Trẻ con, nhất là những đứa trẻ mưu sinh, dù ở bất cứ đâu, cũng là "công cụ" có thể chi phối xúc cảm của người ta nhất.
Ở Sài Gòn, một người đàn ông hay phụ nữ ngồi ăn xin ở ngã tư đường, không đủ để động lòng trắc ẩn của người khác, thế là họ mang những đứa con bé nhỏ, lấm lem của mình theo, lót một miếng các- tông, và bắt đứa bé ngủ phơi mình dưới ánh mặt trời, để kiếm tiền.
Những đứa trẻ lớn hơn, không thể nằm một chỗ "ăn vạ", thì theo chân người lớn ra phố Tây diễn xiếc, phun lửa, nuốt dao lam. Độ tuổi càng nhỏ, số tiền người dân bố thí cho càng nhiều. Vì có người trả tiền cho những trò nguy hiểm của trẻ nhỏ, nên chúng cứ thế mang mạng sống của mình ra để mưu sinh chốn thị thành. Mà đôi khi, chúng còn chẳng ý thức được hiểm nguy bên mình khi bố mẹ luôn là người thị thiền cho chúng. Chỉ cần bố mẹ đồng ý, nói làm được là làm được.
Ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều người thắc mắc vì sao có những đứa trẻ luôn không được mặc quần áo và lảng vảng đến phát phiền bên khách du lịch để bán đồ lưu niệm, xin kẹo, thậm chí vòi tiền vì ai đó lỡ trót chụp ảnh chúng. Những người thân trong gia đình của các đứa trẻ này, hàng năm vẫn nhận được nhiều quần áo trợ cắp của hội từ thiện, nhưng ít khi họ mặc áo ấm cho con em mình. Bởi một đứa trẻ với bộ áo rách rưới mỏng manh mới có thể khiến khách du lịch vội vàng đưa tiền cho chúng.
Trên facebook hôm nay, người ta chia sẻ cho nhau hình ảnh một câu bé 10 tuổi tên Châu A Giằng, đang "biểu diễn" hút thuốc lào tại một góc phố nhỏ ở Sapa. Tác giả của bức ảnh chia sẻ thêm rằng anh được biết cậu bé đã hút thuốc từ năm 7 tuổi.
Thuốc lào, không đơn giản là thú vui mà một thằng nhóc 7 tuổi say mê đến nỗi không thể dứt ra được, nhưng nó lại chính là công việc kiếm ra tiền của Giằng, bởi có những vị khách du lịch sẵn sàng bỏ tiền ra để… xem Giằng hút thuốc. Vả lại, ngay đến bố mẹ - những người lớn có đủ sức để ngăn cản thằng bé, thì lại hoàn toàn ủng hộ, chỉ miễn là kiếm ra tiền.
Vậy thì, tại sao lại không hút, khi cái hại thì chưa thấy ngay, mà cái lợi lại quá lớn. Bố mẹ vui vì có tiền, khách du lịch vui vì xem một màn biểu diễn thú vị.
"Họ coi việc chứng kiến cảnh một cậu bé lên 10 rít thuốc lào thuần thục là trò tiêu khiển vô cùng hấp dẫn và thú vị. Và rồi Giằng kiếm được tiền thông qua việc "mua vui" đó. Em rất bất ngờ khi thấy tôi không hề rút ví trả tiền cho màn biểu diễn vừa rồi của mình.
Khi được tôi hỏi rằng bố mẹ em có biết việc ngày nào em cũng hút thuốc thế nào không, em trả lời rằng bố mẹ em hoàn toàn ủng hộ, miễn là nó kiếm ra tiền. Bình thường người ta vẫn gọi Sapa là thành phố mờ sương, nay mới thấy nó còn quyện khói, thứ khói độc hại đang ám quyện vào cuộc sống hiện tại, và có lẽ là cả tương lai của những đứa trẻ nơi này", tác giả chia sẻ tâm tư phía sau bức ảnh chứa nhiều nỗi day dứt này.
Ở Sài Gòn, một người đàn ông hay phụ nữ ngồi ăn xin ở ngã tư đường, không đủ để động lòng trắc ẩn của người khác, thế là họ mang những đứa con bé nhỏ, lấm lem của mình theo, lót một miếng các- tông, và bắt đứa bé ngủ phơi mình dưới ánh mặt trời, để kiếm tiền.
Những đứa trẻ lớn hơn, không thể nằm một chỗ "ăn vạ", thì theo chân người lớn ra phố Tây diễn xiếc, phun lửa, nuốt dao lam. Độ tuổi càng nhỏ, số tiền người dân bố thí cho càng nhiều. Vì có người trả tiền cho những trò nguy hiểm của trẻ nhỏ, nên chúng cứ thế mang mạng sống của mình ra để mưu sinh chốn thị thành. Mà đôi khi, chúng còn chẳng ý thức được hiểm nguy bên mình khi bố mẹ luôn là người thị thiền cho chúng. Chỉ cần bố mẹ đồng ý, nói làm được là làm được.
Ở các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều người thắc mắc vì sao có những đứa trẻ luôn không được mặc quần áo và lảng vảng đến phát phiền bên khách du lịch để bán đồ lưu niệm, xin kẹo, thậm chí vòi tiền vì ai đó lỡ trót chụp ảnh chúng. Những người thân trong gia đình của các đứa trẻ này, hàng năm vẫn nhận được nhiều quần áo trợ cắp của hội từ thiện, nhưng ít khi họ mặc áo ấm cho con em mình. Bởi một đứa trẻ với bộ áo rách rưới mỏng manh mới có thể khiến khách du lịch vội vàng đưa tiền cho chúng.
Trên facebook hôm nay, người ta chia sẻ cho nhau hình ảnh một câu bé 10 tuổi tên Châu A Giằng, đang "biểu diễn" hút thuốc lào tại một góc phố nhỏ ở Sapa. Tác giả của bức ảnh chia sẻ thêm rằng anh được biết cậu bé đã hút thuốc từ năm 7 tuổi.
Thuốc lào, không đơn giản là thú vui mà một thằng nhóc 7 tuổi say mê đến nỗi không thể dứt ra được, nhưng nó lại chính là công việc kiếm ra tiền của Giằng, bởi có những vị khách du lịch sẵn sàng bỏ tiền ra để… xem Giằng hút thuốc. Vả lại, ngay đến bố mẹ - những người lớn có đủ sức để ngăn cản thằng bé, thì lại hoàn toàn ủng hộ, chỉ miễn là kiếm ra tiền.
Vậy thì, tại sao lại không hút, khi cái hại thì chưa thấy ngay, mà cái lợi lại quá lớn. Bố mẹ vui vì có tiền, khách du lịch vui vì xem một màn biểu diễn thú vị.
"Họ coi việc chứng kiến cảnh một cậu bé lên 10 rít thuốc lào thuần thục là trò tiêu khiển vô cùng hấp dẫn và thú vị. Và rồi Giằng kiếm được tiền thông qua việc "mua vui" đó. Em rất bất ngờ khi thấy tôi không hề rút ví trả tiền cho màn biểu diễn vừa rồi của mình.
Khi được tôi hỏi rằng bố mẹ em có biết việc ngày nào em cũng hút thuốc thế nào không, em trả lời rằng bố mẹ em hoàn toàn ủng hộ, miễn là nó kiếm ra tiền. Bình thường người ta vẫn gọi Sapa là thành phố mờ sương, nay mới thấy nó còn quyện khói, thứ khói độc hại đang ám quyện vào cuộc sống hiện tại, và có lẽ là cả tương lai của những đứa trẻ nơi này", tác giả chia sẻ tâm tư phía sau bức ảnh chứa nhiều nỗi day dứt này.
Theo Trí Thức Trẻ