Sunita Magar, 23 tuổi, người Nepal là một trong những nạn nhân bị mê hoặc bằng những lời hứa về công việc tốt tại Trung Đông và sau đó bị bán tới vùng chiến sự ở Syria để làm những công việc nhà, thậm chí là nô lệ tình dục tại đây.
Magar đã được trung tâm tuyển dụng lao động của Philipine hứa hẹn có một công việc ở Dubai nhưng sau đó lại bị đưa tới thủ đô Syria. Chẳng bao lâu khi đến Damascus, Magar được đưa đến làm việc cho một gia đình và hoàn toàn bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài.
Vì nhẹ dạ cả tin, Sunita Magar đã bị bọn buôn người lừa sang Syria để làm osin, thậm chí là nô lệ tình dục.
Magar cho biết, lúc đầu không biết mình đang ở trong khu vực chiến tranh. “Khi tôi hỏi các thành viên chủ nhà về những quả bom, họ chỉ nói rằng quân đội đang tập trận. Khi kết nối wifi của ngôi nhà, tôi mới biết về những gì diễn ra ở Syria", Magar nói.
Người mẹ đơn thân không ngừng khóc khi kể lại khoảng thời gian kinh hoàng của cuộc đời mình.
“Syria là cơn ác mộng đối với tôi. Tôi không muốn nghĩ về những ngày tháng địa ngục đó. Tôi đã phải làm việc gần như 20 giờ/ngày. Tôi không được cung cấp đủ thức ăn, thậm chí không có thời gian để ngủ. Tôi đã bị đánh đập nhiều lần và không được trả bất cứ đồng lương nào. Tôi đi làm việc ở nước ngoài với hy vọng mang lại tương lai tươi sáng cho con tôi nhưng kết quả là trắng tay. Chồng cũng bỏ tôi để kết hôn với một phụ nữ khác", người mẹ của hai đứa con nhỏ cay đắng kể lại.
Magar vô cùng sợ hãi và xin chủ nhà được quay trở về Nepal. Tuy nhiên, họ nói rằng đã mua cô với giá 500 bảng Anh (hơn 15 triệu đồng). Vì vậy, cô không được phép đi bất cứ đâu nếu chưa trả hết khoản tiền đó. Tuy nhiên, may mắn thay, sau 18 tháng làm việc ở Syria, Magar đã được một người đàn ông Nepal giải cứu sau khi nộp đủ tiền cho chủ nhà.
Một nạn nhân khác là Shahinoor Begum, người Bangladesh. Cũng giống như Magar, ban đầu Shahinoor nghĩ cô sẽ được đến Lebanon và tìm được công việc ổn định. Tuy nhiên, cô gái trẻ lại được 5 người đàn ông đưa tới Dubai và cuối cùng là Syria để phục vụ như một người hầu gái và thậm chí là nô lệ tình dục. May mắn thay, Shahinoor đã thoát khỏi những kẻ bắt cóc ở Syria và gọi cho mẹ của mình.
Được biết, hiện tại, Shahinoor đang được điều trị ở bệnh viện Dhaka. Nằm dưỡng thương trên giường bệnh, cô gái trẻ bang hoàng chia sẻ: “Tôi bị bán cho một người đàn ông Syria. Người này tra tấn và hãm hiếp tôi mỗi ngày, thậm chí hắn ta còn kêu gọi bạn bè tham gia. Tôi cầu xin lòng thương xót nhưng họ không những chẳng mảy may lay động mà còn đánh đập dã man khiến tôi bỏ cuộc".
Cô gái trẻ còn cho biết, nhiều phụ nữ khác cũng chung hoàn cảnh tương tự như cô sau khi được đưa đến Syria.
Ông Kaushal Kishor Ray, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nepal tại Cairo cho biết, tình trạng buôn bán phụ nữ từ Nepal và Bangladesh đến Syria đang phát triển mạnh. Năm 2014, ước tính có khoảng 300 phụ nữ Nepal tại Syria và kể từ đó, con số này liên tục tăng lên, với khoảng 500 đến 600 người.
Theo nhà ngoại giao này, các trung tâm môi giới việc làm phi pháp ở Damascus rất dễ dàng tuyển các cô gái đến từ Nepal với chiêu trò lừa họ đến Dubai với mức lương cao bởi hầu hết người dân ở đây đều mù chữ và nghèo khổ. Khi đến Syria, họ mới phát hiện ra mình bị lừa.
Nhà ngoại giao Nepal cũng cho biết thêm, phụ nữ Nepal và Bangladesh cũng bị đưa tới những khu vực xung đột khác, bao gồm cả Iraq và một số khu vực ở Bắc Phi. Hiện tại, Nepal không có Đại sứ quán ở Syria và Iraq, nhưng theo người phát ngôn của tòa đại sứ Nepal tại Pakistan, khoảng 3.000 phụ nữ Nepal làm việc tại Kurdistan (khu vực thuộc các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran và Syria) và cả các vùng chiến sự ở Bắc Phi.
Ông Durpada Sapkota, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Nepal cho biết, khoảng 25 người lao động Nepal đã liên lạc với Bộ ngoại giao nước này yêu cầu được trợ giúp nhưng điều đó rất khó vì những người này không đi lao động thông qua các kênh chính thức.
"Hiện tại Chính phủ Nepal đã bổ nhiệm một cán bộ cấp cao ở Đại sứ quán Ai Cập, phụ trách vấn đề công dân Nepal tại Syria. Trước mắt, chúng tôi tập trung tìm kiếm những cô gái theo yêu cầu giúp đỡ từ các gia đình ở Nepal", ông Sapkota nói.
Những trường hợp bị lừa trên đã cảnh báo nhiều người đang có ý định "xuất khẩu lao động" không nên nhẹ dạ cả tin nghe lời dụ dỗ của kẻ xấu. Đồng thời chính phủ các quốc gia có nạn nhân bị hại khuyên bất cứ ai muốn đi lao động nước ngoài phải chắc chắn rằng họ đã nắm tất cả mọi thông tin trước khi lên đường và cần phải thông qua những công ty hoạt động hợp pháp bằng cách làm các thủ tục cần thiết.
Magar đã được trung tâm tuyển dụng lao động của Philipine hứa hẹn có một công việc ở Dubai nhưng sau đó lại bị đưa tới thủ đô Syria. Chẳng bao lâu khi đến Damascus, Magar được đưa đến làm việc cho một gia đình và hoàn toàn bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài.
Vì nhẹ dạ cả tin, Sunita Magar đã bị bọn buôn người lừa sang Syria để làm osin, thậm chí là nô lệ tình dục.
Người mẹ đơn thân không ngừng khóc khi kể lại khoảng thời gian kinh hoàng của cuộc đời mình.
Bà mẹ đơn thân vỡ òa hạnh phúc khi trở về với hai đứa con trai sau khoảng thời gian kinh hoàng ở nơi xú người.
“Syria là cơn ác mộng đối với tôi. Tôi không muốn nghĩ về những ngày tháng địa ngục đó. Tôi đã phải làm việc gần như 20 giờ/ngày. Tôi không được cung cấp đủ thức ăn, thậm chí không có thời gian để ngủ. Tôi đã bị đánh đập nhiều lần và không được trả bất cứ đồng lương nào. Tôi đi làm việc ở nước ngoài với hy vọng mang lại tương lai tươi sáng cho con tôi nhưng kết quả là trắng tay. Chồng cũng bỏ tôi để kết hôn với một phụ nữ khác", người mẹ của hai đứa con nhỏ cay đắng kể lại.
Magar vô cùng sợ hãi và xin chủ nhà được quay trở về Nepal. Tuy nhiên, họ nói rằng đã mua cô với giá 500 bảng Anh (hơn 15 triệu đồng). Vì vậy, cô không được phép đi bất cứ đâu nếu chưa trả hết khoản tiền đó. Tuy nhiên, may mắn thay, sau 18 tháng làm việc ở Syria, Magar đã được một người đàn ông Nepal giải cứu sau khi nộp đủ tiền cho chủ nhà.
Một nạn nhân khác là Shahinoor Begum, người Bangladesh. Cũng giống như Magar, ban đầu Shahinoor nghĩ cô sẽ được đến Lebanon và tìm được công việc ổn định. Tuy nhiên, cô gái trẻ lại được 5 người đàn ông đưa tới Dubai và cuối cùng là Syria để phục vụ như một người hầu gái và thậm chí là nô lệ tình dục. May mắn thay, Shahinoor đã thoát khỏi những kẻ bắt cóc ở Syria và gọi cho mẹ của mình.
Được biết, hiện tại, Shahinoor đang được điều trị ở bệnh viện Dhaka. Nằm dưỡng thương trên giường bệnh, cô gái trẻ bang hoàng chia sẻ: “Tôi bị bán cho một người đàn ông Syria. Người này tra tấn và hãm hiếp tôi mỗi ngày, thậm chí hắn ta còn kêu gọi bạn bè tham gia. Tôi cầu xin lòng thương xót nhưng họ không những chẳng mảy may lay động mà còn đánh đập dã man khiến tôi bỏ cuộc".
Đối tượng phạm tội dụ dỗ phụ nữ và các cô gái trẻ ở các làng quê Nepal và Bangladesh bằng cách chiêu trò như hứa hẹn có công việc ổn định và mức lương cao.
Cô gái trẻ còn cho biết, nhiều phụ nữ khác cũng chung hoàn cảnh tương tự như cô sau khi được đưa đến Syria.
Ông Kaushal Kishor Ray, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Nepal tại Cairo cho biết, tình trạng buôn bán phụ nữ từ Nepal và Bangladesh đến Syria đang phát triển mạnh. Năm 2014, ước tính có khoảng 300 phụ nữ Nepal tại Syria và kể từ đó, con số này liên tục tăng lên, với khoảng 500 đến 600 người.
Theo nhà ngoại giao này, các trung tâm môi giới việc làm phi pháp ở Damascus rất dễ dàng tuyển các cô gái đến từ Nepal với chiêu trò lừa họ đến Dubai với mức lương cao bởi hầu hết người dân ở đây đều mù chữ và nghèo khổ. Khi đến Syria, họ mới phát hiện ra mình bị lừa.
Tình trạng buôn bán phụ nữ Nepal và Bangladesh sang Syria và các vùng chiến sự khác thông qua tuyển dụng lao đông đang phát triển mạnh.
Nhà ngoại giao Nepal cũng cho biết thêm, phụ nữ Nepal và Bangladesh cũng bị đưa tới những khu vực xung đột khác, bao gồm cả Iraq và một số khu vực ở Bắc Phi. Hiện tại, Nepal không có Đại sứ quán ở Syria và Iraq, nhưng theo người phát ngôn của tòa đại sứ Nepal tại Pakistan, khoảng 3.000 phụ nữ Nepal làm việc tại Kurdistan (khu vực thuộc các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran và Syria) và cả các vùng chiến sự ở Bắc Phi.
Ông Durpada Sapkota, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Nepal cho biết, khoảng 25 người lao động Nepal đã liên lạc với Bộ ngoại giao nước này yêu cầu được trợ giúp nhưng điều đó rất khó vì những người này không đi lao động thông qua các kênh chính thức.
Không chỉ ở Syria , phụ nữ Nepal và Bangladesh còn bị lừa đưa tới những khu vực xung đột khác, bao gồm cả Iraq và một số khu vực ở Bắc Phi.
"Hiện tại Chính phủ Nepal đã bổ nhiệm một cán bộ cấp cao ở Đại sứ quán Ai Cập, phụ trách vấn đề công dân Nepal tại Syria. Trước mắt, chúng tôi tập trung tìm kiếm những cô gái theo yêu cầu giúp đỡ từ các gia đình ở Nepal", ông Sapkota nói.
Những trường hợp bị lừa trên đã cảnh báo nhiều người đang có ý định "xuất khẩu lao động" không nên nhẹ dạ cả tin nghe lời dụ dỗ của kẻ xấu. Đồng thời chính phủ các quốc gia có nạn nhân bị hại khuyên bất cứ ai muốn đi lao động nước ngoài phải chắc chắn rằng họ đã nắm tất cả mọi thông tin trước khi lên đường và cần phải thông qua những công ty hoạt động hợp pháp bằng cách làm các thủ tục cần thiết.
Theo Afamily/ Tri Thức Trẻ