Dù đang giữa màu hè nhưng ngồi ăn lẩu trong phòng điều hòa cũng được xem như một lựa chọn hoàn hảo cho gia đình, bạn bè tụ tập lai rai. Bên cạnh món chính cá, thịt... thì đồ nhúng lẩu không thể thiếu. 

Nhiều người thích ăn rau nên loại gì cũng mang nhúng lẩu. Cách kết hợp "vô tội vạ" như vậy có thể gây hại cho sức khoẻ. Trên thực tế, có một số món lẩu "kén" rau, không phải loại rau nào cũng có thể ăn kèm.

1. Lẩu riêu cua và cần tây, khoai lang, giá đỗ

Cặp rau và lẩu là kẻ thù, đừng thấy ngon mà ăn ào ào kẻo rước họa vào thân-1

Mùa hè, cả nhà ngồi nhâm nhi món lẩu riêu cua, kèm bún rối quả thực thi thú không gì bằng. Tuy nhiên, lẩu riêu cua không nên ăn với cần tây,khoai lang hoặc khoai tây, giá đỗ. 

Cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein trong cơ thể. Nếu ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây ra sỏi. Còn dùng giá đỗ nhúng kèm sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cao. Nên ăn lẩu riêu cua kèm bí đao, hoa chuối thái nhỏ và các loại rau thơm là hợp vị.

2. Lẩu gà và rau kinh giới

Cặp rau và lẩu là kẻ thù, đừng thấy ngon mà ăn ào ào kẻo rước họa vào thân-2

Rau kinh giới có tính cay nóng, còn thịt gà lại thuộc phong mộc, có tính can ôn. Nếu ăn chung, 2 thực phẩm này tương khắc có thể khiến bạn chóng mặt, ù tai thậm chí run rẩy toàn thân, ngứa ngáy khó chịu. 

Các loại rau cải xanh, bắp chuối, rau muống, ngải cứu… sẽ phù hợp để ăn lẩu gà. Còn nếu muốn cho kinh giới vào, bạn hãy kết hợp thêm các loại thịt, hải sản khác không phải gà.

3. Lẩu bò và rau mồng tơi

Cặp rau và lẩu là kẻ thù, đừng thấy ngon mà ăn ào ào kẻo rước họa vào thân-3

Trong Đông y, thịt bò có tính ấm còn rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy. Nếu ăn lẩu bò mà thả rau mùng tơi vào sẽ khiến người ăn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

Nếu muốn ăn lẩu bò, bạn nên sử dụng các nguyên liệu như: dứa, chuối xanh, rau cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa… Nồi lẩu bò của bạn sẽ có vị chua, ngọt thanh rất tự nhiên.

4. Lẩu hải sản và cà chua, khoai lang, khoai tây

Cặp rau và lẩu là kẻ thù, đừng thấy ngon mà ăn ào ào kẻo rước họa vào thân-4

Trên thực tế, các loại  thực phẩm giàu vitamin C rất "khắc" với hải sản, trong đó có cà chua, khoai lang, khoai tây chứa rất nhiều vitamin C. Vậy nên nếu dùng chung với lẩu hải sản như tôm, cua, sò, ốc... có asen pentavenlent sẽ tạo thành chất asen Trioxide. 

Nếu ăn nhiều, bạn sẽ bị khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Hoặc nguy hiểm hơn sẽ bị ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Tốt hơn hết chỉ ăn lẩu hải sản kèm hành tươi, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng…

An Chi
Theo Vietnamnet