Tôi từng đi dự đám cưới của một cặp vợ chồng trẻ, một cặp đôi hạnh phúc đang háo hức, sẵn sàng bước vào chương mới của cuộc đời. Họ nắm chặt tay nhau, trao nhau những ánh nhìn hạnh phúc. Tôi còn thấy cô dâu thì thầm với chú rể: “Em yêu anh” trong lúc chuẩn bị cử hành nghi thức nữa. Trông họ thực sự rất hạnh phúc.
Người cử hành nghi lễ là một người đàn ông lớn tuổi. Ông bắt đầu đưa ra những lời khuyên cho cặp đôi ấy. Tôi dựa lưng vào ghế, chuẩn bị nghe những câu nói như “yêu cô ấy mỗi ngày”, “luôn là bạn thân của nhau”... những câu mà chúng ta thường nghe đi nghe lại vào mỗi đám cưới.
Thế nhưng những gì ông nói lại khiến tôi phải ngồi thẳng lên, chăm chú nghe từng lời, từng chữ. “Ngày nào đó, các con sẽ thức dậy và không còn thích đối phương nữa”, ông mở lời. Lúc này tôi tự hỏi không biết ông có ý gì nữa mà lại phát biểu như thế.
Rồi ông tiếp tục: “Và những ngày khác, 1 trong 2 con sẽ tin rằng con đúng, con đối phương lại tin rằng họ mới đúng. Và con sẽ vào góc riêng của mình và nghĩ: “Tôi mới đúng. Tôi không bao giờ thay đổi quan điểm của mình”. Khi đó sẽ có 4 từ giải quyết được vấn đề này”.
Nói xong ông quay sang nhìn chú rể và tiếp tục giải thích: “Mỗi khi cãi nhau, con cảm thấy mình đúng, vợ con sai, con nên hít một hơi thật sâu, đi khắp nhà tìm cô ấy và nói: “Em yêu, em đã đúng””. Rồi ông quay sang nhìn cô dâu, người đang tươi cười rạng rỡ và bảo: “Khi con cảm thấy chồng mình làm điều gì đó sai, làm con bực bội cả ngày, con hãy đến bên chồng mình và nói: “Anh yêu, anh đã đúng””.
“Em đã đúng”, câu nói này không hề đi ngược lại với những gì chúng ta đã học. Chẳng ai yêu cầu chúng ta phải nhìn nhận cái sai thành đúng mà hơn hết, nó mang ý nghĩa của sự hy sinh và tự hào. Có thể bạn luôn nghĩ rằng bạn đúng khi mua chiếc xe mới hay sẽ về nhà bố mẹ vào dịp lễ. Và cũng có thể, bạn đời của bạn vẫn nghĩ rằng họ đúng. Nhưng bước đầu tiên để tha thứ và hàn gắn là phá vỡ cái tôi của bản thân, quên đi việc ai đúng, ai sai và nhìn mọi thứ ở góc độ mới.
Câu nói này không phải để sử dụng như mục đích châm biếm bởi nếu không, nó chẳng kết thúc được cuộc tranh luận và vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Tác giả Lynn G. Robbines từng nói rằng để nói lời xin lỗi một cách chân thành, nó phải được diễn tả bằng tình yêu thương, sự đồng cảm chứ không phải chỉ tha thứ cho chính mình.
Theo trí thức trẻ