Chloé Zhao – không lập dị

Một cô gái mảnh khảnh, nếu không muốn nói là xương xẩu; vẻ ngoài không có gì thu hút, ánh mắt tinh ranh nhưng lại hoang dại, có chút đượm buồn pha lẫn vẻ thích thú với mọi sự xung quanh...

Ở kinh đô ánh sáng hào hoa, nơi thảm đỏ là một con đường và danh vọng nằm trên những vì sao, Chloé Zhao bước trên sảnh vàng Oscar thật nhỏ bé. Không nổi bật, hay đúng hơn là Chlóe không muốn nổi bật.

Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-1
Chloé Zhao phát biểu khi nhận giải thưởng Oscar.

Chloé Zhao tự chọn bộ cho cô bộ trang phục riêng, váy mỏng kết hợp giày thể thao màu trắng. Tóc tết bím hai bên qua vai. Nhìn cô, người ta nghĩ ngay tới những người du mục, cái gì đó như cao nguyên và sự hòa quyện giữa hoang mạc lẫn đại dương.

Có thể cái nét hoang dã đó vẫn còn ướp đượm trong quá trình Chloé Zhao làm phim Nomadland, và cả những bộ phim trước đó của cô nữa.

Chloé Zhao sinh ngày 31 tháng 3 năm 1982, trước Oscar, không mấy người và nhất là công chúng biết đến cô. Và dù Oscar có gọi tên cô rồi – người ta cũng chưa chắc từ nay sẽ còn nhớ, nhưng với câu chuyện của cô, có thật nhiều điều đáng nói.

Hiện tại, người ta đang đồn đoán về gia thế của Zhao. Có nhiều nguồn tin cho rằng cô là con gái của chủ tịch một tập đoàn gang thép kiêm bất động sản lớn, sở hữu khối tài sản lên tới tỷ đô la. Nhưng chính Zhao phủ nhận thông tin đó từ trước khi Nomadland trở nên rầm rộ.

Nếu tôi có chỗ dựa, chỗ hậu thuẫn như vậy tôi đã không phải thế chấp nhà để làm phim”.

Cuộc sống và điện ảnh có nhiều nét tương đồng, cuộc sống là tiền đề, là cảm hứng để điện ảnh thăng hoa, còn điện ảnh lại khiến con người ta muốn tiếp tục sống. Chloé Zhao chính là đại diện cho ý thức điện ảnh kiểu mới của Hollywood, chân thực, đặc tả và gần gũi, không chỉ bởi cách cô du mục khi làm phim mà còn qua cách cô đối đãi với chính cuộc sống.

Nhìn từ vẻ ngoài, người ta có thể nói ngay Chloé Zhao ăn vận thật “dị”, cách nói chuyện lẫn phong cách sống cũng không giống ai. Nhưng cuộc sống – cuộc đời của Zhao hiện tại là nguồn truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ không chỉ tại Trung Quốc mà còn có châu Á, châu Âu thậm chí cả những người du mục từng rong ruổi cùng cô.

Rời quê hương từ năm 16 tuổi, Zhao tự du học Anh với vốn ngôn ngữ nghèo nàn. Sau đó cô tiếp tục học lên trung học, đại học và bén duyên với ngành truyền hình.

Trong quá khứ, Zhao từng phải đi rửa bát thuê, làm bar, nịnh khách để kiếm sống. Suốt quãng thời gian đó, cô cũng phát hiện ra “máu du mục” trong mình và rằng “ai cũng sống 1 đời tạm bợ” mà thôi.

Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-2
Với Chloé Zhao, tự do là để làm phim, phóng khoáng như nước, đẹp đẽ như ánh bình minh. Ngoài "Nomadland", trước đó cô còn giành được nhiều giải thưởng với "Song My brothers Taught Me" và "The Rider". Đó chính là điều khiến Frances McDormand đặt niềm tin ở cô.

Sống cuộc đời cho mình, Chloé Zhao không mấy bận tâm đến cái nhìn của người khác. Những người đến với cuộc đời của cô nghĩa là đã cảm nhận được chút nào đó tính cách của cô, đủ để tiếp xúc. Vậy nên Chloé Zhao thật “dị” nếu người đó không muốn tiếp cận, và Chloé Zhao là người đáng tin cẩn nếu người đó hiểu về cô.

Người phụ nữ châu Á đầu tiên đoạt giải Oscar

Nomadland ghi danh khi “vơ” hết hàng loạt các giải thưởng điện ảnh tiền Oscar uy tín, với hầu hết là giải Đạo diễn xuất sắc, Phim xuất sắc từ LHP Cannes, Bảng xếp hạng Sư tử vàng, Cành cọ vàng, cho đến Quả cầu vàng và BAFTA.

Sảnh vàng Oscar trải thảm, đệm bước cho biết bao đạo diễn – diễn viên có tham vọng ghi danh lên bầu trời sao Hollywood. Còn Chloé Zhao, vật vờ xuất hiện tại sự kiện với vẻ ngoài được cho là “chìm” hẳn so với người làm nghề khác.

Nhưng cuối cùng không phải The Father, cũng không phải Ma Rainey’s Black Bottom hay The Promissing Young Woman... Chính Nomadland và Chloé Zhao mới là người nâng chiếc cúp vàng danh vọng đó lên.

Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-3
Chloé Zhao thường được cho là suồng sã trong cách ăn mặc nhưng tự nhiên trong tất cả các mối quan hệ.

Với tất cả những trải nghiệm vững vàng từ trước, bộ phim Nomadland không chỉ được giới phê bình đánh gia cao bởi tính chân thực, đặc tả và “dị” mà còn có cách làm phim chi tiết đến từng góc quay, cảnh quay sau sự chỉ đạo của nữ đạo diễn gốc Trung này.

Theo Chloé Zhao, nghệ thuật điện ảnh đôi khi không cần lời thoại, tự nó sẽ cất lên tiếng nói của riêng mình, chỉ cần người ta biết cảm nhận và thấu hiểu nội hàm của nhân vật và hòa mình vào khung cảnh xung quanh.

Đó có phải là”dị” không thì thực tế đã cho thấy! Cô trở thành người PHỤ NỮ THỨ 2 giành giải thưởng tối cao cho Nữ Đạo Diễn Xuất Sắc. Cô cũng là người châu Á, người Trung Quốc đầu tiên giành giải thưởng này. Và có thể sẽ phải trong một thời gian rất lâu nữa, sự kiện mang tính cột mốc này mới có cơ hội thứ 2 lặp lại.

Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-4
Sự thành công không đến từ các mối quan hệ của Zhao lại càng khiến nhiều người tin tưởng nơi cô.

Còn bây giờ, người phụ nữ tết tóc bím ngang vai, mặc đồ chăn bò du mục đang trở thành câu chuyện truyền cảm hứng ở khắp các diễn đàn...

Oscar và Chloé Zhao, Chloé Zhao và Oscar, vinh danh và tự hào, tự hào và hi vọng... Vậy còn Trung Quốc thì sao?

Bị “chặn” ở quê nhà

Trước khi bộ phim Nomadland đi tranh cử hàng loạt các giải thưởng lớn, Trung Quốc vẫn xem Chloé Zhao là đứa con ngoan, là “niềm tự hào quốc gia”.

Thông thường hàng năm, đất nước này đối với giải thưởng điện ảnh danh giá nhất địa cầu vẫn thường dành sự quan tâm rất lớn. Như năm ngoái, khi Parasite của đạo diễn Boong Joon Ho được ghi danh, truyền thông Trung Quốc cũng ca tụng rất nhiều. Vậy cớ sao năm nay, một đứa con của mình, của riêng Trung Quốc thì lại bị thờ ơ như vậy?

Trên khắp các trang tin lớn như New York Time, Reuters, Hollywood Reporter, Global Time... đều dùng các từ như “mute” (tắt), silent (im lặng), removed (gỡ bỏ), snubs (bỏ qua)... và nhiều nhiều từ khác nữa để nói về sự kiện Chloé Zhao với Trung QUốc.

Lý do sâu xa là bởi, dân mạng nước này đột nhiên “mò” ra được dòng trạng thái từ xưa của Chloé Zhao với nội dung: “Tôi lớn lên ở Trung Quốc, đó là nơi đầy rẫy dối trá”.

Vậy là một làn sóng ngầm âm ỉ dâng lên. Người ta không tẩy chay nhưng cũng không còn quan tâm hay ủng hộ nữ đạo diễn Chloé Zhao thêm nữa. Bởi dù Chloé Zhao vẫn là niềm tự hào của họ, trong lòng người Trung Quốc biết vậy, nhưng họ cũng không thể bỏ qua tự tôn dân tộc để cổ vũ cho 1 người định nghĩa sự dối trá mang tên quê hương.

Vậy là trên lãnh thổ Trung Quốc, không một sóng nào có thể trực tiếp xem hay livestrem được Oscar. Thậm chí cả Hong Kong, nơi có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với đại lục cũng không chiếu sự kiện này, dù 50 năm trước đó vẫn hoan nghênh nhiệt liệt.

Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-5Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-6Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-7Chloé Zhao, Oscar và Trung Quốc: NGƯỜI RÕ SANG SAO CHẲNG AI BẮT QUÀNG?-8

Rất nhiều tờ báo như Reuters hay Global Tiem, New York Time đưa tin về mối quan hệ của Chloé Zhao với Trung Quốc.

Với Chloé Zhao, có thể đây cũng là một nỗi buồn. Tờ Reuters cho biết, một nhóm sinh viên ở Thượng Hải đã chia sẻ rằng họ gặp khó khăn trong việc kết nối VPN để xem giải Oscar vì thực tế, giải thưởng này đã không còn được cho phép lên sóng tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, tờ New York Time cũng viết, toàn bộ từ khóa về Chloé Zhao với cái tên Triệu Đình tại các mạng xã hội của nước này từ Weibo, Weixin và nhiều ứng dụng khác đều biến mất không còn chút dấu tích.

Riêng Global Times có tiêu đề “Hashtag, Poster phim Nomadland ra khỏi mạng xã hội Trung Quốc do nhận xét gây tranh cãi của nữ đạo diễn”. Sự thực đã cho thấy, Chloé Zhao không được Trung Quốc hoan nghênh.

Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có những người ủng hộ Chloé Zhao hay ít nhất là thông cảm với cô, trong đó có cả những người dùng mạng xã hội Trung Quốc. Khi họ không thể gọi cô với cái tên định danh – họ gọi Zhao là “cô gái ấy”; khi không thể gọi Nomadland bằng cái tên cả thế giới cùng gọi, họ gọi tác phẩm là “có trời để dựa” (Nomadland phim được dịch ra tiếng Trung là Không đất để dựa/ Không đất dung thân).

Họ bình luận tích cực trên nhiều diễn đàn nhỏ, hi vọng Chloé Zhao có thể sẽ thấy và cố gắng tiếp tục chinh phục ước mơ điện ảnh của mình trong tương lai dài phía trước.

“Chúc mừng ‘có trời để dựa’ và ‘cô gái ấy’ đã đoạt giải”

“Có trời để dựa vừa hóm hỉnh vừa chua chát”

“Một bộ phim chẳng liên quan đến nước này mà cũng khiến họ căng thẳng như thế”.

Duy Anh
Theo Vietnamnet