Chỉ còn hai ngày nữa là đến rằm tháng 7 Âm lịch (Dịp cúng cô hồn lớn nhất trong năm), tại các tuyến phố chuyên bán vàng mã ở Thủ đô như phố Hàng Mã, Lương Văn Can cảnh mua bán trở nên vô cùng nhộn nhịp.

cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 2
Dạo qua một vòng phố Hàng Mã có thể thấy những mặt hàng bình dân nhất
 từ chiếc lược, đôi dép, quần áo cho tới những thứ hiện đại như ô tô, nhà lầu
bằng vàng mã được làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ.

 
cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 3
Một tiểu thương bán vàng mã lâu năm trên phố Hàng Mã cho biết, thị trường
 đồ mã năm nay cũng không có nhiều biến chuyển, rẻ và phổ biến nhất vẫn là
tiền vàng có giá chừng 50.000 đồng/bộ cho tới nhà lầu xe hơi có giá
 vài ba trăm nghìn trở lên cũng luôn có sẵn hàng.

 
cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 4
“Thậm chí vài năm trở lại đây còn nở rộ dịch vụ làm đồ mã theo yêu cầu,
 chủ yếu là voi, ngựa, thuyền… để cúng trong đền, phủ với số lượng lớn,
khách chỉ cần mang mẫu đến và đặt tiền, chủ hàng sẽ đặt cơ sở sản xuất và có
 hàng sau 3 tới 5 ngày tùy kích thước và độ khó. Giá mỗi đơn hàng có khi lên
 đến cả chục triệu đồng.” Một tiểu thương trên chợ “âm phủ” bật mí.
 
cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 5
Bên cạnh đó những đồ ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng cô hồn như bỏng,
bánh quế, gạo, muối…. cũng được người bán hàng rong bán với giá 20.000
 tới 30.000 đồng/ gói.
       


cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 6
Không chỉ  các khu chợ “âm phủ” mà các làng nghề vàng mã quanh Hà Nội
như Đông Hồ (Bắc Ninh), Duyên Trường, Văn Hội (Thường Tín) cũng hừng hực
không khí sản xuất. Nhiều người dân làng Đông Hồ (Song Hồ, Bắc Ninh) cho biết,
đồ vàng mã được sản xuất và buôn bán quanh năm, nhưng đông nhất luôn là
dịp rằm tháng 7, nhiều nhà làm cả ngày đêm vẫn không đủ hàng để xuất đi bán.

cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 7
Khắp nẻo đường, ngõ xóm làng Văn Hội (Thường Tín), từng đoàn xe tải lớn nhỏ
 vào ra tấp nập lấy hàng xuất đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, thậm chí
cả xuất khẩu sang Lào, Trung Quốc. Các tiểu thương nhỏ lẻ thì đánh hàng
bằng xe máy vận chuyển ra Hà Nội và các tỉnh lân cận.


 
cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 8
Đôi bàn tay thoăn thoắt đan thân, lên khung cho chú ngựa hàng mã,
anh Hưởng (làng Văn Hội, Thường Tín) cho biết: “Công đoạn lên khung cho
ngựa thường khó và mất thời gian nhất, trung bình mỗi ngày một thợ
có thể làm được từ 2 tới 5 khung ngựa tùy theo kích thước lớn nhỏ.”

cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 9
Để giảm sức lao động, tăng năng suất, nhiều gia đình trong làng Văn Hội
 còn đầu tư mua máy tuốt nan để đan khung ngựa.

 
cho “am phu” nong hung huc truoc ngay ram thang 7 hinh anh 10
Mỗi chiếc khung ngựa đang xong sẽ được xuất cho xưởng dán giấy với
 giá từ 50 tới 200.000 đồng, từ đây ngựa sẽ được dán giấy, mang đi phơi nắng
 và hoàn thành các hoạt tiết trang trí, sẵn sàng mang đi tiêu thụ khắp nơi.



Theo Dân Việt