onglao
Hằng ngày, người dân ở khu vực quanh phường 8, phường 10 (Q.Gò Vấp) đã quen thuộc với hình ảnh ông lão xách theo hai cái túi, miệng liên tục rao "bánh giò, bánh tét đây". Tiếng rao khẽ khàng, yếu ớt nên không phải ai cũng nghe thấy.

onglao1
Ông là Nguyễn Văn Chúm (94 tuổi, quê gốc Hà Tây). Vào sâu con hẻm nhỏ tại P.8 hỏi ông Nguyễn Văn Chúm thì ít ai hay, nhưng tìm ông bán bánh giò, bánh tét thì người dân nơi đây rõ mồn một.

onglao2
Ở khu vực này ngót 30 năm nay, cũng là khoảng thời gian ông đi bán bánh rong nên không ai còn lạ ông.

onglao3
Căn nhà ông ở chỉ nhỏ khoảng 20m2, nằm ở tận cùng con hẻm 23 (đường 21, P.8, Q.Gò Vấp). Ông nói, căn nhà này đã ở gần 30 năm nay, trước kia vốn là mái tôn lụp xụp, tường nứt nẻ. Khoảng 1 năm thì căn nhà được Nhà nước hỗ trợ sửa lại theo diện nhà tình thương. Nhờ đó mà ông Chúm có được mái nhà khang trang hơn.

onglao5
Trước kia, ông mưu sinh bằng những nghề như bán cháo lòng, cháo huyết, bánh cuốn... Hồi ấy, ông là lao động chính nuôi vợ và ba người con.

onglao4
Ông Chúm có tất cả 4 người con, một người con gái chết từ khi 5 tuổi, người con trai duy nhất mới 18 tuổi cũng vì nghiện hút rồi mất. Còn lại hai người con gái là chị Nguyễn Thị Loan (47 tuổi) và Nguyễn Thị Thanh (49 tuổi).

onglao6
Chị Nguyễn Thị Thanh từ khi sinh ra đã câm, điếc nên không thể làm được công việc gì, chỉ có thể phụ việc nhà.

onglao7
Còn chị Nguyễn Thị Loan (49 tuổi) lại bị tâm thần nhẹ, hay lãng trí nên cũng không làm được công việc gì ổn định. Lâu lâu, tỉnh táo thì chị Thanh đi làm giúp việc dăm bữa. Vì vậy, mọi lo toan cuộc sống đều dồn vào đôi vai gầy nhỏ bé của người cha đã ở tuổi thất thập cổ lai hy.

onglao8
Ngày ngày cha đi bán, hai người con gái quanh quẩn ở nhà trông nhà, nấu nướng, thu dọn nhà cửa.

onglao10
Khoảng 6 giờ sáng, ông lấy bánh tét, bánh giò được mối giao tận nhà. Thường ngày, từ 8-9h sáng, ông Chúm bắt đầu đi bán.

onglao11
Trước khi rong ruổi mưu sinh, ông lão 94 tuổi lót dạ bằng bánh mì, cơm nguội hoặc gói mì tôm. "Tôi ăn giữa sáng nên ít khi ăn trưa, ăn vậy đủ no rồi. Trưa nào đói quá thì ăn tạm cái gì lề đường hoặc có bữa ăn bánh thay cơm", ông chia sẻ.

onglao12
Ông cẩn thận gói gém từng chiếc bánh vào giỏ. Mỗi ngày, ông nhận về khoảng 60 bánh giò và 6 đòn bánh tét với giá bán 10 ngàn/bánh giò và 30 ngàn/bánh tét loại to.

onglao13
Là người hướng Phật nên trên gác, trong nhà ông đều treo, thờ Phật. Mỗi ngày, trước khi đi làm, ông Chúm đều thành kính thắp nén hương.

onglao14
Mỗi ngày, ông xách hai giỏ bánh nặng khoảng 17 kg.  Gần 30 năm lầm lũi khắp mọi ngõ ngách, các đốt ngón tay phình to bất thường vì xách nặng.

onglao15
Ông thường đi quanh các con đường nhỏ rồi vòng ra các tuyến đường như Cây Trâm, Quang Trung, đường 21...

onglao16
Nhiều người đi đường thấy thương cảnh thân già, còng lưng đội mưa nắng bán bánh nuôi con nên hay mua ủng hộ ông.

onglao17
Ông kể, đôi lúc có những người đi xe xịn mua cho hết cả giỏ bánh. Hôm ấy ông được về sớm. Có người thì không lấy tiền thừa hoặc biếu ông dăm ba chục tiêu vặt.

onglao18
Vì tuổi cao sức yếu nên cứ đi một đoạn ông phải dừng lại nghỉ.

onglao19
Ông lão thích trời mưa, dù phải mặc áo mưa, lội nước để bánh bánh. Theo ông, trời mưa thì người ta thích ăn bánh giò, bánh tét hơn. Mỗi ngày ông phải bán hết số bánh để kiếm tiền lời khoảng hơn 100 ngàn.

onglao20
Thấy ông già cả, nhiều người hỏi: “Sao ông không ở nhà nghỉ ngơi, cuộc đời có mấy ngày nữa đâu, vất vả chi cho cực thân vậy?”. Ông cười móm mém: “Có sao đâu, kiếm miếng cơm, còn đi được thì đi, khi nào không nổi nữa thì thôi”.

onglao21
Ông Chúm bán từ sáng đến tồi, mỗi ngày đi hơn 15 cây số. Thường khoảng 8h tối có khi đến 11h ông mới về đến nhà. Bữa nào ế quá thì đành ăn bánh thay cơm. Nhiều khi về mệt quá, ông chỉ nằm bệt xuống giường, quên cả ăn tối. Vì vậy bữa ăn của ba bố con không bao giờ chung mâm với nhau. 

onglao22
Nói về mong ước, ông chia sẻ: "Tôi chừng này tuổi nhưng được cái ít ốm đau, bệnh tật. Mong sao ông giời cứ cho sức khỏe để mỗi ngày được rao bánh giò, bánh tét là hạnh phúc rồi".

Theo Trí Thức Trẻ