Một ngày sau khi vụ án đâm chết người ở vòng xoay Dân Chủ (phường 14, quận 3, TP. HCM) diễn ra, dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng. Trưa ngày 25/10, lực lượng chức năng đã hoàn tất công tác khám nghiệm tử thi và bàn giao thi thể nạn nhân Võ Thanh Quang (25 tuổi, quê Kon Tum) cho gia đình đưa về quê lo hậu sự. Hiện tung tích của hai nghi can nữ sát hại chàng thanh niên xấu số này vẫn chưa được tìm ra.
Cách ra tay nhẫn tâm, dứt khoát chỉ xuất phát từ việc tranh cãi sau khi va quẹt xe khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Mặc dù hiện nay, chưa bắt được hung thủ để xác định động cơ và mục đích gây án như thế nào, tuy nhiên, theo Luật gia Nguyễn Trung Tín (Công ty Luật Thiên An) nhận định, nếu hung thủ là người có năng lực trách nhiệm hình sự, cố ý thực hiện hành vi và dẫn đến cái chết cho nạn nhân chỉ vì một lý do đơn thuần là va quẹt xe thì nhiều khả năng nghi can sẽ phạm vào tội Giết người, căn cứ Điều 93 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999. Theo đó người nào có hành vi cố ý giết người khác, thì sẽ phải đối diện với mức án thấp nhất là 7 năm tù giam và cao nhất là tử hình, tùy theo tính chất của hành vi phạm tội.
Luật gia Trung Tín cũng không loại trừ khả năng, động cơ gây án của hung thủ chỉ nhằm mục đích cố ý gây thương tích và không nhằm tước đoạt mạng sống của nạn nhân, nhưng lại dẫn đến hậu quả chết người. Trường hợp này, hung thủ có khả năng phạm vào Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, căn cứ theo khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999 với mức án từ 5 năm đến 15 năm tù giam.
"Ở vụ án vừa xảy ra, theo lời trình bày của người dân, chúng ta được biết có 2 nghi can đều là nữ. Tuy nhiên, vẫn chưa bết được vai trò của từng người trong vụ án này là như thế nào. Giả sử chỉ có một người thực hiện hành vi đâm, người còn lại đóng vai trò xúi giục, giúp sức thì cả 2 được xem là đồng phạm và đều bị xử lý hình sự theo Điều 20 BLHS năm 1999. Trường hợp, người còn lại không liên quan đến hành vi giết người, đương nhiên sẽ không bị xem là phạm tội", luật gia cho biết.
Với hệ thống giao thông tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như hiện nay, việc va quẹt xe diễn ra với mức độ thường xuyên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, do văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông của người dân chưa tốt nên thường dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Vào đầu năm nay tại giao lộ Song Hành phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP. HCM cũng xảy ra vụ việc tương tự. Nguyễn Ngọc Huy Thoại (23 tuổi, ngụ quận 12) cùng người bạn đi xe Vespa trên đường DCT2, khi tới giao lộ thì xảy ra va chạm xe nhẹ với 2 thanh niên đi xe máy hiệu Sirius. Cả 2 xe không hư hỏng và cũng không có ai bị thương nhưng 4 thanh niên cự cãi, sau đó cầm nón bảo hiểm lao vào tấn công nhau. Trong lúc hỗn chiến, anh Thoại bị đâm vào ngực, gục tại chỗ. Hai thanh niên liền lên xe máy tẩu thoát.
Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc chỉ xuất phát từ va chạm nhẹ giữa hai xe, hoặc vì một câu nói khó chịu khi đối phương đi sai làn đường, cũng khiến các nạn nhân lãnh hậu quả khó lường.
Cũng có trường hợp, người tham gia giao thông nóng nảy, thiếu kiềm chế đã có thái độ không đúng đắn mà không hề ý thức được hành vi của mình nếu không kiểm soát được sẽ gây nên tội. "Vì khi ẩu đả với người khác, nếu gây thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% và xuất phát từ việc dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội có tổ chức… thì mức phạt trong trường hợp này thấp nhất là cải tạo không giam giữ trong 3 năm và cao nhất tù chung thân. Còn nếu thương tích gây ra cho người khác từ 31% trở lên và do lỗi cố ý trong tinh thần bị kích động mạnh thì sẽ phạm vào Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, theo Điều 105 BLHS 1999; mức phạt trong trường hợp này thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là 5 năm tù giam. Trường hợp ẩu đả dẫn đến tử vong cho người khác, bạn có thể phạm Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, theo khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999; mức phạt là từ 5 năm đến 15 năm tù giam", luật gia cho biết.
Theo Luật gia Trung Tín, trong trường hợp vì va quẹt do lỗi của đối phương làm cho xe của mình bị hư hỏng nặng, thì chúng ta nên tìm cách để thương lượng đòi bồi thường nhưng phải cư xử thật nhã nhặn. Nếu thấy bên kia có vẻ hung hăng không hợp tác, có thể gọi điện thoại cho đường dây nóng của Công an để nhờ can thiệp kịp thời.
Người dân cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người xung quanh, nếu như cảm thấy sức khỏe, tính mạng của mình có thể bị xâm hại bất kỳ lúc nào. Mỗi người trong chúng ta nếu có thái độ ứng xử lịch sự và bình tĩnh khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu được rủi ro không đáng có.
Cách ra tay nhẫn tâm, dứt khoát chỉ xuất phát từ việc tranh cãi sau khi va quẹt xe khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Mặc dù hiện nay, chưa bắt được hung thủ để xác định động cơ và mục đích gây án như thế nào, tuy nhiên, theo Luật gia Nguyễn Trung Tín (Công ty Luật Thiên An) nhận định, nếu hung thủ là người có năng lực trách nhiệm hình sự, cố ý thực hiện hành vi và dẫn đến cái chết cho nạn nhân chỉ vì một lý do đơn thuần là va quẹt xe thì nhiều khả năng nghi can sẽ phạm vào tội Giết người, căn cứ Điều 93 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999. Theo đó người nào có hành vi cố ý giết người khác, thì sẽ phải đối diện với mức án thấp nhất là 7 năm tù giam và cao nhất là tử hình, tùy theo tính chất của hành vi phạm tội.
Hiện trường vụ án hai cô gái đâm chết nam thanh niên giữa đường.
Luật gia Trung Tín cũng không loại trừ khả năng, động cơ gây án của hung thủ chỉ nhằm mục đích cố ý gây thương tích và không nhằm tước đoạt mạng sống của nạn nhân, nhưng lại dẫn đến hậu quả chết người. Trường hợp này, hung thủ có khả năng phạm vào Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người, căn cứ theo khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999 với mức án từ 5 năm đến 15 năm tù giam.
"Ở vụ án vừa xảy ra, theo lời trình bày của người dân, chúng ta được biết có 2 nghi can đều là nữ. Tuy nhiên, vẫn chưa bết được vai trò của từng người trong vụ án này là như thế nào. Giả sử chỉ có một người thực hiện hành vi đâm, người còn lại đóng vai trò xúi giục, giúp sức thì cả 2 được xem là đồng phạm và đều bị xử lý hình sự theo Điều 20 BLHS năm 1999. Trường hợp, người còn lại không liên quan đến hành vi giết người, đương nhiên sẽ không bị xem là phạm tội", luật gia cho biết.
Luật gia Nguyễn Trung Tín.
Với hệ thống giao thông tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như hiện nay, việc va quẹt xe diễn ra với mức độ thường xuyên là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, do văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông của người dân chưa tốt nên thường dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Vào đầu năm nay tại giao lộ Song Hành phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP. HCM cũng xảy ra vụ việc tương tự. Nguyễn Ngọc Huy Thoại (23 tuổi, ngụ quận 12) cùng người bạn đi xe Vespa trên đường DCT2, khi tới giao lộ thì xảy ra va chạm xe nhẹ với 2 thanh niên đi xe máy hiệu Sirius. Cả 2 xe không hư hỏng và cũng không có ai bị thương nhưng 4 thanh niên cự cãi, sau đó cầm nón bảo hiểm lao vào tấn công nhau. Trong lúc hỗn chiến, anh Thoại bị đâm vào ngực, gục tại chỗ. Hai thanh niên liền lên xe máy tẩu thoát.
Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc chỉ xuất phát từ va chạm nhẹ giữa hai xe, hoặc vì một câu nói khó chịu khi đối phương đi sai làn đường, cũng khiến các nạn nhân lãnh hậu quả khó lường.
Cũng có trường hợp, người tham gia giao thông nóng nảy, thiếu kiềm chế đã có thái độ không đúng đắn mà không hề ý thức được hành vi của mình nếu không kiểm soát được sẽ gây nên tội. "Vì khi ẩu đả với người khác, nếu gây thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% và xuất phát từ việc dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội có tổ chức… thì mức phạt trong trường hợp này thấp nhất là cải tạo không giam giữ trong 3 năm và cao nhất tù chung thân. Còn nếu thương tích gây ra cho người khác từ 31% trở lên và do lỗi cố ý trong tinh thần bị kích động mạnh thì sẽ phạm vào Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, theo Điều 105 BLHS 1999; mức phạt trong trường hợp này thấp nhất là cảnh cáo và cao nhất là 5 năm tù giam. Trường hợp ẩu đả dẫn đến tử vong cho người khác, bạn có thể phạm Tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, theo khoản 3 Điều 104 BLHS năm 1999; mức phạt là từ 5 năm đến 15 năm tù giam", luật gia cho biết.
Theo Luật gia Trung Tín, trong trường hợp vì va quẹt do lỗi của đối phương làm cho xe của mình bị hư hỏng nặng, thì chúng ta nên tìm cách để thương lượng đòi bồi thường nhưng phải cư xử thật nhã nhặn. Nếu thấy bên kia có vẻ hung hăng không hợp tác, có thể gọi điện thoại cho đường dây nóng của Công an để nhờ can thiệp kịp thời.
Người dân cũng có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của người xung quanh, nếu như cảm thấy sức khỏe, tính mạng của mình có thể bị xâm hại bất kỳ lúc nào. Mỗi người trong chúng ta nếu có thái độ ứng xử lịch sự và bình tĩnh khi tham gia giao thông thì sẽ giảm thiểu được rủi ro không đáng có.
Theo Kênh 14/ Trí thức trẻ