Nguyễn T.N., tiếp viên lâu năm của một hãng hàng không trong nước, cho biết: Tiếp viên hàng không là nghề phục vụ hành khách. Do vậy, ngoài việc phải đảm bảo an toàn bay, tiếp viên phải tôn trọng khách, không được phép làm khách phật lòng.
Thế nên, nhiều trường hợp khách có hành động thô lỗ, thậm chí sàm sỡ rồi lớn tiếng chửi mắng nhưng tiếp viên đành phải cho qua.
N. kể, có lần trên chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM, khi hành khách vừa lên máy bay thì ông P. ngồi ở ghế 6A lợi dụng lúc mọi người đang tìm chỗ ngồi đã đưa tay sờ mông tiếp viên C.
C. quay lại nói: “Anh làm cái gì vậy?”, thì bất ngờ ông P. đứng dậy lớn giọng với tiếp viên: “Tôi có làm gì cô đâu mà cô nặng lời thế”. Tiếp đó, ông này lớn tiếng chửi tiếp viên C. bằng những lời lẽ khiếm nhã và cho rằng C. dám vu khống mình.
Từ bị sàm sỡ, rồi gặp phải ông khách miệng thở đầy hơi men, tiếp viên C. rất ức chế, nhưng vì đây không phải chuyện hay ho gì nên đành bỏ qua vì không muốn làm to chuyện.
Đại diện của một hãng hàng không trong nước tiết lộ: Trường hợp khách sàm sỡ tiếp viên hàng không trên chuyến bay không hiếm, nhất là đối với hành khách nam khi lên máy bay đã có hơi men.
Hôm đó, trên chuyến bay từ Hải Phòng đi TP HCM, hành khách tên Quách T. ngồi ghế 7C sau khi uống rượu đến độ say xỉn, có hành vi trêu chọc và sàm sỡ tiếp viên của Vietnam Airlines.
Tổ bay đã lập biên bản vi phạm hành chính và có sự làm chứng của một hành khách khác ngồi ghế 18C.
Cảng vụ hàng không Miền Nam sau đó tiếp nhận vụ việc và chuyển hồ sơ cho phía Cục Hàng không VN xem xét xử lý. Hành khách T. bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1-3 triệu đồng.
Bị chửi, ném điện thoại vào người
Ngọc Q., tiếp viên của hàng không giá rẻ trong nước kể, có lần trên chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM, máy bay vừa đáp xuống đường băng, tiếp viên thông báo trên loa “Vì lý do an toàn, quý khách vui lòng không sử dụng điện thoại lúc này”. Có vị khách ngồi ở hàng ghế 1F vẫn gọi điện thoại, bất chấp cơ trưởng đang liên lạc với kiểm soát không lưu.
Q. đến yêu cầu tắt điện thoại nhưng vị khách ngồi ghế 1F vẫn cố nhắn tin và như không nghe lời nhắc. Lần thứ ba đến nhắc hành khách tắt điện thoại, Q. giải thích rõ: Tuy máy bay đã hạ cánh nhưng cơ trưởng vẫn đang liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu, sóng điện thoại sẽ làm nhiễu tín hiệu, có thể gây ra những sai lệch gây mất an toàn bay... nên đề nghị quý khách vui lòng tắt máy.
Ông khách gắt lên: “Tao nói tắt rồi, sao mày cứ yêu cầu tao tắt mãi vậy?”, trong khi màn hình điện thoại vẫn đang báo hiệu tin nhắn gửi đi.
Ông ta còn tháo dây an toàn, đứng phắt lên chửi: “Đ.M chúng mày, có luật nào bắt tao tắt điện thoại? Tao không tắt thì làm gì được tao?”.
Nói xong ông khách ngồi ghế 1F ném thẳng điện thoại về phía Q.
Chỉ đến khi người khách ngồi hàng ghế bên cạnh nhặt chiếc điện thoại lên và nói: “Cô ấy chỉ nhắc nhở, sao ông chửi mắng như vậy” thì vị khách mới bớt giọng chửi bới.
Q. định cho qua, nhưng cơ phó chuyến bay phát hiện thấy nên yêu cầu tiếp viên trưởng báo cáo. Sau khi nghe báo cáo vụ việc, cơ trưởng đã yêu cầu lập biên bản đối với hành khách này vì không thể bỏ qua đối với hành vi uy hiếp an toàn bay.
Mắng tiếp viên vì máy bay có ruồi
Trên một chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific từ Hà Nội - Đà Nẵng, trong lúc tiếp viên đang bắt đầu chuẩn bị các suất ăn thì một ông khách đứng tuổi ăn mặc lịch sự ngồi ở ghế 5A quay sang hỏi tiếp viên đi bên cạnh: “Này cô, sao máy bay lại có ruồi”.
Tiếp viên nói: “Xin lỗi bác, máy bay trong quá trình mở cửa, có thể ruồi bay vào”.
Ông khách đứng phắt dậy lớn giọng: “Ngụy biện. Vô lý, máy bay động cơ làm sao có ruồi được, đồ...”.
Thấy vị khách này lớn tiếng tiếp viên tiếp tục giải thích cho khách rõ: Trong quá trình vận chuyển có thể ruồi ở từ hành lý, hoặc từ xe buýt vận chuyển khách ra sân bay lên máy bay, việc này khó tránh khỏi nên mong khách thông cảm, nhưng ông khách này vẫn lớn tiếng chửi mắng.
Tiếp viên T. nói, có nhiều tình huống khách phản ứng rất vô lý, theo quy định tiếp viên phải tôn trọng, giải thích cụ thể cho khách hiểu nhưng vẫn không ít trường hợp khách cố tình ngụy biện, hiểu sai, thậm chí đổ lỗi cho tiếp viên.
Thế nên, nhiều trường hợp khách có hành động thô lỗ, thậm chí sàm sỡ rồi lớn tiếng chửi mắng nhưng tiếp viên đành phải cho qua.
Hành khách đi máy bay có hành vi hiếm nhã với tiếp viên hàng không. (Ảnh minh họa)
N. kể, có lần trên chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM, khi hành khách vừa lên máy bay thì ông P. ngồi ở ghế 6A lợi dụng lúc mọi người đang tìm chỗ ngồi đã đưa tay sờ mông tiếp viên C.
C. quay lại nói: “Anh làm cái gì vậy?”, thì bất ngờ ông P. đứng dậy lớn giọng với tiếp viên: “Tôi có làm gì cô đâu mà cô nặng lời thế”. Tiếp đó, ông này lớn tiếng chửi tiếp viên C. bằng những lời lẽ khiếm nhã và cho rằng C. dám vu khống mình.
Từ bị sàm sỡ, rồi gặp phải ông khách miệng thở đầy hơi men, tiếp viên C. rất ức chế, nhưng vì đây không phải chuyện hay ho gì nên đành bỏ qua vì không muốn làm to chuyện.
Đại diện của một hãng hàng không trong nước tiết lộ: Trường hợp khách sàm sỡ tiếp viên hàng không trên chuyến bay không hiếm, nhất là đối với hành khách nam khi lên máy bay đã có hơi men.
Hôm đó, trên chuyến bay từ Hải Phòng đi TP HCM, hành khách tên Quách T. ngồi ghế 7C sau khi uống rượu đến độ say xỉn, có hành vi trêu chọc và sàm sỡ tiếp viên của Vietnam Airlines.
Tổ bay đã lập biên bản vi phạm hành chính và có sự làm chứng của một hành khách khác ngồi ghế 18C.
Cảng vụ hàng không Miền Nam sau đó tiếp nhận vụ việc và chuyển hồ sơ cho phía Cục Hàng không VN xem xét xử lý. Hành khách T. bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 1-3 triệu đồng.
Bị chửi, ném điện thoại vào người
Ngọc Q., tiếp viên của hàng không giá rẻ trong nước kể, có lần trên chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM, máy bay vừa đáp xuống đường băng, tiếp viên thông báo trên loa “Vì lý do an toàn, quý khách vui lòng không sử dụng điện thoại lúc này”. Có vị khách ngồi ở hàng ghế 1F vẫn gọi điện thoại, bất chấp cơ trưởng đang liên lạc với kiểm soát không lưu.
Q. đến yêu cầu tắt điện thoại nhưng vị khách ngồi ghế 1F vẫn cố nhắn tin và như không nghe lời nhắc. Lần thứ ba đến nhắc hành khách tắt điện thoại, Q. giải thích rõ: Tuy máy bay đã hạ cánh nhưng cơ trưởng vẫn đang liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu, sóng điện thoại sẽ làm nhiễu tín hiệu, có thể gây ra những sai lệch gây mất an toàn bay... nên đề nghị quý khách vui lòng tắt máy.
Ông khách gắt lên: “Tao nói tắt rồi, sao mày cứ yêu cầu tao tắt mãi vậy?”, trong khi màn hình điện thoại vẫn đang báo hiệu tin nhắn gửi đi.
Ông ta còn tháo dây an toàn, đứng phắt lên chửi: “Đ.M chúng mày, có luật nào bắt tao tắt điện thoại? Tao không tắt thì làm gì được tao?”.
Nói xong ông khách ngồi ghế 1F ném thẳng điện thoại về phía Q.
Chỉ đến khi người khách ngồi hàng ghế bên cạnh nhặt chiếc điện thoại lên và nói: “Cô ấy chỉ nhắc nhở, sao ông chửi mắng như vậy” thì vị khách mới bớt giọng chửi bới.
Nhiều phản ứng thái quá của khách khiến tiếp viên bị tổn thương
Q. định cho qua, nhưng cơ phó chuyến bay phát hiện thấy nên yêu cầu tiếp viên trưởng báo cáo. Sau khi nghe báo cáo vụ việc, cơ trưởng đã yêu cầu lập biên bản đối với hành khách này vì không thể bỏ qua đối với hành vi uy hiếp an toàn bay.
Mắng tiếp viên vì máy bay có ruồi
Trên một chuyến bay của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific từ Hà Nội - Đà Nẵng, trong lúc tiếp viên đang bắt đầu chuẩn bị các suất ăn thì một ông khách đứng tuổi ăn mặc lịch sự ngồi ở ghế 5A quay sang hỏi tiếp viên đi bên cạnh: “Này cô, sao máy bay lại có ruồi”.
Tiếp viên nói: “Xin lỗi bác, máy bay trong quá trình mở cửa, có thể ruồi bay vào”.
Ông khách đứng phắt dậy lớn giọng: “Ngụy biện. Vô lý, máy bay động cơ làm sao có ruồi được, đồ...”.
Thấy vị khách này lớn tiếng tiếp viên tiếp tục giải thích cho khách rõ: Trong quá trình vận chuyển có thể ruồi ở từ hành lý, hoặc từ xe buýt vận chuyển khách ra sân bay lên máy bay, việc này khó tránh khỏi nên mong khách thông cảm, nhưng ông khách này vẫn lớn tiếng chửi mắng.
Tiếp viên T. nói, có nhiều tình huống khách phản ứng rất vô lý, theo quy định tiếp viên phải tôn trọng, giải thích cụ thể cho khách hiểu nhưng vẫn không ít trường hợp khách cố tình ngụy biện, hiểu sai, thậm chí đổ lỗi cho tiếp viên.
Theo Vietnamnet