dãy trên tàu bố trí 3 ghế dài.

Ghế làm bằng composite độ bền cao, tránh cảm giác lạnh khi ngồi vào mùa đông.
Ghế làm bằng composite độ bền cao, dễ vệ sinh, tránh cảm giác lạnh khi ngồi.

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Trong toa có bản đồ dạng đèn LED bố trí phía trên các cửa lên xuống, hiển thị thông tin
cho hành khách đi tàu (ga sắp đến, ga đang dừng, bản đồ tuyến, thời gian, phía cửa mở…).

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, tàu do
Công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo và sản xuất.

Cận cảnh tàu đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Tuy nhiên, theo ông Thành, đây là đầu tàu mẫu nên mọi thứ chưa hoàn thiện, một vài
 chi tiết buồng lái chưa đầy đủ, phía đầu chưa lắp đèn và trục kéo.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông được khởi công năm 2008. Tuyến dài 13 km, khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/giờ, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Tổng mức đầu tư ban đầu gần 8.800 tỷ đồng, tương đương 553 triệu USD. Trong đó, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam gần 134 triệu USD.

Tuy nhiên, đến tháng 10/2015, dự án phải điều chỉnh vốn lên 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD. Riêng phần vốn vay của Trung Quốc phải tăng thêm trên 250 triệu USD.

Hiện, dự án đã thi công xong 419/419 trụ cầu khu gian, 112/112 trụ nhà ga, 81/112 xà mũ các nhà ga (khoảng 72%), hoàn thành tầng 2, tầng 3 ga mẫu La Khê, 420 cọc khoan nhồi nhà ga Cát Linh...

Sau hàng loạt sự cố chết người tại dự án đường sắt đô thị Hà Đông - Cát Linh, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã cảnh cáo Tổng thầu EPC - Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc vì "thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm".

Dự kiến, năm 2016 tuyến đường sắt được đưa vào chạy thử.

Theo Tri thức