Kể từ ngày lên đá V-League, chỉ có trận khai mạc gặp S.Khánh Hòa là Công Phượng thực sự thi đấu bùng nổ. Sau trận đấu đó, Phượng chìm dần, không thể tìm được sự liên kết với các đồng đội, lối chơi của HAGL cũng rất dễ bị bắt bài và gặp bế tắc.
Có thể nói trong lứa Học viện HAGL JMG thì Công Phượng là cầu thủ khác biệt nhất. Phượng sở hữu chất quái của một tiền đạo đích thực cần có: Sẵn sàng chơi xấu đối phương, ăn vạ, tiểu xảo... Tất cả những điểm này đều được coi là cấm kỵ ở HAGL, nhưng không ít lần người ta nhìn thấy một Công Phượng đầy ma mãnh cả ở giải trẻ lẫn V-League. Thế nên, khi đặt Công Phượng cạnh những cầu thủ khác của học viện, có cảm giác trông Phượng thật lạc lõng.
Công Phượng tỏ ra cực kỳ nguy hiểm trong màu áo U23 Việt Nam
Khi lên đội tuyển U23 thi đấu dưới thời HLV Miura, lúc đầu người ta hoài nghi khả năng hòa nhập của Công Phượng, nhưng với những tố chất như đã nói, cầu thủ xứ Nghệ rất nhanh có được chỗ đứng. Anh cũng là cầu duy nhất của HAGL thi đấu tốt trong màu áo U23 Việt Nam.
Có rất nhiều điều khác biệt khi Công Phượng thi đấu ở ĐT U23 với Công Phượng ở HAGL lý giải vì sao cầu thủ này chơi tốt ở đội tuyển nhưng chơi tệ ở CLB.
Ở HAGL, Công Phượng được chỉ đạo đá lùi sâu, thậm chí có nhiều lúc Phượng lui về đá như một tiền vệ trung tâm. Cách đá không thể phát huy được sự nguy hiểm của Công Phượng. Không khó nhận ra, Công Phượng hoàn toàn "vô hại" khi anh đá ở CLB. Các đối thủ cũng dễ dàng cản phá vì khi Công Phượng lùi sâu, nhiệm vụ kèm Phượng đã được giao cho tiền vệ, còn hậu vệ sẵn sàng với các phương án hỗ trợ.
Nhưng lại tỏ ra "vô hại" trong màu áo HAGL
Nhưng khi ở tuyển, ông Miura xếp Công Phượng đá cao nhất trên hàng công, Phượng xuất hiện gần khung thành của đối phương hơn. Nghĩa là, chỉ cần bóng đến chân của Công Phượng cũng đủ tạo ra nguy hiểm. Anh có thể hút trung vệ đối phương kéo theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội băng lên, anh cũng có thể đột phá, mà chỉ một tình huống thành công cũng đủ tạo ra bàn thắng.
Ngoài ra, lối chơi của Công Phượng rất cần những khoảng trống để có thể thi triển tốc độ và kỹ thuật. Nhưng cách đá của HAGL là cách đá đề cao khả năng kiểm soát bóng, đẩy đối phương phải thiết lập hàng phòng ngự nhiều tầng. Kiểu đá này cực kỳ gây khó khăn cho Công Phượng bởi anh sẽ bị nhiều cầu thủ chăm sóc mỗi khi có bóng.
Trong khi cách đá ở đội tuyển, cũng như một số CLB khác ở V-League họ thi đấu hiện đại, sẵn sàng chơi phòng ngự - phản công. Khi ấy, khoảng trống cho Công Phượng ở phía trên cũng là rất lớn. Chưa kể đến cách ứng xử cũng như chiêu, trò trên sân của Công Phượng khác biệt với các cầu thủ HAGL. Phượng biết chơi tiểu xảo, sẵn sàng ăn miếng trả miếng, thậm chí vào bóng trả đũa khi bị đối thủ phạm lỗi...
Công Phượng có thể phù hợp với HAGL khi đá ở giải trẻ, nhưng bây giờ anh đã "tốt nghiệp". Phải chăng, phố núi đã không còn là "mái nhà" lý tưởng để cầu thủ xứ Nghệ có thể phát huy hết khả năng của mình?
Có thể nói trong lứa Học viện HAGL JMG thì Công Phượng là cầu thủ khác biệt nhất. Phượng sở hữu chất quái của một tiền đạo đích thực cần có: Sẵn sàng chơi xấu đối phương, ăn vạ, tiểu xảo... Tất cả những điểm này đều được coi là cấm kỵ ở HAGL, nhưng không ít lần người ta nhìn thấy một Công Phượng đầy ma mãnh cả ở giải trẻ lẫn V-League. Thế nên, khi đặt Công Phượng cạnh những cầu thủ khác của học viện, có cảm giác trông Phượng thật lạc lõng.
Công Phượng tỏ ra cực kỳ nguy hiểm trong màu áo U23 Việt Nam
Khi lên đội tuyển U23 thi đấu dưới thời HLV Miura, lúc đầu người ta hoài nghi khả năng hòa nhập của Công Phượng, nhưng với những tố chất như đã nói, cầu thủ xứ Nghệ rất nhanh có được chỗ đứng. Anh cũng là cầu duy nhất của HAGL thi đấu tốt trong màu áo U23 Việt Nam.
Có rất nhiều điều khác biệt khi Công Phượng thi đấu ở ĐT U23 với Công Phượng ở HAGL lý giải vì sao cầu thủ này chơi tốt ở đội tuyển nhưng chơi tệ ở CLB.
Ở HAGL, Công Phượng được chỉ đạo đá lùi sâu, thậm chí có nhiều lúc Phượng lui về đá như một tiền vệ trung tâm. Cách đá không thể phát huy được sự nguy hiểm của Công Phượng. Không khó nhận ra, Công Phượng hoàn toàn "vô hại" khi anh đá ở CLB. Các đối thủ cũng dễ dàng cản phá vì khi Công Phượng lùi sâu, nhiệm vụ kèm Phượng đã được giao cho tiền vệ, còn hậu vệ sẵn sàng với các phương án hỗ trợ.
Nhưng lại tỏ ra "vô hại" trong màu áo HAGL
Nhưng khi ở tuyển, ông Miura xếp Công Phượng đá cao nhất trên hàng công, Phượng xuất hiện gần khung thành của đối phương hơn. Nghĩa là, chỉ cần bóng đến chân của Công Phượng cũng đủ tạo ra nguy hiểm. Anh có thể hút trung vệ đối phương kéo theo mình để tạo khoảng trống cho đồng đội băng lên, anh cũng có thể đột phá, mà chỉ một tình huống thành công cũng đủ tạo ra bàn thắng.
Ngoài ra, lối chơi của Công Phượng rất cần những khoảng trống để có thể thi triển tốc độ và kỹ thuật. Nhưng cách đá của HAGL là cách đá đề cao khả năng kiểm soát bóng, đẩy đối phương phải thiết lập hàng phòng ngự nhiều tầng. Kiểu đá này cực kỳ gây khó khăn cho Công Phượng bởi anh sẽ bị nhiều cầu thủ chăm sóc mỗi khi có bóng.
Trong khi cách đá ở đội tuyển, cũng như một số CLB khác ở V-League họ thi đấu hiện đại, sẵn sàng chơi phòng ngự - phản công. Khi ấy, khoảng trống cho Công Phượng ở phía trên cũng là rất lớn. Chưa kể đến cách ứng xử cũng như chiêu, trò trên sân của Công Phượng khác biệt với các cầu thủ HAGL. Phượng biết chơi tiểu xảo, sẵn sàng ăn miếng trả miếng, thậm chí vào bóng trả đũa khi bị đối thủ phạm lỗi...
Công Phượng có thể phù hợp với HAGL khi đá ở giải trẻ, nhưng bây giờ anh đã "tốt nghiệp". Phải chăng, phố núi đã không còn là "mái nhà" lý tưởng để cầu thủ xứ Nghệ có thể phát huy hết khả năng của mình?
Theo Tri Thức Trẻ