Lâu nay, vấn đề chất lượng thực phẩm chức năng (TPCN) luôn được người tiêu dùng quan tâm. Bởi, đây không phải là thuốc chữa bệnh, nhưng nó giúp hỗ trợ trong việc điều trị bệnh. Lợi dụng điều đó, không ít nhãn hàng quảng cáo “vống” sản phẩm của mình, nên khiến nhiều người lầm tưởng.
Ngoài ra, vấn đề thực phẩm chức năng giả vẫn là bài toán khó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, không ít lần cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ hàng chục tấn TPCN giả, với những thương hiệu nổi tiếng khiến người dân vô cùng hoang mang.
Trước vấn đề này, TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, với bất kỳ thực phẩm chức năng nào khi đã công bố và được phép lưu thông trên thị trường là đảm bảo chất lượng (trừ những sản phẩm bị làm giả).
“Tuy nhiên tôi cũng phải thừa nhận rằng, đã "mệnh danh" là thực phẩm chức năng, sản phẩm đó phải có tác dụng nhất định với sức khỏe con người, nếu không dù doanh nghiệp có quảng cáo "vống" lên nhiều lần người tiêu dùng vẫn không sử dụng.
Cá nhân tôi cho rằng, trong số hơn 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng đang lưu thông trên thị trường hiện nay, chỉ khoảng 50-60% trong số đó là "sống" được, tức là được người tiêu dùng chấp nhận, còn lại là "tự diệt", mặc dù có thể do lần đầu chưa biết người dân vẫn mua sản phẩm, nhưng chỉ là "một đi không trở lại", ông Phong cho hay.
Để quản lý chặt chất lượng TPCN, ông Phong cho biết, các cơ quan quản lý Nhà nước,đều tiến hành lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm theo định kỳ. Ngoài ra theo chương trình giám sát chủ động, các đoàn thanh tra có thể lấy mẫu bất kỳ đang lưu thông trên thị trường nhằm kiểm tra mà không cần báo cho doanh nghiệp.
Khi mẫu được kiểm tra không đạt chất lượng, cơ quan thanh tra có quyền yêu cầu doanh nghiệp trình phiếu kiểm nghiệm định kỳ đã lưu trước đó, nếu phiếu kiểm nghiệm định kỳ mà doanh nghiệp lưu không đạt chất lượng, doanh nghiệp bị phạt rất nặng.
Ngoài ra, một vấn đề mà không chỉ Cục ATTP mà nhiều người tiêu dùng đang phản ánh đó chính là việc quảng cáo TPCN không đúng với nội dung xác nhận quảng cáo.
Theo Cục trưởng Cục ATTP, vấn đề sai phạm nhiều nhất đối với các loại thực phẩm chức năng gần đây, đó chính là vi phạm về quảng cáo. Theo đó, có những thời điểm, hơn 53% số lượng doanh nghiệp vi phạm về thực phẩm chức năng là vi phạm liên quan tới quảng cáo (như quảng cáo khi chưa có thẩm định của cơ quan y tế, quảng cáo quá nội dung được phê duyệt).
Theo thống kê của Cục ATTP, trong 6 tháng đầu năm 2015, số tiền phạt quảng cáo liên quan đến thực phẩm chức năng là 1, 6 tỷ ở 77 doanh nghiệp vi phạm. Ông Phong cho biết, TPCN chỉ là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, nhưng hiện nay tình trạng DN quảng cáo "thổi phồng" công dụng của sản phẩm, coi đây như “thần dược” uống đâu bổ đấy đang diễn ra khá phổ biến.
"Chính những quảng cáo có tình chất đánh lừa người tiêu dùng này đã khiến nhiều người dân rơi vào mê hồn trận TPCN, không biết sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào không. Để xảy ra tình trạng này, tôi thừa nhận có trách nhiệm của ngành Y tế khi công tác thanh, kiểm tra chưa tiến hành triệt để.
Do vậy thời gian tới Cục An toàn thực phẩm cam kết sẽ xử lý nghiêm với hành vi vi phạm như phạt tiền, rút giấy phép, công khai sai phạm trên phương tiện thông tin đại chúng bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông, cơ quan phát hành quảng cáo "siết" quảng cáo thực phẩm chức năng”, TS Phong cho hay.
Ngoài ra, vấn đề thực phẩm chức năng giả vẫn là bài toán khó với các cơ quan chức năng. Thực tế cho thấy, không ít lần cơ quan chức năng phát hiện và thu giữ hàng chục tấn TPCN giả, với những thương hiệu nổi tiếng khiến người dân vô cùng hoang mang.
Lô thực phẩm chức năng giả bị phòng Cảnh Sát PCTP về Môi Trường - PC49 (Hà Nội)
bắt giữ
bắt giữ
Trước vấn đề này, TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, với bất kỳ thực phẩm chức năng nào khi đã công bố và được phép lưu thông trên thị trường là đảm bảo chất lượng (trừ những sản phẩm bị làm giả).
“Tuy nhiên tôi cũng phải thừa nhận rằng, đã "mệnh danh" là thực phẩm chức năng, sản phẩm đó phải có tác dụng nhất định với sức khỏe con người, nếu không dù doanh nghiệp có quảng cáo "vống" lên nhiều lần người tiêu dùng vẫn không sử dụng.
Cá nhân tôi cho rằng, trong số hơn 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng đang lưu thông trên thị trường hiện nay, chỉ khoảng 50-60% trong số đó là "sống" được, tức là được người tiêu dùng chấp nhận, còn lại là "tự diệt", mặc dù có thể do lần đầu chưa biết người dân vẫn mua sản phẩm, nhưng chỉ là "một đi không trở lại", ông Phong cho hay.
Để quản lý chặt chất lượng TPCN, ông Phong cho biết, các cơ quan quản lý Nhà nước,đều tiến hành lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm theo định kỳ. Ngoài ra theo chương trình giám sát chủ động, các đoàn thanh tra có thể lấy mẫu bất kỳ đang lưu thông trên thị trường nhằm kiểm tra mà không cần báo cho doanh nghiệp.
Khi mẫu được kiểm tra không đạt chất lượng, cơ quan thanh tra có quyền yêu cầu doanh nghiệp trình phiếu kiểm nghiệm định kỳ đã lưu trước đó, nếu phiếu kiểm nghiệm định kỳ mà doanh nghiệp lưu không đạt chất lượng, doanh nghiệp bị phạt rất nặng.
Theo TS Nguyễn Thanh Phong, vấn đề quảng cáo “thổi phồng” TPCN ngày càng diễn ra phổ biến, đặc biệt là trên các trang mạng.
Ngoài ra, một vấn đề mà không chỉ Cục ATTP mà nhiều người tiêu dùng đang phản ánh đó chính là việc quảng cáo TPCN không đúng với nội dung xác nhận quảng cáo.
Theo Cục trưởng Cục ATTP, vấn đề sai phạm nhiều nhất đối với các loại thực phẩm chức năng gần đây, đó chính là vi phạm về quảng cáo. Theo đó, có những thời điểm, hơn 53% số lượng doanh nghiệp vi phạm về thực phẩm chức năng là vi phạm liên quan tới quảng cáo (như quảng cáo khi chưa có thẩm định của cơ quan y tế, quảng cáo quá nội dung được phê duyệt).
Theo thống kê của Cục ATTP, trong 6 tháng đầu năm 2015, số tiền phạt quảng cáo liên quan đến thực phẩm chức năng là 1, 6 tỷ ở 77 doanh nghiệp vi phạm. Ông Phong cho biết, TPCN chỉ là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe, nhưng hiện nay tình trạng DN quảng cáo "thổi phồng" công dụng của sản phẩm, coi đây như “thần dược” uống đâu bổ đấy đang diễn ra khá phổ biến.
"Chính những quảng cáo có tình chất đánh lừa người tiêu dùng này đã khiến nhiều người dân rơi vào mê hồn trận TPCN, không biết sản phẩm nào tốt, sản phẩm nào không. Để xảy ra tình trạng này, tôi thừa nhận có trách nhiệm của ngành Y tế khi công tác thanh, kiểm tra chưa tiến hành triệt để.
Do vậy thời gian tới Cục An toàn thực phẩm cam kết sẽ xử lý nghiêm với hành vi vi phạm như phạt tiền, rút giấy phép, công khai sai phạm trên phương tiện thông tin đại chúng bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông, cơ quan phát hành quảng cáo "siết" quảng cáo thực phẩm chức năng”, TS Phong cho hay.
Theo Khám Phá