Cứ vào đúng 19 giờ mỗi ngày tại thành phố biển Batumi, Gruzia, hai bức tượng tình nhân nổi tiếng “Ali và Nino” lại bắt đầu chuyển động. Ngoài kích thước gây ấn tượng khi thoạt nhìn, điểm thu hút nhất của tác phẩm này chính là câu chuyện đằng sau đó, về mối tình mãnh liệt nhưng gặp nhiều trái ngang, trắc trở.

“Ali và Nino” - 1 trong 10 tác phẩm điêu khắc lãng mạn nhất thế giới - là tác phẩm điêu khắc bằng thép di động cao 8m của nhà điêu khắc Tamara Kvesitadze, dựa trên tình sử nổi tiếng của “Ali và Nino” trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kurban Said.

Mỗi ngày, hai bức tượng bắt đầu di chuyển từ lúc 19h.
Mỗi ngày, hai bức tượng bắt đầu di chuyển từ lúc 19h.

Họ
Họ" hòa vào nhau trong khoảnh khắc...

rồi bỏ mặc nhau lai sau lưng, vỏn vẹn trong vòng 10 phút ấy là cả câu chuyện tình bi thảm trong thời bạo loạn.
rồi bỏ mặc nhau lai sau lưng, vỏn vẹn trong vòng 10 phút ấy là cả câu chuyện tình bi thảm trong thời bạo loạn.


Tiểu thuyết dựa trên bối cảnh tại thành phố Baku vào thời điểm trước khi cuộc cách mạng Bolshevik nổ ra vào những năm 1917- 1918. Ali xuất thân trong một gia đình quý tộc Hồi giáo ở Azerbaijan, do được giáo dục tại một trường nam sinh ở Nga nên có cơ hội tiếp xúc với các tư tưởng phương Tây. Còn Nino là một tiểu thư đài các Gruzia sinh ra và lớn lên trong truyền thống Kitô giáo giữa xã hội châu Âu hiện đại.

Tuổi trẻ của Ali là những chuỗi ngày đầm ấm trong tình yêu với Nino. Mặc dù khác nhau về tín ngưỡng, giữa niềm tin đạo Hồi và Kitô, giữa phương Đông và phương Tây nhưng họ vẫn cố gắng để được yêu nhau, bên nhau và tìm cho mình những thời khắc hạnh phúc.

Nhưng chuyện đời nào như ai mơ ước. Sóng gió nổi lên khi Nino bị bắt cóc bởi... một người bạn của Ali. Khi Ali chạy trốn và lưu lạc tới vùng Daghestan thì hai người mới có cơ hội gặp lại nhau sau bao ngày xa cách. Đến lúc cuộc cách mạng Nga bùng nổ thì cả hai cùng rời đến Iran lánh nạn.

Những tưởng đây là kết thúc có hậu cho câu chuyện tình dù thất lạc nhưng vẫn tìm thấy nhau. Nhưng rồi bom đạn chiến tranh đã khiến Ali phải hi sinh ở quê hương Azerbaijan, còn Nino thì một mình ôm con gái trở lại Gruzia sống suốt quãng đời còn lại.

Yêu mà không gặp được nhau, không đến được với nhau đã đành. Nhưng đã ở bên nhau rồi còn bị chia cắt bởi chiến tranh, gia đình, hay sự hà khắc của tôn giáo thì quả là một điều đáng tiếc. Gặp nhau là duyên, bên nhau là nợ, dù cuộc sống có ngăn trở chúng ta tới đâu thì mong rằng mọi người cũng đều biết trân quý những khoảnh khắc, để kẻo có xa lìa thì cũng không cảm thấy hối tiếc vì đã yêu trọn nghĩa trọn tình, như câu chuyện bi thương nhưng đầy mãnh liệt này.

Theo Tri Thức Trẻ