Nhạc Việt - thị trường âm nhạc cổ hủ, khó tính trong tiếp nhận
Việt Nam trong nhiều năm qua mọc lên rất nhiều cuộc thi âm nhạc, tìm kiếm tài năng ca hát. Điểm chung của các cuộc thi này là từ ban giám khảo tới khán giả, thí sinh đều nhấn mạnh vào giọng hát, coi đó như nhân tố duy nhất để đánh giá tài năng. Không khó hiểu khi quán quân của các chương trình âm nhạc đều là những ca sĩ biết hát, hát giỏi, nhưng ngoài hát ra cũng chẳng biết làm gì nhiều hơn.
Điều này phản ánh thực trạng nghèo nàn của thị trường âm nhạc Việt Nam suốt hàng chục năm qua, chỉ quan tâm, chú trọng vào giọng hát. Thực trạng này tạo nên một nền âm nhạc đơn điệu, một màu, quanh đi quẩn lại chỉ có những ca sĩ cầm mic lên sân khấu đứng một chỗ, hát xong rồi về. Và khán giả, những nạn nhân được "nuôi dưỡng" trong thị trường âm nhạc như vậy cũng trở nên cổ hủ, chỉ biết quan tâm tới giọng hát, khinh thị những yếu tố khác.
Nhìn vào những nền âm nhạc lớn trên thế giới như Âu Mỹ, Nhật, Hàn, chúng ta thấy được sự đa dạng, muôn hình muôn vẻ của họ. Ngoài những ca sĩ đi theo hướng vocalist, hoặc những ca sĩ đi theo hướng nghệ sĩ kết hợp chơi nhạc cụ, chúng ta còn thấy sự thành công vượt trội của những nghệ sĩ trình diễn như Madonna, Britney Spears, Michael Jackson, Kylie Minogue, Jennifer Lopez... Đặc điểm chung của những ca sĩ này là không có thế mạnh về vocal, những lại có rất nhiều thế mạnh khác, đặc biệt là về vũ đạo. Và họ vẫn tự tin chinh phục khán giả bằng những yếu tố ngoài vocal, làm nên những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời. Khán giả, với sự đa dạng trong tiếp nhận cũng biết cách tôn vinh họ sau những cống hiến họ tạo được. Ở Âu Mỹ, tài năng của những nghệ sĩ trình diễn như Madonna, Michael Jackson còn được đánh giá cao hơn những diva, vocalist đơn thuần, trái ngược hẳn với Việt Nam. Thậm chí ở Úc, Kylie Minogue còn được đưa vào sách giáo khoa.
Hay như ở Hàn Quốc, có sự phân chia rạch ròi giữa những nghệ sĩ trình diễn như BoA, Lee Hyori, Bi Rain với các vocalist như SoHyang, Naul, Ock Joo Hyun, Lena Park. Những vocalist thường đảm nhận những màn trình diễn mang tính hàn lâm, nghiêm túc, đảm bảo chất lượng cho nền âm nhạc nước nhà. Trong khi đó, những nghệ sĩ trình diễn cũng đóng vai trò không kém, khi nhận trách nhiệm quảng bá nền âm nhạc Hàn Quốc ra thế giới, kéo người hâm mộ, thu ngoại tệ cho nước nhà. Tất cả họ đều tài năng và được xem trọng như nhau.
Chẳng hạn như BoA và DBSK là hai nghệ sĩ trình diễn đã mở màn cho làn sóng Hallyu vào thị trường khó tính như Nhật Bản, điều mà chưa vocalist nào làm được. Liên tiếp sau đó, các nhóm nhạc như Suju, BigBang, SNSD, Wonder Girls, 2PM, EXO, Got7... đã tiếp nối để đẩy Kpop ra toàn thế giới, tạo nên một thị trường âm nhạc thành công. Bản thân Lee Hyori, dù chỉ là nghệ sĩ thiên về trình diễn đơn thuần, không hề có vocal tốt, nhưng vẫn có nhiều tiên phong, cống hiến và vẫn được coi trọng không thua gì các vocalist hàng đầu. Và dù là vocalist hay trình diễn thì họ cũng phải phấn đấu hết bản thân để đạt được thành công.
Ở các nhóm idol hiện nay như Got7, EXO... vũ đạo đã và đang được biến thành nghệ thuật với việc áp dụng nhiều loại hình vũ đạo khó, cao cấp trong các màn trình diễn. Các thành viên của Got7 như Mark Tuan, Jackson đã mất khoảng 4 tới 5 năm chỉ để học vũ đạo khó, những màn nhào lộn trên không của martial art.
Ở Việt Nam lại không như thế, do sự nghèo nàn, thiếu đa dạng của thị trường âm nhạc trong nước nên khán giả cũng trở nên cổ hủ, khó tính, khó hòa hợp trong tiếp nhận. Họ thường khá kì thị những nghệ sĩ trình diễn, không những đánh giá thấp mà còn thóa mạ, chửi bới các ca sĩ đi theo hướng này. Rất nhiều ca sĩ đi theo hướng trình diễn như Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà không hề được khán giả coi trọng, đánh giá đúng tài năng, cống hiến của họ, chỉ vì họ không đi thep hướng vocalist đơn thuần. Trong mọi tranh luận, họ luôn bị lôi ra so sánh với diva này, diva kia, vocalist này, vocalist kia để phủ nhận.
Chính vì thế, một thực trạng đáng bàn hiện nay là thị trường Việt Nam thiếu hụt hoàn toàn những ca sĩ biết nhảy thực thụ. Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng, Ngọc Sơn... là những ca sĩ vừa hát vừa kết hợp vũ đạo, nhưng vẫn chưa phải là ca sĩ kết hợp vũ công đúng nghĩa như Madonna, Britney, Jennifer Lopez. Các màn vũ đạo của họ vẫn chỉ là vũ đạo mang tính làm nền cho ca hát, không phải vũ đạo chuyên nghiệp thực sự.
Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng vũ đạo của họ vẫn dừng ở mức đơn giản, dễ thực hiện, ít tính công phu, nghệ thuật. Chúng ta không thể trách họ, vì dẫu sao họ vẫn đang lại phải vật lộn trong một thị trường âm nhạc đề cao giọng hát, nên họ thà bỏ thời gian luyện thanh còn hơn học vũ đạo. Vì vậy, xét ở nền âm nhạc Việt Nam hiện tại, những ca sĩ như Trọng Hiếu hầu như chưa có. Cần nhấn mạnh vào khả năng vũ đạo của Trọng Hiếu vì anh xuất thân từ một dancer, với những bước nhảy đúng chuẩn, chứ không phải chỉ đi học vũ đạo đơn thuần như nhiều ca sĩ.
Ở một dancer, họ biết cách kiểm soát và giải phóng cơ thể trên sân khấu, tạo ra những hiệu ứng đặc biệt hơn. Đó cũng là sự khác biệt lớn giữa Beyonce (ca sĩ đi học vũ đạo) với Madonna, Jennifer Lopez (dancer thực thụ).
Trên thế giới, chúng ta chứng kiến sự thành công vượt trội của những ca sĩ xuất thân từ vũ công như Madonna, Britney, Jennifer Lopez... Vì có xuất thân vũ công nên họ sở hữu được những bước nhảy điêu luyện, vô cùng công phu, khó khăn, làm choáng ngợp khán giả, để từ đó kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo, tạo nên những bình diện đa dạng cho nền văn hóa âm nhạc đại chúng hậu hiện đại.
Với họ, vũ đạo không còn là phông nền cho giọng hát, mà đã trở thành môn nghệ thuật trình diễn thực sự. Họ đã dùng những bước nhảy để đưa nền âm nhạc đất nước mình ra thế giới. Trong đó, có những nghệ sĩ đặc biệt như Madonna, Michael Jackson đã biết xây dựng các mã nghệ thuật có tính hàn lâm trong các bước nhảy của mình và dùng vũ đạo tạo nên thương hiệu, tên tuổi riêng, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau.
Đến Beyonce, một nữ vocalist với giọng hát và kĩ thuật tuyệt vời, cũng không dậm chân tại chỗ, mà vẫn phấn đấu rèn luyện vũ đạo miệt mài, để biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong âm nhạc của mình. Ở vị trí của Beyonce, rõ ràng, cô chẳng cần phải nhảy, chỉ cần đứng hát một chỗ là thừa sự nổi tiếng rồi. Nhưng sự vận động trong tư duy, cũng như áp lực từ một thị trường âm nhạc đa dạng như US luôn thôi thúc cô phải đổi mới, thử thách bản thân để cống hiến nhiều hơn cho nghệ thuật, cũng như kéo thêm người hâm mộ về phía mình.
Madonna - chỉ cần dùng vũ đạo để làm nên một huyền thoại
Bàn về vũ đạo, cần nói qua về trường hợp đặc biệt của Madonna. Không giống những ca sĩ khác, niềm đam mê lớn nhất của cô là vũ đạo chứ không phải giọng hát. Chỉ cần nhìn vào những cơ bắp trên người Madonna là đủ hiểu cô đã phải nỗ lực thế nào với niềm đam mê này. Ngay từ khi còn nhỏ, Madonna đã cố thuyết phục cha mình cho theo học múa ballet, sau khi lên New York, cô vẫn tiếp tục tìm thầy để học vũ đạo, dù rất khó khăn về kinh tế. Cô từng học nhảy với Mathar Graham và Pearl Lang, hai vũ công có tiếng khi ấy, sau đó làm việc với nhiều vũ đoàn như Alvin Ailey và Walter Nicks để tiếp tục tôi luyện khả năng của mình, từ đó sở hữu những kĩ thuật dance điêu luyện nhất. Thậm chí, khi được hỏi "cô hát, cô sáng tác, cô nhảy, cô chơi đàn guitar, cô nhiều tài quá! Vậy cô thấy cái gì mình giỏi nhất?", Madonna đã trả lời một cách đầy tự tin: "Tôi là một vũ công đẳng cấp!".
Chúng ta thấy rằng, để dance được như Madonna là vấn đề không đơn giản, ca sĩ sẽ phải mất hơn chục năm rèn luyện vũ đạo mới có được cơ thể mềm dẻo, thể lực tốt, sự chính xác trong từng bước nhảy, phải có máu liều, sẵn sàng thực hiện những động tác nguy hiểm, và trên hết là phải có tư duy sâu sắc. Nếu so sánh Madonna với các ca sĩ trẻ Việt Nam, bạn sẽ thấy rõ, các ca sĩ này chủ yếu dance ở tư thế đứng trên đôi chân (dance on the high heels), thực hiện các động tác giật người điên đảo, sử dụng triệt để các bộ phận dễ sử dụng nhất là mông, đùi, eo, ngực (chủ yếu là giật và uốn) để gây kích thích với khán giả và đánh lừa thị giác của họ là các động tác này khó lắm.
Và các động tác dance đó chỉ đơn giản là dance, ít khi mang thêm một ý nghĩa nào khác. Còn Madonna thì khác, cô sử dụng toàn bộ cơ thể, trong đó có cả tay, cổ, đầu gối, đầu (những bộ phận khó sử dụng và nguy hiểm khi dance), lăn lộn trên sân khấu với đủ kiểu động tác từ cực khó đến cực kì nguy hiểm (trong đó có cả động tác đi trên dây, nhào lộn trên không). Các màn vũ đạo của Madonna là sự kết hợp của rất nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu, chứ không chỉ đơn giản là giật người, lắc hông, vung tay điên đảo trong một vài loại hình dance ít ỏi nào đó như các ca sĩ Việt Nam.
Không những vậy, Madonna còn đạt tới cấp độ diễn bằng vũ đạo, nói nôm na là dùng vũ đạo để diễn trên sân khấu chứ không chỉ đơn giản là dance cho đẹp mắt (qua các động tác mô phỏng việc đấm, đá, tranh giành, chết, hồi sinh, ảo mộng, làm tình, bạo lực, đấu võ...theo từng bối cảnh của màn diễn được dựng lên). Để thấy được khả năng vũ đạo của Madonna, khán giả phải chịu khó suy ngẫm, tìm hiểu chiều sâu của nó, chứ không đơn giản chỉ là nhảy một số động tác đang thịnh hành để gây hiệu ứng tức thời.
Không giống như các ca sĩ Việt Nam, khả năng vũ đạo của Madonna đa dạng hơn rất nhiều, mỗi khi nhảy, cô làm chủ toàn bộ sân khấu với những động tác khó, tạo hình ấn tượng. Madonna luôn biến chuyển vũ đạo của mình qua nhiều phong cách khác nhau như Disco, Wacking, Hiphop (oldschool), House, Hiphop (newstyle), Krump, Pop, Dubstep, Choreography, Dance on the Highheel, Breakdance, Street dance, Latin dance, và các điệu múa dân gian, Cowboy, múa Ấn Độ, kịch nô Nhật Bản, múa sào Ireland, Popping, Parkour, Flash mode...
Đặc biệt, sự kết hợp giữa ballet vào dance đã trở thành phong cách riêng của cô. Không những vậy, Madonna còn luôn tư duy, sáng tạo ra những bài vũ đạo có nội dung, kết cấu rõ ràng, phối hợp chặt chẽ với vũ công như một thể thống nhất. Để làm được điều này, Madonna đã phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu các nền văn hóa, nghệ thuật khác nhau trên thế giới để học hỏi và ứng dụng một cách thành công nhất.
Với Madonna, dance là cả một nghệ thuật, chứ không phải làm nền cho giọng hát như ở Việt Nam. Muốn kiểm chứng Madonna đã kết hợp tuyệt vời giữa vũ đạo và các loại hình văn hóa, nghệ thuật khác hài hòa như thế nào, hãy xem và cảm nhận màn trình diễn ca khúc Frozen trong khuôn khổ Drowned World Tour (2001), khi cô đưa thành công văn hóa Nhật Bản vào nhạc pop bằng việc ăn mặc như geisha, samurai, lên múa kịch nô trên sân khấu.
Không cần phải giật người điên đảo, cũng không cần dựa dẫm quá nhiều vào vũ công, Madonna có thể khuấy đảo cả một sân khấu lớn chỉ với mình cô với những động tác dance hấp dẫn. Nếu muốn biết kĩ thuật dance của Madonna siêu đẳng cỡ nào, hãy thử bắt chước các động tác nhảy của cô ở bất kì màn trình diễn nào, dù là động tác đơn giản nhất, bạn sẽ thấy khó khăn vô cùng để làm được điều đó.
Tâm lí học nữ giới đã chỉ ra, người nghệ sĩ nữ luôn luôn thể nghiệm phẩm chất giới tính vào tác phẩm nghệ thuật dù ít dù nhiều, dù ý thức hay vô thức. Cũng như tất cả các ngành nghệ thuật khác, Madonna luôn cố gắng phát huy hết phẩm chất nữ giới vào dance để chứng minh quyền lực phụ nữ của mình, đây cũng là một phương pháp đấu tranh bình đẳng giới của cô.
Ở trường hợp của Madonna, đó là sự thể nghiệm một cách có ý thức, kết hợp cùng bản năng mãnh liệt, và đào sâu đến mọi ngõ ngách của ý thức đó, để thể hiện một cách thăng hoa nhất phẩm chất nữ giới mình có, chứ không phải sự nhạt nhòa, bản năng đơn thuần như nhiều nữ nghệ sĩ khác. Nhà thiết kế nổi tiếng Donnatella Versace đã từng lên tiếng phê bình ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về cách ăn mặc quá nam tính, cứng nhắc để cố tỏ ra quyền lực, liệu có phải quan điểm này của bà được tiếp thu từ chính Madonna?
Bởi, không giống như đối thủ cùng thời là Janet Jackson, Madonna không cần phải ăn mặc, đi đứng, nhảy những điệu nhảy nam tính mà thay vào đó, trang phục của cô nữ tính, khoe cơ thể nhiều hơn, sử dụng những vũ đạo gợi dục, kích thích hơn. Chúng ta thường xuyên bắt gặp ở Madonna những hình thức vũ đạo mang tính khiêu khích như vuốt ve chỗ kín, mô phỏng các tư thế làm tình, đưa bộ phận sinh dục, mông hoặc vú về phía ống kính. Cô biết cách làm cho đàn ông phải thèm muốn, nhưng không thể chạm được vào cô, thể hiện một thứ quyền lực ẩn kín của người phụ nữ, thách thức những tư tưởng lỗi thời, kìm kẹp phụ nữ. Thiên hướng nghệ thuật này đã từng được Madonna xác định rõ ràng khi nhận định về album Bedtime stories:
"Toàn bộ ý tưởng của tôi về việc giành lại quyền lực là sử dụng tất cả những gì mình có. Để tồn tại thành công trong một thế giới của đàn ông thì bạn không được sống giống như đàn ông, ăn mặc giống như đàn ông, hay suy nghĩ giống như đàn ông".
Từ đó, chính Madonna là người đã khơi nguồn cho phong cách trình diễn sexy, gợi cảm với trang phục nóng bỏng, vũ đạo kích thích mà rất nhiều ca sĩ ngày nay theo đuổi, tiêu biểu như Britney Spears, Christina Aguilera, Lady Gaga, Beyonce, Lee Hyori, Pussycat Dolls... Muốn kiểm chứng điều này, hãy xem Blond Ambition Tour (1990) của Madonna, đây là show diễn mang tính cách mạng, làm thay đổi toàn bộ nền âm nhạc đại chúng sau này.
Qua những màn trình diễn trên sân khấu, ta cũng thấy được khả năng cảm nhạc rất tốt và kiểm soát cơ thể bậc thầy của Madonna. Chẳng hạn như trong màn trình diễn ca khúc Sooner or later tại Oscar 1991, Madonna đã phô bày khả năng vũ đạo của mình với từng động tác tay, chân, từng cú lắc hông, đung đưa cơ thể, thậm chí đến cả việc tung khăn cũng chuẩn xác với nhịp beat, chứng tỏ cô đã phải nghiên cứu và tính toán rất kĩ trong từng động tác, dù là nhỏ nhất.
Như đã nói ở trên, Madonna đã đạt tới cấp độ của việc diễn bằng vũ đạo, dùng vũ đạo để diễn, bộc lộ các trạng thái sống, cảm xúc của con người theo từng màn diễn. Hãy xem cô diễn bằng vũ đạo như thế nào trong màn trình diễn Gang Bang sau đây.
Dưới vai trò một người nghiên cứu các thể loại dance, Madonna luôn theo sát xu hướng của thời đại, để từ đó định hướng cho vũ công của mình trong từng album. Điều này thể hiện sự nhạy bén trong tư duy nghệ thuật của Madonna, không bao giờ bị ngưng đọng, và thậm chí còn đi trước thời đại, để dẫn đầu và tiên phong. Chẳng hạn, trong album Confessions on a dance floor (2005), cô đã khéo léo vận dụng nhiều thể loại dance như Breakdance, Popping, Parkour, Flash mode... Trong đó nhiều loại dance đã trở thành phong trào, gây sốt trong giới trẻ kể từ khi album đó và chuyến lưu diễn The Confession Tour ra đời.
Ví dụ, từ video clip của hai ca khúc Hung up và Jump, rồi đến các màn trình diễn trong The Conffession Tour, Madonna đã lăng xê thành công loại hình Parkour (một bộ môn thể thao đường phố kết hợp với dance và võ thuật) bằng cách sử dụng các vũ công chuyên nghiệp khuấy động sân khấu, phổ biến nó vào các tầng lớp giới trẻ trên toàn thế giới.
Jump
Nếu bạn để ý kĩ phần cuối video clip và các màn trình diễn Hung up, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của loại hình dance Flash mode. Đây là một thể loại gồm nhiều điệu nhảy dễ, ai cũng học theo được, nhưng chưa thực sự phổ biến trước đó, chỉ đến khi Madonna thực hiện album Confessions on a dance floor, nó mới được các nghệ sĩ khác chú ý đến, mà điển hình là Papi của Jennifer Lopez hay Gangnam style của Psy.
Hay vào năm 2012, dù đã ở tuổi 54, nhưng Madonna vẫn nhạy bén vận dụng loại hình Dance on the highheel đang gây sốt trong cộng đồng trẻ vào album mới nhất của mình là MDNA một cách thành công. Và đặc biệt hơn nữa, đối tượng cô hướng tới lại là những vũ công nam (nhảy trên những đôi guốc cao), chứ không phải những vũ công nữ như thường thấy.
Tất nhiên, việc xóa bỏ giới tính trong loại hình dance này vốn đã được nhóm Kazaky thực hiện trong mv In the middle, nhưng bằng cách làm này, Madonna vẫn tiếp tục trở thành nghệ sĩ dẫn đầu trong một thể loại dance mới. Không chỉ vậy, cô cũng góp phần vào tiếng nói bình đẳng giới của cộng đồng LGBT, giữ vững vị trí một Gay icon huyền thoại.
Cũng trong MDNA, Madonna liên tục thiết kết thêm các loại hình vũ đạo mới như màn đánh đấm, vật lộn quyết liệt, dùng súng ống trong ca khúc Bang Bang, và thật bất ngờ khi cô tự đi trên dây trong ca khúc Hung up. Cần nhấn mạnh vào điều này, vì đi trên dây là một chiêu thức cực khó đòi hỏi khả năng thăng bằng tốt, lại trên nền nhạc ầm ĩ, ánh sáng nhấp nháy, khán giả ồn ã phía dưới, ngay đến một dancer chuyên nghiệp cũng chưa chắc đủ tự tin để đi trên dây (dù chiếc dây đó không quá cao), vậy mà một người phụ nữ ngoài 50 tuổi, ở cái tuổi mà có lẽ đi lại còn khó khăn như Madonna lại làm được điều đó, chưa kể những màn dance với nhiều động tác mạnh, mất rất nhiều sức.
Tất nhiên, âm nhạc của Madonna còn nhiều giá trị nghệ thuật khác, nhưng rõ ràng, cô hoàn toàn có thể nổi tiếng chỉ riêng với vũ đạo.
Sự kì thị vũ đạo trong âm nhạc Việt Nam
Qua những ví dụ trên, có thể thấy các nghệ sĩ trình diễn nước ngoài rất coi trọng vũ đạo và biến nó thành một loại hình nghệ thuật trong âm nhạc đại chúng, chứ không phải một thứ phông nền. Để làm được điều đó, họ phải có sự ủng hộ lớn từ phía khán giả, là những người nuôi dưỡng đam mê cho họ. Các show diễn của Madonna dù ít phô diễn về vocal nhưng vẫn luôn cháy vé. Và cô vẫn giành được vô số giải thưởng, tự tin đứng vào hàng ngũ huyền thoại âm nhạc nước Mỹ, được gọi với danh hiệu đầy kiểu hãnh - Nữ hoàng nhạc pop.
Nhưng hãy thử tưởng tượng, nếu Madonna, Britney ở Việt Nam, liệu họ có tồn tại nổi? Liệu khán giả có chấp nhận họ? Chắc chắn là không. Chỉ cần họ bước lên sân khấu với những vũ đạo như vậy, ngay lập tức sẽ bị chửi bới, thóa mạ. Và khán giả sẽ không tiếc lời so sánh họ với những ca sĩ nhạc xưa, hay các vocalist này nọ để hạ thấp, phủ nhận họ, để rồi đánh đồng họ là nhạc thị trường rẻ tiền, thảm họa âm nhạc... Hãy cứ nhìn những vào Hồ Ngọc Hà, chúng ta sẽ thấy được số phận bi đát của Madonna hay Britney nếu tồn tại ở nền âm nhạc cổ hủ như nhạc Việt.
Chính những kì thị này khiến ca sĩ Việt trở nên thiếu tự tin khi đầu tư vũ đạo, và những vũ công đam mê âm nhạc cũng chẳng dám chuyển sang ca hát nếu không muốn bị gọi là vũ công đi hát.
Minh chứng lớn nhất là trong chương trình Giọng hát Việt 2015 mới đây, màn trình dance kết hợp của Thương Hoài và Thu Thủy ở đội Mỹ Tâm khi lên sóng đã bị cắt bỏ, chỉ còn lại phần hát. Và người được chọn vào vòng tiếp theo cũng là Thu Thủy, chứ không phải Thương Hoài, cô ca sĩ vốn xuất thân từ vũ công với những bước nhảy điêu luyện. Rõ ràng, trong các cuộc thi, giọng hát vẫn là yếu tố duy nhất của ca sĩ.
Như vậy, có thể thấy rõ, nền âm nhạc Việt Nam hiện nay đã có thừa những giọng hát có thể sánh với thế giới (nhưng vẫn chẳng vươn ra được thế giới), nhưng gần như chưa có vũ công nào đi hát thành công hay ca sĩ nào thành công dưới vai trò nghệ sĩ trình diễn những bước nhảy thực thụ. Vũ đạo ở nhạc Việt vẫn đang chỉ là phông nền cho ca hát.
Chiến thắng của Trọng hiếu – Đã đến lúc nhạc Việt cần thay đổi
Top 2 của Việt Nam Idol năm nay có sự đối lập khá rõ ràng so với những năm trước, giữa một bên là Bích Ngọc với xu hướng vocalist đơn thuần, và một bên là Trọng Hiếu, với giọng hát ít nổi trội hơn nhưng lại là một dancer đích thực, với nhiều khả năng trình diễn, khuấy động sân khấu hơn, đặc biệt là lợi thế ngoại ngữ. Không nên so sánh trường hợp này với trường hợp của Yasuy và Hoàng Quyên, vì Yasuy không hề có vũ đạo, hình ảnh, sự năng động khi trình diễn như Trọng Hiếu, và chiến thắng của anh không hề thuyết phục như Trọng Hiếu.
Khi nhận xét về hai thí sinh này, nữ giám khảo Thu Minh đã đưa ra một đánh giá vô cùng chính xác, khách quan. Chị cho rằng ca sĩ theo hướng diva như Bích Ngọc, hiện nay Việt Nam đã có nhiều, còn để chọn ra một ca sĩ có thể đại diện cho Việt Nam ra nước ngoài thì Trọng Hiếu xứng đáng hơn. Đa số những người chuyên môn khi được hỏi trong đêm chung kết cũng nghiêng về phía Trọng Hiếu, dù họ đánh giá cao chuyên môn của Bích Ngọc.
Về đánh giá của Thu Minh ở khả năng đại diện cho Việt Nam ra thế giới của Trọng Hiếu, đây là một nhận xét khá sâu sắc, đã có sự kiểm chứng thực tế. Hãy quay lại những năm trước, màn trình diễn của Hồ Ngọc Hà tại Asia Song Fesival 2009 với những màn vũ đạo bắt mắt cùng dàn vũ công ngoại quốc đã gây ấn tượng với khán giả châu Á, khác xa phần trình diễn của các đại diện Việt Nam trước đó, vốn chỉ đứng một chỗ để hát, không tạo nên sự nổi bật, dù đó là những giọng hát rất hay với kĩ thuật tốt. Bằng màn trình diễn này, Hồ Ngọc Hà đã cho khán giả quốc tế thấy rằng, ca sĩ Việt Nam hoàn toàn bắt kịp nền công nghiệp âm nhạc, khi có thể vừa hát vừa thể hiện vũ đạo, chứ không chỉ “quê mùa” đứng một chỗ cầm mic hát. Từ thực tế này, Thu Minh đã sớm nhìn ra tiềm năng của Trọng Hiếu.
Đúng như dự đoán của nhiều người, Trọng Hiếu, từ một chàng trai yếu thế về giọng hát so với rất nhiều thí sinh Việt Nam Idol năm nay, đã chiến thắng áp đảo trước Bích Ngọc, nữ vocalist tiềm năng với giọng hát và kĩ thuật nổi trội.
Đây có thể xem là chiến thắng đặc biệt nhất trong lịch sử các cuộc thi âm nhạc tại Việt Nam, khi một thí sinh chú trọng vũ đạo có thể vượt qua thí sinh chú trọng giọng hát để giành quán quân.
Tất nhiên, nhiều người sẽ cho rằng, Trọng Hiếu chiến thắng là nhờ có ngoại hình đẹp, thu hút một lượng lớn fan nữ. Nhưng, nhìn đi cũng phải nhìn lại, vì thị trường âm nhạc Việt Nam những năm qua đã phát ngấy bởi sự xuất hiện của quá nhiều vocalist bước ra từ các cuộc thi âm nhạc, nên khán giả không còn bị choáng ngợp bởi những ca sĩ kiểu này nữa. Và họ đang cần những điều mới mẻ, hiện đại hơn như vũ đạo, hình ảnh, sự năng động, nghệ thuật trình diễn...
Về vấn đề vocalist sẽ tồn tại lâu dài hơn nhạc thị trường mà nhiều người gán cho Trọng Hiếu. Xin thưa, bất cứ dòng nhạc mainstream nào cũng có tính thị trường, và hầu như các diva nhạc pop cũng theo nhạc thị trường, không thị trường thì đừng nghĩ tới chuyện nổi tiếng. Cứ nhìn vào Madonna, Micheal Jackson, Britney Spears để thấy nhạc của họ tồn tại lâu dài hơn cả khối nhạc vocalist khác.
Khán giả Việt đã quá thừa diva, divo rồi, nhưng chưa từng có một Madonna, một Britney Spears, một Micheal Jackson nào cả, và họ đang khát thứ âm nhạc này để đa dạng hóa nhu cầu thưởng thức của mình.
Tuy nhiên, chiến thắng này mới chỉ là bước đầu cho Trọng Hiếu, chưa nói nên được điều gì. Đồng ý là Trọng Hiếu có khả năng vũ đạo thực thụ, trình diễn tốt, lợi thế về ngoại ngữ, nhưng tư duy và thẩm mỹ âm nhạc của anh vẫn đang ở mức trung bình. Trong âm nhạc, người ta có thể bỏ qua giọng hát, nhưng tư duy và thẩm mỹ âm nhạc là cái luôn luôn phải có ở nghệ sĩ, để giúp họ khẳng định mình. Nếu không có hai thứ này, bạn sẽ chẳng có gì hết, mãi mãi chỉ là một ca sĩ nhạc chợ.
Bởi vậy, điều quan trọng nhất với Trọng Hiếu lúc này là học hỏi, luyện tập không ngừng để nâng cao tư duy, thẩm mỹ âm nhạc của mình. Phải làm sao để phát huy được hết các thế mạnh mình đang có, biến nó thành nghệ thuật đích thực, nếu không muốn bị chìm nghỉm giữa vô vàn ca sĩ nhạc chợ khác ở Việt Nam. Chính MC Thùy Minh cũng từng nhận xét rất đúng: "Phong cách của Trọng Hiếu rất mới, nhưng âm nhạc lại rất cũ". Trọng Hiếu cần phải làm sao để bỏ được cái cũ và phát huy cái mới của mình.
Trọng Hiếu nên nhớ rằng, HKT cũng có vũ đạo rất tốt, nhưng vì thiếu hụt tư duy, thẩm mỹ âm nhạc mà thành thảm họa âm nhạc. Vậy nên, chiến thắng này sẽ là một ván bài với anh. Đừng ngủ quên trong chiến thắng và phải luôn phấn đấu để nâng cao bản thân. Xin chúc Trọng Hiếu sẽ thành công trong tương lai.
Rõ ràng, từ chiến thắng của Trọng Hiếu tại một cuộc thi âm nhạc lớn, có thể bước đầu thấy được những dấu hiệu thay đổi của nhạc Việt từ thị hiếu khán giả. Tuy chưa biết tương lai sẽ thế nào, nhưng nhạc Việt hiện nay đã đân được hiện đại hóa cùng âm nhạc thế giới.
Việt Nam trong nhiều năm qua mọc lên rất nhiều cuộc thi âm nhạc, tìm kiếm tài năng ca hát. Điểm chung của các cuộc thi này là từ ban giám khảo tới khán giả, thí sinh đều nhấn mạnh vào giọng hát, coi đó như nhân tố duy nhất để đánh giá tài năng. Không khó hiểu khi quán quân của các chương trình âm nhạc đều là những ca sĩ biết hát, hát giỏi, nhưng ngoài hát ra cũng chẳng biết làm gì nhiều hơn.
Điều này phản ánh thực trạng nghèo nàn của thị trường âm nhạc Việt Nam suốt hàng chục năm qua, chỉ quan tâm, chú trọng vào giọng hát. Thực trạng này tạo nên một nền âm nhạc đơn điệu, một màu, quanh đi quẩn lại chỉ có những ca sĩ cầm mic lên sân khấu đứng một chỗ, hát xong rồi về. Và khán giả, những nạn nhân được "nuôi dưỡng" trong thị trường âm nhạc như vậy cũng trở nên cổ hủ, chỉ biết quan tâm tới giọng hát, khinh thị những yếu tố khác.
Nhìn vào những nền âm nhạc lớn trên thế giới như Âu Mỹ, Nhật, Hàn, chúng ta thấy được sự đa dạng, muôn hình muôn vẻ của họ. Ngoài những ca sĩ đi theo hướng vocalist, hoặc những ca sĩ đi theo hướng nghệ sĩ kết hợp chơi nhạc cụ, chúng ta còn thấy sự thành công vượt trội của những nghệ sĩ trình diễn như Madonna, Britney Spears, Michael Jackson, Kylie Minogue, Jennifer Lopez... Đặc điểm chung của những ca sĩ này là không có thế mạnh về vocal, những lại có rất nhiều thế mạnh khác, đặc biệt là về vũ đạo. Và họ vẫn tự tin chinh phục khán giả bằng những yếu tố ngoài vocal, làm nên những sản phẩm âm nhạc tuyệt vời. Khán giả, với sự đa dạng trong tiếp nhận cũng biết cách tôn vinh họ sau những cống hiến họ tạo được. Ở Âu Mỹ, tài năng của những nghệ sĩ trình diễn như Madonna, Michael Jackson còn được đánh giá cao hơn những diva, vocalist đơn thuần, trái ngược hẳn với Việt Nam. Thậm chí ở Úc, Kylie Minogue còn được đưa vào sách giáo khoa.
Hay như ở Hàn Quốc, có sự phân chia rạch ròi giữa những nghệ sĩ trình diễn như BoA, Lee Hyori, Bi Rain với các vocalist như SoHyang, Naul, Ock Joo Hyun, Lena Park. Những vocalist thường đảm nhận những màn trình diễn mang tính hàn lâm, nghiêm túc, đảm bảo chất lượng cho nền âm nhạc nước nhà. Trong khi đó, những nghệ sĩ trình diễn cũng đóng vai trò không kém, khi nhận trách nhiệm quảng bá nền âm nhạc Hàn Quốc ra thế giới, kéo người hâm mộ, thu ngoại tệ cho nước nhà. Tất cả họ đều tài năng và được xem trọng như nhau.
Chẳng hạn như BoA và DBSK là hai nghệ sĩ trình diễn đã mở màn cho làn sóng Hallyu vào thị trường khó tính như Nhật Bản, điều mà chưa vocalist nào làm được. Liên tiếp sau đó, các nhóm nhạc như Suju, BigBang, SNSD, Wonder Girls, 2PM, EXO, Got7... đã tiếp nối để đẩy Kpop ra toàn thế giới, tạo nên một thị trường âm nhạc thành công. Bản thân Lee Hyori, dù chỉ là nghệ sĩ thiên về trình diễn đơn thuần, không hề có vocal tốt, nhưng vẫn có nhiều tiên phong, cống hiến và vẫn được coi trọng không thua gì các vocalist hàng đầu. Và dù là vocalist hay trình diễn thì họ cũng phải phấn đấu hết bản thân để đạt được thành công.
Ở các nhóm idol hiện nay như Got7, EXO... vũ đạo đã và đang được biến thành nghệ thuật với việc áp dụng nhiều loại hình vũ đạo khó, cao cấp trong các màn trình diễn. Các thành viên của Got7 như Mark Tuan, Jackson đã mất khoảng 4 tới 5 năm chỉ để học vũ đạo khó, những màn nhào lộn trên không của martial art.
Ở Việt Nam lại không như thế, do sự nghèo nàn, thiếu đa dạng của thị trường âm nhạc trong nước nên khán giả cũng trở nên cổ hủ, khó tính, khó hòa hợp trong tiếp nhận. Họ thường khá kì thị những nghệ sĩ trình diễn, không những đánh giá thấp mà còn thóa mạ, chửi bới các ca sĩ đi theo hướng này. Rất nhiều ca sĩ đi theo hướng trình diễn như Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà không hề được khán giả coi trọng, đánh giá đúng tài năng, cống hiến của họ, chỉ vì họ không đi thep hướng vocalist đơn thuần. Trong mọi tranh luận, họ luôn bị lôi ra so sánh với diva này, diva kia, vocalist này, vocalist kia để phủ nhận.
Chính vì thế, một thực trạng đáng bàn hiện nay là thị trường Việt Nam thiếu hụt hoàn toàn những ca sĩ biết nhảy thực thụ. Mỹ Tâm, Hồ Ngọc Hà, Sơn Tùng, Ngọc Sơn... là những ca sĩ vừa hát vừa kết hợp vũ đạo, nhưng vẫn chưa phải là ca sĩ kết hợp vũ công đúng nghĩa như Madonna, Britney, Jennifer Lopez. Các màn vũ đạo của họ vẫn chỉ là vũ đạo mang tính làm nền cho ca hát, không phải vũ đạo chuyên nghiệp thực sự.
Dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng vũ đạo của họ vẫn dừng ở mức đơn giản, dễ thực hiện, ít tính công phu, nghệ thuật. Chúng ta không thể trách họ, vì dẫu sao họ vẫn đang lại phải vật lộn trong một thị trường âm nhạc đề cao giọng hát, nên họ thà bỏ thời gian luyện thanh còn hơn học vũ đạo. Vì vậy, xét ở nền âm nhạc Việt Nam hiện tại, những ca sĩ như Trọng Hiếu hầu như chưa có. Cần nhấn mạnh vào khả năng vũ đạo của Trọng Hiếu vì anh xuất thân từ một dancer, với những bước nhảy đúng chuẩn, chứ không phải chỉ đi học vũ đạo đơn thuần như nhiều ca sĩ.
Ở một dancer, họ biết cách kiểm soát và giải phóng cơ thể trên sân khấu, tạo ra những hiệu ứng đặc biệt hơn. Đó cũng là sự khác biệt lớn giữa Beyonce (ca sĩ đi học vũ đạo) với Madonna, Jennifer Lopez (dancer thực thụ).
Trên thế giới, chúng ta chứng kiến sự thành công vượt trội của những ca sĩ xuất thân từ vũ công như Madonna, Britney, Jennifer Lopez... Vì có xuất thân vũ công nên họ sở hữu được những bước nhảy điêu luyện, vô cùng công phu, khó khăn, làm choáng ngợp khán giả, để từ đó kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo, tạo nên những bình diện đa dạng cho nền văn hóa âm nhạc đại chúng hậu hiện đại.
Với họ, vũ đạo không còn là phông nền cho giọng hát, mà đã trở thành môn nghệ thuật trình diễn thực sự. Họ đã dùng những bước nhảy để đưa nền âm nhạc đất nước mình ra thế giới. Trong đó, có những nghệ sĩ đặc biệt như Madonna, Michael Jackson đã biết xây dựng các mã nghệ thuật có tính hàn lâm trong các bước nhảy của mình và dùng vũ đạo tạo nên thương hiệu, tên tuổi riêng, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau.
Đến Beyonce, một nữ vocalist với giọng hát và kĩ thuật tuyệt vời, cũng không dậm chân tại chỗ, mà vẫn phấn đấu rèn luyện vũ đạo miệt mài, để biến nó trở thành một phần không thể thiếu trong âm nhạc của mình. Ở vị trí của Beyonce, rõ ràng, cô chẳng cần phải nhảy, chỉ cần đứng hát một chỗ là thừa sự nổi tiếng rồi. Nhưng sự vận động trong tư duy, cũng như áp lực từ một thị trường âm nhạc đa dạng như US luôn thôi thúc cô phải đổi mới, thử thách bản thân để cống hiến nhiều hơn cho nghệ thuật, cũng như kéo thêm người hâm mộ về phía mình.
Madonna - chỉ cần dùng vũ đạo để làm nên một huyền thoại
Bàn về vũ đạo, cần nói qua về trường hợp đặc biệt của Madonna. Không giống những ca sĩ khác, niềm đam mê lớn nhất của cô là vũ đạo chứ không phải giọng hát. Chỉ cần nhìn vào những cơ bắp trên người Madonna là đủ hiểu cô đã phải nỗ lực thế nào với niềm đam mê này. Ngay từ khi còn nhỏ, Madonna đã cố thuyết phục cha mình cho theo học múa ballet, sau khi lên New York, cô vẫn tiếp tục tìm thầy để học vũ đạo, dù rất khó khăn về kinh tế. Cô từng học nhảy với Mathar Graham và Pearl Lang, hai vũ công có tiếng khi ấy, sau đó làm việc với nhiều vũ đoàn như Alvin Ailey và Walter Nicks để tiếp tục tôi luyện khả năng của mình, từ đó sở hữu những kĩ thuật dance điêu luyện nhất. Thậm chí, khi được hỏi "cô hát, cô sáng tác, cô nhảy, cô chơi đàn guitar, cô nhiều tài quá! Vậy cô thấy cái gì mình giỏi nhất?", Madonna đã trả lời một cách đầy tự tin: "Tôi là một vũ công đẳng cấp!".
Chúng ta thấy rằng, để dance được như Madonna là vấn đề không đơn giản, ca sĩ sẽ phải mất hơn chục năm rèn luyện vũ đạo mới có được cơ thể mềm dẻo, thể lực tốt, sự chính xác trong từng bước nhảy, phải có máu liều, sẵn sàng thực hiện những động tác nguy hiểm, và trên hết là phải có tư duy sâu sắc. Nếu so sánh Madonna với các ca sĩ trẻ Việt Nam, bạn sẽ thấy rõ, các ca sĩ này chủ yếu dance ở tư thế đứng trên đôi chân (dance on the high heels), thực hiện các động tác giật người điên đảo, sử dụng triệt để các bộ phận dễ sử dụng nhất là mông, đùi, eo, ngực (chủ yếu là giật và uốn) để gây kích thích với khán giả và đánh lừa thị giác của họ là các động tác này khó lắm.
Và các động tác dance đó chỉ đơn giản là dance, ít khi mang thêm một ý nghĩa nào khác. Còn Madonna thì khác, cô sử dụng toàn bộ cơ thể, trong đó có cả tay, cổ, đầu gối, đầu (những bộ phận khó sử dụng và nguy hiểm khi dance), lăn lộn trên sân khấu với đủ kiểu động tác từ cực khó đến cực kì nguy hiểm (trong đó có cả động tác đi trên dây, nhào lộn trên không). Các màn vũ đạo của Madonna là sự kết hợp của rất nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu, chứ không chỉ đơn giản là giật người, lắc hông, vung tay điên đảo trong một vài loại hình dance ít ỏi nào đó như các ca sĩ Việt Nam.
Không những vậy, Madonna còn đạt tới cấp độ diễn bằng vũ đạo, nói nôm na là dùng vũ đạo để diễn trên sân khấu chứ không chỉ đơn giản là dance cho đẹp mắt (qua các động tác mô phỏng việc đấm, đá, tranh giành, chết, hồi sinh, ảo mộng, làm tình, bạo lực, đấu võ...theo từng bối cảnh của màn diễn được dựng lên). Để thấy được khả năng vũ đạo của Madonna, khán giả phải chịu khó suy ngẫm, tìm hiểu chiều sâu của nó, chứ không đơn giản chỉ là nhảy một số động tác đang thịnh hành để gây hiệu ứng tức thời.
Không giống như các ca sĩ Việt Nam, khả năng vũ đạo của Madonna đa dạng hơn rất nhiều, mỗi khi nhảy, cô làm chủ toàn bộ sân khấu với những động tác khó, tạo hình ấn tượng. Madonna luôn biến chuyển vũ đạo của mình qua nhiều phong cách khác nhau như Disco, Wacking, Hiphop (oldschool), House, Hiphop (newstyle), Krump, Pop, Dubstep, Choreography, Dance on the Highheel, Breakdance, Street dance, Latin dance, và các điệu múa dân gian, Cowboy, múa Ấn Độ, kịch nô Nhật Bản, múa sào Ireland, Popping, Parkour, Flash mode...
Đặc biệt, sự kết hợp giữa ballet vào dance đã trở thành phong cách riêng của cô. Không những vậy, Madonna còn luôn tư duy, sáng tạo ra những bài vũ đạo có nội dung, kết cấu rõ ràng, phối hợp chặt chẽ với vũ công như một thể thống nhất. Để làm được điều này, Madonna đã phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu các nền văn hóa, nghệ thuật khác nhau trên thế giới để học hỏi và ứng dụng một cách thành công nhất.
Với Madonna, dance là cả một nghệ thuật, chứ không phải làm nền cho giọng hát như ở Việt Nam. Muốn kiểm chứng Madonna đã kết hợp tuyệt vời giữa vũ đạo và các loại hình văn hóa, nghệ thuật khác hài hòa như thế nào, hãy xem và cảm nhận màn trình diễn ca khúc Frozen trong khuôn khổ Drowned World Tour (2001), khi cô đưa thành công văn hóa Nhật Bản vào nhạc pop bằng việc ăn mặc như geisha, samurai, lên múa kịch nô trên sân khấu.
Ở trường hợp của Madonna, đó là sự thể nghiệm một cách có ý thức, kết hợp cùng bản năng mãnh liệt, và đào sâu đến mọi ngõ ngách của ý thức đó, để thể hiện một cách thăng hoa nhất phẩm chất nữ giới mình có, chứ không phải sự nhạt nhòa, bản năng đơn thuần như nhiều nữ nghệ sĩ khác. Nhà thiết kế nổi tiếng Donnatella Versace đã từng lên tiếng phê bình ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton về cách ăn mặc quá nam tính, cứng nhắc để cố tỏ ra quyền lực, liệu có phải quan điểm này của bà được tiếp thu từ chính Madonna?
Bởi, không giống như đối thủ cùng thời là Janet Jackson, Madonna không cần phải ăn mặc, đi đứng, nhảy những điệu nhảy nam tính mà thay vào đó, trang phục của cô nữ tính, khoe cơ thể nhiều hơn, sử dụng những vũ đạo gợi dục, kích thích hơn. Chúng ta thường xuyên bắt gặp ở Madonna những hình thức vũ đạo mang tính khiêu khích như vuốt ve chỗ kín, mô phỏng các tư thế làm tình, đưa bộ phận sinh dục, mông hoặc vú về phía ống kính. Cô biết cách làm cho đàn ông phải thèm muốn, nhưng không thể chạm được vào cô, thể hiện một thứ quyền lực ẩn kín của người phụ nữ, thách thức những tư tưởng lỗi thời, kìm kẹp phụ nữ. Thiên hướng nghệ thuật này đã từng được Madonna xác định rõ ràng khi nhận định về album Bedtime stories:
"Toàn bộ ý tưởng của tôi về việc giành lại quyền lực là sử dụng tất cả những gì mình có. Để tồn tại thành công trong một thế giới của đàn ông thì bạn không được sống giống như đàn ông, ăn mặc giống như đàn ông, hay suy nghĩ giống như đàn ông".
Từ đó, chính Madonna là người đã khơi nguồn cho phong cách trình diễn sexy, gợi cảm với trang phục nóng bỏng, vũ đạo kích thích mà rất nhiều ca sĩ ngày nay theo đuổi, tiêu biểu như Britney Spears, Christina Aguilera, Lady Gaga, Beyonce, Lee Hyori, Pussycat Dolls... Muốn kiểm chứng điều này, hãy xem Blond Ambition Tour (1990) của Madonna, đây là show diễn mang tính cách mạng, làm thay đổi toàn bộ nền âm nhạc đại chúng sau này.
Như đã nói ở trên, Madonna đã đạt tới cấp độ của việc diễn bằng vũ đạo, dùng vũ đạo để diễn, bộc lộ các trạng thái sống, cảm xúc của con người theo từng màn diễn. Hãy xem cô diễn bằng vũ đạo như thế nào trong màn trình diễn Gang Bang sau đây.
Dưới vai trò một người nghiên cứu các thể loại dance, Madonna luôn theo sát xu hướng của thời đại, để từ đó định hướng cho vũ công của mình trong từng album. Điều này thể hiện sự nhạy bén trong tư duy nghệ thuật của Madonna, không bao giờ bị ngưng đọng, và thậm chí còn đi trước thời đại, để dẫn đầu và tiên phong. Chẳng hạn, trong album Confessions on a dance floor (2005), cô đã khéo léo vận dụng nhiều thể loại dance như Breakdance, Popping, Parkour, Flash mode... Trong đó nhiều loại dance đã trở thành phong trào, gây sốt trong giới trẻ kể từ khi album đó và chuyến lưu diễn The Confession Tour ra đời.
Ví dụ, từ video clip của hai ca khúc Hung up và Jump, rồi đến các màn trình diễn trong The Conffession Tour, Madonna đã lăng xê thành công loại hình Parkour (một bộ môn thể thao đường phố kết hợp với dance và võ thuật) bằng cách sử dụng các vũ công chuyên nghiệp khuấy động sân khấu, phổ biến nó vào các tầng lớp giới trẻ trên toàn thế giới.
Hung up
Jump
Nếu bạn để ý kĩ phần cuối video clip và các màn trình diễn Hung up, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của loại hình dance Flash mode. Đây là một thể loại gồm nhiều điệu nhảy dễ, ai cũng học theo được, nhưng chưa thực sự phổ biến trước đó, chỉ đến khi Madonna thực hiện album Confessions on a dance floor, nó mới được các nghệ sĩ khác chú ý đến, mà điển hình là Papi của Jennifer Lopez hay Gangnam style của Psy.
Hay vào năm 2012, dù đã ở tuổi 54, nhưng Madonna vẫn nhạy bén vận dụng loại hình Dance on the highheel đang gây sốt trong cộng đồng trẻ vào album mới nhất của mình là MDNA một cách thành công. Và đặc biệt hơn nữa, đối tượng cô hướng tới lại là những vũ công nam (nhảy trên những đôi guốc cao), chứ không phải những vũ công nữ như thường thấy.
Tất nhiên, việc xóa bỏ giới tính trong loại hình dance này vốn đã được nhóm Kazaky thực hiện trong mv In the middle, nhưng bằng cách làm này, Madonna vẫn tiếp tục trở thành nghệ sĩ dẫn đầu trong một thể loại dance mới. Không chỉ vậy, cô cũng góp phần vào tiếng nói bình đẳng giới của cộng đồng LGBT, giữ vững vị trí một Gay icon huyền thoại.
Cũng trong MDNA, Madonna liên tục thiết kết thêm các loại hình vũ đạo mới như màn đánh đấm, vật lộn quyết liệt, dùng súng ống trong ca khúc Bang Bang, và thật bất ngờ khi cô tự đi trên dây trong ca khúc Hung up. Cần nhấn mạnh vào điều này, vì đi trên dây là một chiêu thức cực khó đòi hỏi khả năng thăng bằng tốt, lại trên nền nhạc ầm ĩ, ánh sáng nhấp nháy, khán giả ồn ã phía dưới, ngay đến một dancer chuyên nghiệp cũng chưa chắc đủ tự tin để đi trên dây (dù chiếc dây đó không quá cao), vậy mà một người phụ nữ ngoài 50 tuổi, ở cái tuổi mà có lẽ đi lại còn khó khăn như Madonna lại làm được điều đó, chưa kể những màn dance với nhiều động tác mạnh, mất rất nhiều sức.
Sự kì thị vũ đạo trong âm nhạc Việt Nam
Qua những ví dụ trên, có thể thấy các nghệ sĩ trình diễn nước ngoài rất coi trọng vũ đạo và biến nó thành một loại hình nghệ thuật trong âm nhạc đại chúng, chứ không phải một thứ phông nền. Để làm được điều đó, họ phải có sự ủng hộ lớn từ phía khán giả, là những người nuôi dưỡng đam mê cho họ. Các show diễn của Madonna dù ít phô diễn về vocal nhưng vẫn luôn cháy vé. Và cô vẫn giành được vô số giải thưởng, tự tin đứng vào hàng ngũ huyền thoại âm nhạc nước Mỹ, được gọi với danh hiệu đầy kiểu hãnh - Nữ hoàng nhạc pop.
Nhưng hãy thử tưởng tượng, nếu Madonna, Britney ở Việt Nam, liệu họ có tồn tại nổi? Liệu khán giả có chấp nhận họ? Chắc chắn là không. Chỉ cần họ bước lên sân khấu với những vũ đạo như vậy, ngay lập tức sẽ bị chửi bới, thóa mạ. Và khán giả sẽ không tiếc lời so sánh họ với những ca sĩ nhạc xưa, hay các vocalist này nọ để hạ thấp, phủ nhận họ, để rồi đánh đồng họ là nhạc thị trường rẻ tiền, thảm họa âm nhạc... Hãy cứ nhìn những vào Hồ Ngọc Hà, chúng ta sẽ thấy được số phận bi đát của Madonna hay Britney nếu tồn tại ở nền âm nhạc cổ hủ như nhạc Việt.
Chính những kì thị này khiến ca sĩ Việt trở nên thiếu tự tin khi đầu tư vũ đạo, và những vũ công đam mê âm nhạc cũng chẳng dám chuyển sang ca hát nếu không muốn bị gọi là vũ công đi hát.
Minh chứng lớn nhất là trong chương trình Giọng hát Việt 2015 mới đây, màn trình dance kết hợp của Thương Hoài và Thu Thủy ở đội Mỹ Tâm khi lên sóng đã bị cắt bỏ, chỉ còn lại phần hát. Và người được chọn vào vòng tiếp theo cũng là Thu Thủy, chứ không phải Thương Hoài, cô ca sĩ vốn xuất thân từ vũ công với những bước nhảy điêu luyện. Rõ ràng, trong các cuộc thi, giọng hát vẫn là yếu tố duy nhất của ca sĩ.
Như vậy, có thể thấy rõ, nền âm nhạc Việt Nam hiện nay đã có thừa những giọng hát có thể sánh với thế giới (nhưng vẫn chẳng vươn ra được thế giới), nhưng gần như chưa có vũ công nào đi hát thành công hay ca sĩ nào thành công dưới vai trò nghệ sĩ trình diễn những bước nhảy thực thụ. Vũ đạo ở nhạc Việt vẫn đang chỉ là phông nền cho ca hát.
Chiến thắng của Trọng hiếu – Đã đến lúc nhạc Việt cần thay đổi
Top 2 của Việt Nam Idol năm nay có sự đối lập khá rõ ràng so với những năm trước, giữa một bên là Bích Ngọc với xu hướng vocalist đơn thuần, và một bên là Trọng Hiếu, với giọng hát ít nổi trội hơn nhưng lại là một dancer đích thực, với nhiều khả năng trình diễn, khuấy động sân khấu hơn, đặc biệt là lợi thế ngoại ngữ. Không nên so sánh trường hợp này với trường hợp của Yasuy và Hoàng Quyên, vì Yasuy không hề có vũ đạo, hình ảnh, sự năng động khi trình diễn như Trọng Hiếu, và chiến thắng của anh không hề thuyết phục như Trọng Hiếu.
Khi nhận xét về hai thí sinh này, nữ giám khảo Thu Minh đã đưa ra một đánh giá vô cùng chính xác, khách quan. Chị cho rằng ca sĩ theo hướng diva như Bích Ngọc, hiện nay Việt Nam đã có nhiều, còn để chọn ra một ca sĩ có thể đại diện cho Việt Nam ra nước ngoài thì Trọng Hiếu xứng đáng hơn. Đa số những người chuyên môn khi được hỏi trong đêm chung kết cũng nghiêng về phía Trọng Hiếu, dù họ đánh giá cao chuyên môn của Bích Ngọc.
Về đánh giá của Thu Minh ở khả năng đại diện cho Việt Nam ra thế giới của Trọng Hiếu, đây là một nhận xét khá sâu sắc, đã có sự kiểm chứng thực tế. Hãy quay lại những năm trước, màn trình diễn của Hồ Ngọc Hà tại Asia Song Fesival 2009 với những màn vũ đạo bắt mắt cùng dàn vũ công ngoại quốc đã gây ấn tượng với khán giả châu Á, khác xa phần trình diễn của các đại diện Việt Nam trước đó, vốn chỉ đứng một chỗ để hát, không tạo nên sự nổi bật, dù đó là những giọng hát rất hay với kĩ thuật tốt. Bằng màn trình diễn này, Hồ Ngọc Hà đã cho khán giả quốc tế thấy rằng, ca sĩ Việt Nam hoàn toàn bắt kịp nền công nghiệp âm nhạc, khi có thể vừa hát vừa thể hiện vũ đạo, chứ không chỉ “quê mùa” đứng một chỗ cầm mic hát. Từ thực tế này, Thu Minh đã sớm nhìn ra tiềm năng của Trọng Hiếu.
Đúng như dự đoán của nhiều người, Trọng Hiếu, từ một chàng trai yếu thế về giọng hát so với rất nhiều thí sinh Việt Nam Idol năm nay, đã chiến thắng áp đảo trước Bích Ngọc, nữ vocalist tiềm năng với giọng hát và kĩ thuật nổi trội.
Đây có thể xem là chiến thắng đặc biệt nhất trong lịch sử các cuộc thi âm nhạc tại Việt Nam, khi một thí sinh chú trọng vũ đạo có thể vượt qua thí sinh chú trọng giọng hát để giành quán quân.
Tất nhiên, nhiều người sẽ cho rằng, Trọng Hiếu chiến thắng là nhờ có ngoại hình đẹp, thu hút một lượng lớn fan nữ. Nhưng, nhìn đi cũng phải nhìn lại, vì thị trường âm nhạc Việt Nam những năm qua đã phát ngấy bởi sự xuất hiện của quá nhiều vocalist bước ra từ các cuộc thi âm nhạc, nên khán giả không còn bị choáng ngợp bởi những ca sĩ kiểu này nữa. Và họ đang cần những điều mới mẻ, hiện đại hơn như vũ đạo, hình ảnh, sự năng động, nghệ thuật trình diễn...
Về vấn đề vocalist sẽ tồn tại lâu dài hơn nhạc thị trường mà nhiều người gán cho Trọng Hiếu. Xin thưa, bất cứ dòng nhạc mainstream nào cũng có tính thị trường, và hầu như các diva nhạc pop cũng theo nhạc thị trường, không thị trường thì đừng nghĩ tới chuyện nổi tiếng. Cứ nhìn vào Madonna, Micheal Jackson, Britney Spears để thấy nhạc của họ tồn tại lâu dài hơn cả khối nhạc vocalist khác.
Khán giả Việt đã quá thừa diva, divo rồi, nhưng chưa từng có một Madonna, một Britney Spears, một Micheal Jackson nào cả, và họ đang khát thứ âm nhạc này để đa dạng hóa nhu cầu thưởng thức của mình.
Tuy nhiên, chiến thắng này mới chỉ là bước đầu cho Trọng Hiếu, chưa nói nên được điều gì. Đồng ý là Trọng Hiếu có khả năng vũ đạo thực thụ, trình diễn tốt, lợi thế về ngoại ngữ, nhưng tư duy và thẩm mỹ âm nhạc của anh vẫn đang ở mức trung bình. Trong âm nhạc, người ta có thể bỏ qua giọng hát, nhưng tư duy và thẩm mỹ âm nhạc là cái luôn luôn phải có ở nghệ sĩ, để giúp họ khẳng định mình. Nếu không có hai thứ này, bạn sẽ chẳng có gì hết, mãi mãi chỉ là một ca sĩ nhạc chợ.
Bởi vậy, điều quan trọng nhất với Trọng Hiếu lúc này là học hỏi, luyện tập không ngừng để nâng cao tư duy, thẩm mỹ âm nhạc của mình. Phải làm sao để phát huy được hết các thế mạnh mình đang có, biến nó thành nghệ thuật đích thực, nếu không muốn bị chìm nghỉm giữa vô vàn ca sĩ nhạc chợ khác ở Việt Nam. Chính MC Thùy Minh cũng từng nhận xét rất đúng: "Phong cách của Trọng Hiếu rất mới, nhưng âm nhạc lại rất cũ". Trọng Hiếu cần phải làm sao để bỏ được cái cũ và phát huy cái mới của mình.
Trọng Hiếu nên nhớ rằng, HKT cũng có vũ đạo rất tốt, nhưng vì thiếu hụt tư duy, thẩm mỹ âm nhạc mà thành thảm họa âm nhạc. Vậy nên, chiến thắng này sẽ là một ván bài với anh. Đừng ngủ quên trong chiến thắng và phải luôn phấn đấu để nâng cao bản thân. Xin chúc Trọng Hiếu sẽ thành công trong tương lai.
Rõ ràng, từ chiến thắng của Trọng Hiếu tại một cuộc thi âm nhạc lớn, có thể bước đầu thấy được những dấu hiệu thay đổi của nhạc Việt từ thị hiếu khán giả. Tuy chưa biết tương lai sẽ thế nào, nhưng nhạc Việt hiện nay đã đân được hiện đại hóa cùng âm nhạc thế giới.
Đức Long
Theo Vietnamnet