Báo Il Gazzettino cho biết người đàn ông nói trên là Nicola Toso, thợ làm bánh pizza, 50 tuổi. Ông Toso sống ở một ngôi làng nhỏ thuộc ngoại ô TP Padua, miền Bắc nước Ý.
Năm 2002, ông Toso ly hôn với bà Nicoletta Zuin sau khi 2 người có với nhau một cô con gái. Tòa án đã yêu cầu người cha 50 tuổi phải trả tiền cấp dưỡng 440 USD/tháng cho vợ cũ.
Mọi chuyện êm thấm cho tới năm 2008. Lúc này, ông Toso phải vật lộn với số tiền cấp dưỡng bởi ông đã tái hôn và nuôi thêm 3 người con. Trong khi đó, con gái của ông với người vợ đầu mới 12 tuổi.
Ông Toso được phép cấp dưỡng cho vợ cũ bằng pizza.
Kết quả là từ năm 2008 đến năm 2010, ông Toso đề nghị bà Zuin lấy bánh pizza, calzone và các loại đồ ăn khác thay tiền mặt bởi ông không còn khả năng chi trả. Toàn bộ thực phẩm đều lấy từ nhà hàng do ông Toso làm chủ.
Tuy nhiên, bà Zuin từ chối yêu cầu trả tiền cấp dưỡng bằng hiện vật, đồng thời nộp đơn khiếu nại lên tòa án. Luật sư của ông Toso, Sonia Della Greca, cho biết thân chủ mình thực sự gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến việc đóng cửa nhà hàng vào năm 2010.
Bà Greca nói thêm ông Toso đã làm tròn một số nghĩa vụ như thăm con gái thường xuyên và giúp cô bé hòa nhập với người vợ mới của ông cùng 3 người em khác mẹ.
Năm 2011, do bất đồng với bà Zuin nên cô bé chuyển đến sống cùng cha ruột một thời gian. Lúc đó, người phụ nữ phải trả 335 USD mỗi tháng tiền trợ cấp nuôi con cho chồng cũ.
Trong một diễn biến khác, lãnh đạo Hội đồng Tư tưởng Hồi giáo Pakistan (CII) vừa đề xuất dự luật cho phép các ông chồng được đánh vợ như một hình thức kỷ luật. Trong đề xuất dài 75 trang, lãnh đạo Mohammad Khan Sheerani nêu rõ chồng có thể đánh vợ nhưng không được đánh mạnh mà phải đánh nhẹ, sao cho vừa đủ để răn đe.
Phụ nữ Pakistan đối mặt nguy cơ bị chồng đánh nếu không nghe lời. Ảnh: CNN
Theo tờ Express-Tribune (Pakistan), chồng được phép đánh vợ nếu cô ta không nghe lời, nói chuyện với người lạ mà không đeo khăn trùm đầu, nói quá to, cho tiền người khác mà không được chồng cho phép...
Dự luật được xem là phản ứng của CII trước dự luật Bảo vệ Phụ nữ Punjab nhằm chống nạn bạo hành phụ nữ. CII cho rằng dự luật này không theo quy tắc đạo Hồi nên tự mình thảo đề xuất bao gồm hình thức kỷ luật nêu trên.
Năm 2002, ông Toso ly hôn với bà Nicoletta Zuin sau khi 2 người có với nhau một cô con gái. Tòa án đã yêu cầu người cha 50 tuổi phải trả tiền cấp dưỡng 440 USD/tháng cho vợ cũ.
Mọi chuyện êm thấm cho tới năm 2008. Lúc này, ông Toso phải vật lộn với số tiền cấp dưỡng bởi ông đã tái hôn và nuôi thêm 3 người con. Trong khi đó, con gái của ông với người vợ đầu mới 12 tuổi.
Ông Toso được phép cấp dưỡng cho vợ cũ bằng pizza.
Kết quả là từ năm 2008 đến năm 2010, ông Toso đề nghị bà Zuin lấy bánh pizza, calzone và các loại đồ ăn khác thay tiền mặt bởi ông không còn khả năng chi trả. Toàn bộ thực phẩm đều lấy từ nhà hàng do ông Toso làm chủ.
Tuy nhiên, bà Zuin từ chối yêu cầu trả tiền cấp dưỡng bằng hiện vật, đồng thời nộp đơn khiếu nại lên tòa án. Luật sư của ông Toso, Sonia Della Greca, cho biết thân chủ mình thực sự gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến việc đóng cửa nhà hàng vào năm 2010.
Bà Greca nói thêm ông Toso đã làm tròn một số nghĩa vụ như thăm con gái thường xuyên và giúp cô bé hòa nhập với người vợ mới của ông cùng 3 người em khác mẹ.
Năm 2011, do bất đồng với bà Zuin nên cô bé chuyển đến sống cùng cha ruột một thời gian. Lúc đó, người phụ nữ phải trả 335 USD mỗi tháng tiền trợ cấp nuôi con cho chồng cũ.
Trong một diễn biến khác, lãnh đạo Hội đồng Tư tưởng Hồi giáo Pakistan (CII) vừa đề xuất dự luật cho phép các ông chồng được đánh vợ như một hình thức kỷ luật. Trong đề xuất dài 75 trang, lãnh đạo Mohammad Khan Sheerani nêu rõ chồng có thể đánh vợ nhưng không được đánh mạnh mà phải đánh nhẹ, sao cho vừa đủ để răn đe.
Phụ nữ Pakistan đối mặt nguy cơ bị chồng đánh nếu không nghe lời. Ảnh: CNN
Theo tờ Express-Tribune (Pakistan), chồng được phép đánh vợ nếu cô ta không nghe lời, nói chuyện với người lạ mà không đeo khăn trùm đầu, nói quá to, cho tiền người khác mà không được chồng cho phép...
Dự luật được xem là phản ứng của CII trước dự luật Bảo vệ Phụ nữ Punjab nhằm chống nạn bạo hành phụ nữ. CII cho rằng dự luật này không theo quy tắc đạo Hồi nên tự mình thảo đề xuất bao gồm hình thức kỷ luật nêu trên.
Theo Người Lao Động