Bà mẹ một con bị tai biến do nguyên nhân khó ngờ
Hiện Palfreyman vẫn đang phải chịu đựng sự hành hạ của những cơn co thắt nặng. Hậu quả là cô không thể hoàn tất những công việc đơn giản thường ngày như mở nút chai hay làm một chiếc bánh sandwich. Điều này đồng nghĩa với việc con gái 10 tuổi Alisha phải đảm đương những việc này thay mẹ.
Người phụ nữ đến từ Northwich, Cheshire (Anh) cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi đảo lộn hoàn toàn. Mới ngày nào tôi vẫn còn khỏe mạnh. Vậy mà hôm sau, tôi đã phải vào viện, rời xa con gái tôi và không thể tự mình làm bất cứ việc gì. Tôi phải nhờ người khác tắm cho tôi, đưa tôi đi vệ sinh. Cảm giác thật kinh khủng. Tôi thấy như mình lại là một đứa trẻ lần nữa. Nhưng tôi là một người mạnh mẽ, có một gia đình tuyệt vời và những người bạn tuyệt vời. Tôi sẽ không thể vượt qua sự cố này mà không có họ”.
Lần đầu tiên Palfreyman dùng thuốc tránh thai năm 15 tuổi với hi vọng giảm bớt những cơn đau bụng khó chịu khi tới kỳ kinh. Khoảng 1 năm trước, cô thay đổi loại thuốc tránh thai và những cơn đau đầu nặng nề bắt đầu xuất hiện. Chúng ngày càng trở nên nghiêm trọng đến nỗi khiến Palfreyman nôn mửa và phải nằm trong phòng tối cho tới khi hết đau.
Lo lắng về tình trạng này, cô đã nhiều lần đi khám bác sĩ nhưng mối liên hệ giữa loại thuốc tránh thai cô đang dùng và chứng đau nửa đầu chưa bao giờ được xác nhận.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Palfreyman bị đột quỵ và suýt nữa mất mạng. Cô nhớ lại: “Tôi tỉnh dậy, thấy đầu đau nhức dữ dội, bèn đi xuống tầng dưới để lấy vài viên thuốc giảm đau. Tôi chợt cảm thấy nhói lên phía sau mắt, rồi mắt tôi cứ thế mờ dần đi. Tôi đã nghĩ: ‘Ôi không, việc này chắc chắn sẽ rất tệ đây’.
Tôi bắt đầu thấy lạnh cóng toàn thân bên trái. Như thể ai đó đang đổ nước lạnh lên tôi. Và rồi tôi ngã khuỵu xuống. Thật may mắn, tôi để điện thoại trogn túi và đã cố gọi một cho một người trong gia đình tôi. Nhưng không ai bắt máy. Mắt tôi càng lúc càng mờ đi và tôi thậm chí không thể nhìn thấy màn hình điện thoại nữa. Tôi ấn phím mà tôi nghĩ là 3 số 999 (số điện thoại cấp cứu ở Anh) và rất may là đúng như vậy.
Tôi rất hoảng hốt khi cảm nhận được thứ gì đó lạnh lẽo trên mặt tôi. Nhưng vì không nhìn thấy gì nên tôi không nhận ra đó chính là tay mình. Nhân viên trực tổng đài đã rất chuyên nghiệp và giúp tôi thực sự bình tĩnh trở lại. Tôi cố trụ cho tới khi nhân viên y tế tới. Sau đó, mắt tôi hoàn toàn đen đặc”.
Palfreyman chỉ còn lờ mờ nhớ đã tới hành lang Bệnh viện Đại học chuyên về chứng Đột quỵ Hoàng gia, nơi cô nghe các bác sĩ nói mình có cục máu đông trong não và cần phải phẫu thuật để loại bỏ.
Sau 4 tiếng trên bàn mổ, Palfreyman tỉnh dậy trong phòng riêng, với mẹ cô ngồi ngay cạnh. Cô cảm thấy thật nhẹ nhõm khi được nhìn thấy mẹ.
Các bác sĩ cho biết, Palfreyman bị đột quỵ. Kể từ lúc đó, nhiều xét nghiệm đã được thực hiện, bao gồm cả kiểm tra các dị tật tim, cố tìm ra nguyên nhân đột quỵ. Giờ thì các bác sĩ tin rằng thủ phạm là việc hút thuốc trong lúc đang dùng thuốc tránh thai.
“Tôi từng hút khoảng 10 điếu mỗi ngày, nhưng giờ tôi bỏ thuốc lá rồi. Tôi biết nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng tôi thực sự không nhận ra tôi rời tình trạng nguy hiểm như thế nào. Không có ai từng giải thích cho tôi biết về khả năng này trong suốt những năm tôi tham vấn bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai. Các bác sĩ thậm chí chẳng khuyên tôi bỏ thuốc khi tôi bắt đầu bị chứng đau đầu hành hạ. Bạn thường không có xu hướng chất vấn bác sĩ. Và tôi cũng đã nghĩ chắc chẳng có gì cần lo lắng”, Palfreyman kể.
Suốt 6 tuần liền, Palfreyman không dám nhìn mình trong gương vì sợ cơn đột quỵ khiến cô biến dạng. Nhưng cô vẫn cảm nhận được mắt trái bị sưng lên và ngoại hình đã biến đổi dựa trên phản ứng của con gái Alisha. Dần dần, khuôn mặt cô trở lại bình thường và sau khi luyện tập theo phương pháp vật lý trị liệu không biết mệt mỏi, cô đã học được cách đi lại một lần nữa. “Lại học đi thật đáng sợ bởi vì tôi vẫn không cảm nhận được nửa thân trái của mình. Nhưng chỉ cần tin rằng cơ thể sẽ làm trụ đỡ cho tôi là được”, Palfreyman chia sẻ.
Thật may là chức năng giao tiếp của Palfreyman không bị ảnh hưởng. Cô thậm chí còn nói đùa với các y tá rằng “có lẽ cần nhiều hơn một cơn đột quỵ để khiến cô… im lặng”. “Chính sự hài hước đã giúp tôi đối mặt với tình cảnh này”, Palfreyman bộc bạch. “Rõ ràng, chẳng có gì buồn cười cả nhưng nói đùa với bạn bè và người thân giúp tôi giữ thái độ lạc quan tích cực.
Việc đầu tiên sau khi được xuất hiện là Palfreyman phải chuyển giường xuống tầng 1 vì cô không thể lên cầu thang được. “Mọi việc rất khó khăn, nhưng tôi quyết tâm không từ bỏ. Dần dần, tôi đã bắt đầu cố gắng tìm cách đi lên cầu thang lần nữa. Đôi lần, tôi phải bỏ cuộc và phải ngồi bệt xuống cầu thang để lết xuống tầng 1. Nhưng tôi vẫn kiên trì tập”.
Dù đã hồi phục đáng kể sau cơn đột quỵ, Palfreyman vẫn phải chịu đựng những cơn chấn động đau đớn ở phần thân trái và không thể sinh hoạt bình thường được. Nhớ lại câu chuyện của mình, cô cho biết: “Tôi chỉ muốn được trở lại là tôi như trước kia, vì lợi ích của con gái tôi. Vào lúc này đây, tôi thậm chí không chải được tóc hay làm bánh cho con hay nướng bánh cùng con. Tôi ghét cảm giác phải ra khỏi nhà vì tôi không biết những cơn co rút sẽ đau tới mức nào. Tôi cũng rất muốn mọi người nhận ra sự nguy hiểm của việc hút thuốc trong lúc dùng thuốc tránh thai. Nếu câu chuyện của tôi có thể cứu chỉ một người khỏi tình cảnh như tôi hiện tại, tôi cũng cảm thấy vui sướng”.
Bác sĩ Helen Stokes-Lampard, người phát ngôn của Học viện Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia, cho biết: Bằng chứng cho thấy phụ nữ hút thuốc trong lúc sử dụng thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ đột quỵ và nguy cơ này tăng cao hơn cùng với tuổi tác. Thuốc tránh thai là lựa chọn tốt cho đa phần nữ giới và cũng giúp bảo vệ họ khỏi một số bệnh ung thư, đáng chú ý nhất là ung thư buồng trứng. Nhưng có một số trường hợp, khi nguy cơ đột quỵ, bắt nguồn từ lối sống và một số yếu tố khác, vượt trội hơn so với lợi ích đem lại từ biện pháp tránh thai vốn đáng tin cậy.
Các bác sĩ đa khoa và y tá cung cấp dịch vụ tránh thai phải được đào tạo chuyên sâu để xem xét toàn diện các yếu tố xã hội, thần kinh, thể chất – bao gồm cả lối sống của bệnh nhân – khi giới thiệu các lựa chọn tránh thai.
Nếu phụ nữ thực sự có những thắc mắc về biện pháp tránh thai của họ và nguy cơ đi kèm, đừng ngần ngại nêu ra khi đi thăm khám”.
Elaine Roberts, Giám đốc Dịch vụ Cuộc sống sau Đột quỵ tại Hiệp hội Các bệnh Đột quỵ, cho biết thêm: “Oestrogen có thể tăng khả năng xuất hiện tụ máu và do đó, khiến bạn tăng nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ đôt quỵ do thuốc tránh thai là rất thấp nhưng sẽ cao hơn nếu bạn có các yếu tố tiềm ẩn rủi ro khác như huyết áp cao, thừa cân, béo phì và thói quen hút thuốc lá.
Đột quỵ có thể tấn công bạn trong giây lát nhưng hậu quả thì để lại tới suốt đời. Nó có thể cướp đi của bạn giọng nói, sự độc lập và lòng tự tôn. Chứng bệnh khủng khiếp này có thể giết chết phụ nữ nhiều gấp 3 lần so với ung thư vú mỗi năm”.
Hiện Palfreyman vẫn đang phải chịu đựng sự hành hạ của những cơn co thắt nặng. Hậu quả là cô không thể hoàn tất những công việc đơn giản thường ngày như mở nút chai hay làm một chiếc bánh sandwich. Điều này đồng nghĩa với việc con gái 10 tuổi Alisha phải đảm đương những việc này thay mẹ.
Người phụ nữ đến từ Northwich, Cheshire (Anh) cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi đảo lộn hoàn toàn. Mới ngày nào tôi vẫn còn khỏe mạnh. Vậy mà hôm sau, tôi đã phải vào viện, rời xa con gái tôi và không thể tự mình làm bất cứ việc gì. Tôi phải nhờ người khác tắm cho tôi, đưa tôi đi vệ sinh. Cảm giác thật kinh khủng. Tôi thấy như mình lại là một đứa trẻ lần nữa. Nhưng tôi là một người mạnh mẽ, có một gia đình tuyệt vời và những người bạn tuyệt vời. Tôi sẽ không thể vượt qua sự cố này mà không có họ”.
Lần đầu tiên Palfreyman dùng thuốc tránh thai năm 15 tuổi với hi vọng giảm bớt những cơn đau bụng khó chịu khi tới kỳ kinh. Khoảng 1 năm trước, cô thay đổi loại thuốc tránh thai và những cơn đau đầu nặng nề bắt đầu xuất hiện. Chúng ngày càng trở nên nghiêm trọng đến nỗi khiến Palfreyman nôn mửa và phải nằm trong phòng tối cho tới khi hết đau.
Lo lắng về tình trạng này, cô đã nhiều lần đi khám bác sĩ nhưng mối liên hệ giữa loại thuốc tránh thai cô đang dùng và chứng đau nửa đầu chưa bao giờ được xác nhận.
Hồi tháng 6 năm ngoái, Palfreyman bị đột quỵ và suýt nữa mất mạng. Cô nhớ lại: “Tôi tỉnh dậy, thấy đầu đau nhức dữ dội, bèn đi xuống tầng dưới để lấy vài viên thuốc giảm đau. Tôi chợt cảm thấy nhói lên phía sau mắt, rồi mắt tôi cứ thế mờ dần đi. Tôi đã nghĩ: ‘Ôi không, việc này chắc chắn sẽ rất tệ đây’.
Tôi bắt đầu thấy lạnh cóng toàn thân bên trái. Như thể ai đó đang đổ nước lạnh lên tôi. Và rồi tôi ngã khuỵu xuống. Thật may mắn, tôi để điện thoại trogn túi và đã cố gọi một cho một người trong gia đình tôi. Nhưng không ai bắt máy. Mắt tôi càng lúc càng mờ đi và tôi thậm chí không thể nhìn thấy màn hình điện thoại nữa. Tôi ấn phím mà tôi nghĩ là 3 số 999 (số điện thoại cấp cứu ở Anh) và rất may là đúng như vậy.
Tôi rất hoảng hốt khi cảm nhận được thứ gì đó lạnh lẽo trên mặt tôi. Nhưng vì không nhìn thấy gì nên tôi không nhận ra đó chính là tay mình. Nhân viên trực tổng đài đã rất chuyên nghiệp và giúp tôi thực sự bình tĩnh trở lại. Tôi cố trụ cho tới khi nhân viên y tế tới. Sau đó, mắt tôi hoàn toàn đen đặc”.
\
Louise và con gái Alisha
Palfreyman chỉ còn lờ mờ nhớ đã tới hành lang Bệnh viện Đại học chuyên về chứng Đột quỵ Hoàng gia, nơi cô nghe các bác sĩ nói mình có cục máu đông trong não và cần phải phẫu thuật để loại bỏ.
Sau 4 tiếng trên bàn mổ, Palfreyman tỉnh dậy trong phòng riêng, với mẹ cô ngồi ngay cạnh. Cô cảm thấy thật nhẹ nhõm khi được nhìn thấy mẹ.
Các bác sĩ cho biết, Palfreyman bị đột quỵ. Kể từ lúc đó, nhiều xét nghiệm đã được thực hiện, bao gồm cả kiểm tra các dị tật tim, cố tìm ra nguyên nhân đột quỵ. Giờ thì các bác sĩ tin rằng thủ phạm là việc hút thuốc trong lúc đang dùng thuốc tránh thai.
“Tôi từng hút khoảng 10 điếu mỗi ngày, nhưng giờ tôi bỏ thuốc lá rồi. Tôi biết nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng tôi thực sự không nhận ra tôi rời tình trạng nguy hiểm như thế nào. Không có ai từng giải thích cho tôi biết về khả năng này trong suốt những năm tôi tham vấn bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai. Các bác sĩ thậm chí chẳng khuyên tôi bỏ thuốc khi tôi bắt đầu bị chứng đau đầu hành hạ. Bạn thường không có xu hướng chất vấn bác sĩ. Và tôi cũng đã nghĩ chắc chẳng có gì cần lo lắng”, Palfreyman kể.
Suốt 6 tuần liền, Palfreyman không dám nhìn mình trong gương vì sợ cơn đột quỵ khiến cô biến dạng. Nhưng cô vẫn cảm nhận được mắt trái bị sưng lên và ngoại hình đã biến đổi dựa trên phản ứng của con gái Alisha. Dần dần, khuôn mặt cô trở lại bình thường và sau khi luyện tập theo phương pháp vật lý trị liệu không biết mệt mỏi, cô đã học được cách đi lại một lần nữa. “Lại học đi thật đáng sợ bởi vì tôi vẫn không cảm nhận được nửa thân trái của mình. Nhưng chỉ cần tin rằng cơ thể sẽ làm trụ đỡ cho tôi là được”, Palfreyman chia sẻ.
Thật may là chức năng giao tiếp của Palfreyman không bị ảnh hưởng. Cô thậm chí còn nói đùa với các y tá rằng “có lẽ cần nhiều hơn một cơn đột quỵ để khiến cô… im lặng”. “Chính sự hài hước đã giúp tôi đối mặt với tình cảnh này”, Palfreyman bộc bạch. “Rõ ràng, chẳng có gì buồn cười cả nhưng nói đùa với bạn bè và người thân giúp tôi giữ thái độ lạc quan tích cực.
Việc đầu tiên sau khi được xuất hiện là Palfreyman phải chuyển giường xuống tầng 1 vì cô không thể lên cầu thang được. “Mọi việc rất khó khăn, nhưng tôi quyết tâm không từ bỏ. Dần dần, tôi đã bắt đầu cố gắng tìm cách đi lên cầu thang lần nữa. Đôi lần, tôi phải bỏ cuộc và phải ngồi bệt xuống cầu thang để lết xuống tầng 1. Nhưng tôi vẫn kiên trì tập”.
Dù đã hồi phục đáng kể sau cơn đột quỵ, Palfreyman vẫn phải chịu đựng những cơn chấn động đau đớn ở phần thân trái và không thể sinh hoạt bình thường được. Nhớ lại câu chuyện của mình, cô cho biết: “Tôi chỉ muốn được trở lại là tôi như trước kia, vì lợi ích của con gái tôi. Vào lúc này đây, tôi thậm chí không chải được tóc hay làm bánh cho con hay nướng bánh cùng con. Tôi ghét cảm giác phải ra khỏi nhà vì tôi không biết những cơn co rút sẽ đau tới mức nào. Tôi cũng rất muốn mọi người nhận ra sự nguy hiểm của việc hút thuốc trong lúc dùng thuốc tránh thai. Nếu câu chuyện của tôi có thể cứu chỉ một người khỏi tình cảnh như tôi hiện tại, tôi cũng cảm thấy vui sướng”.
Cảnh báo mối nguy hại của việc hút thuốc lá khi dùng thuốc tránh thai
Bác sĩ Helen Stokes-Lampard, người phát ngôn của Học viện Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia, cho biết: Bằng chứng cho thấy phụ nữ hút thuốc trong lúc sử dụng thuốc tránh thai có thể tăng nguy cơ đột quỵ và nguy cơ này tăng cao hơn cùng với tuổi tác. Thuốc tránh thai là lựa chọn tốt cho đa phần nữ giới và cũng giúp bảo vệ họ khỏi một số bệnh ung thư, đáng chú ý nhất là ung thư buồng trứng. Nhưng có một số trường hợp, khi nguy cơ đột quỵ, bắt nguồn từ lối sống và một số yếu tố khác, vượt trội hơn so với lợi ích đem lại từ biện pháp tránh thai vốn đáng tin cậy.
Các bác sĩ đa khoa và y tá cung cấp dịch vụ tránh thai phải được đào tạo chuyên sâu để xem xét toàn diện các yếu tố xã hội, thần kinh, thể chất – bao gồm cả lối sống của bệnh nhân – khi giới thiệu các lựa chọn tránh thai.
Nếu phụ nữ thực sự có những thắc mắc về biện pháp tránh thai của họ và nguy cơ đi kèm, đừng ngần ngại nêu ra khi đi thăm khám”.
Elaine Roberts, Giám đốc Dịch vụ Cuộc sống sau Đột quỵ tại Hiệp hội Các bệnh Đột quỵ, cho biết thêm: “Oestrogen có thể tăng khả năng xuất hiện tụ máu và do đó, khiến bạn tăng nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ đôt quỵ do thuốc tránh thai là rất thấp nhưng sẽ cao hơn nếu bạn có các yếu tố tiềm ẩn rủi ro khác như huyết áp cao, thừa cân, béo phì và thói quen hút thuốc lá.
Đột quỵ có thể tấn công bạn trong giây lát nhưng hậu quả thì để lại tới suốt đời. Nó có thể cướp đi của bạn giọng nói, sự độc lập và lòng tự tôn. Chứng bệnh khủng khiếp này có thể giết chết phụ nữ nhiều gấp 3 lần so với ung thư vú mỗi năm”.
Theo trí thức trẻ