Năm 1977, “Pasung”, thuật ngữ chỉ sự giam giữ người tâm thần, đã bị cấm tại Indonesia. Tuy nhiên, cho đến nay, việc giam giữ người tâm thần vẫn rất phổ biến tại quốc gia vạn đảo này. Tại Indonesia, người tâm thần là vấn đề cấm kỵ và bị coi là thành phần nguy hiểm trong xã hội nên cần phải cách ly.

Nhiếp ảnh gia Andrea Star Resse đã ghi lại những hình ảnh trong một bệnh viện tâm thần tại Indonesia để lột tả được cuộc sống khổ sở nơi đây. Những lồng sắt bẩn thỉu, giường gỗ thấp bé, một khung sắt cho bệnh nhân ở chung,…  Đó là những gì đang diễn ra trong bệnh viện.

Evi bị tâm thần khi mới lên 15 tuổi. Cha mẹ cô bé đã trả tiền để con gái điều trị trong bệnh viện và đây là điều kiện sống của bé.

hình nhạy cảm
Quỹ từ thiện Galuh tại Jakarta, Indonesia được Chính phủ cho phép hoạt động hỗ trợ người tâm thần. Tuy nhiên, chính quyền chỉ hỗ trợ 2 tháng lương thực, không xây hẳn thành một tung tâm mà chỉ đơn thuần là những khung sắt như những gian hàng.


Muhammad (trái) đang chữa bệnh hàng loạt cho bệnh nhân tâm thần. Cả ngày và đêm, bệnh nhân sẽ uống thảo dược, cầu nguyện, nôn mửa và rồi lại bị thôi miên tiếp.

xóa
Trong 10 năm, Anne phải sống trong những căn phòng không cửa sổ, không được ăn nhiều. Bây giờ cô bé không thể đứng.


Thiếu thức ăn là thực tế mà bệnh nhân tâm thần đối mặt hàng ngày.


Saimun đã bị cùm chân suốt 5 năm qua. Năm nay anh 40 tuổi, không thể nói chuyện, đang sống cùng anh trai. Cả gia đình sống nhờ sự hỗ trợ từ hàng xóm.


Nhân viên bệnh viện được huấn luyện để đối phó với những tình huống người bệnh bỏ trốn. Ảnh bên phải là Seapudin, một bệnh nhân, bị teo chân vì không di chuyển trong suốt 9 năm.


Một số gia đình bỏ tiền chữa bệnh tâm thần bằng phương pháp tâm linh.


Một người phụ nữ trẻ bị xích tại Trung tâm Bina Lestari. Ảnh bên phải là bệnh viện Lawang Wediodining, bệnh viên tâm thần tốt nhất Indonesia.

Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ