Lối vào cơ sở dưới lòng đất của phát xít Đức ở Hà Lan
Theo Daily Mail, loạt ảnh tuyệt đẹp mới được công bố đã hé lộ cả một thành phố ngầm dưới lòng đất mà Hilter từng ra lệnh xây dựng.
Bậc cầu thang dẫn vào căn hầm ẩn sâu bên dưới thành phố The Hague
Nhiều căn cứ bí mật của phát xít Đức mới chỉ được chính quyền Hà Lan phát hiện, sau hàng thập kỷ chôn vùi dưới lòng đất.
Mạng lưới đường hầm do các công nhân Hà Lan xây dựng năm 1942.
Các công trình ngầm được xây dựng bởi các công nhân Hà Lan và kỹ sư Đức. Đây là một phần trong kế hoạch Bức tường Đại Tây Dương của Hitler, trải dài từ Na Uy đến Pháp nhằm ngăn chặn đà tiến quân của phe đồng minh.
Khu nhà bếp nằm trong mạng lưới đường hầm và căn cứ bí mật dưới lòng đất.
Gustaaf Boissevain, quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Hà lan nói: “Chúng tôi chỉ mới khám phá được một vài trong số những viên ngọc này. Vẫn còn nhiều bí ẩn nữa dưới lòng đất. Đây đúng là một kho tàng”.
Hitler mở đợt tấn công Hà Lan vào ngày 10.5.1940 và quốc gia này sụp đổ sau đó chỉ 5 ngày. Phát xít Đức nhanh chóng lên kế hoạch xây dựng căn cứ với hy vọng có thể kiểm soát quốc gia này mãi mãi.
Chính quyền Hà Lan đã phát hiện 500 căn hầm nhờ vào một tổ chức độc lập.
Năm 1942, ngôi làng Scheveningen, ngày nay là một quận của thành phố The Hague, trở thành khu vực tuyệt mật.
135.000 người đân địa phương được yêu cầu chuyển đến nơi khác sinh sống để Hitler cho xây dựng thành phố ngầm dưới lòng đất cho 3.300 binh lính. Ngoài ra, phát xít Đức cũng cho xây dựng 900 tòa nhà quân sự từ 100.000 mét khối bê tông cốt thép.
Giống như kim tự tháp Ai Cập, những căn hầm này đang dần được hé lộ sau hàng thập kỷ.
Chính quyền Hà Lan đã phát hiện 500 căn hầm chỉ trong vài năm qua nhờ vào một tổ chức độc lập. Giống như các hầm mộ Ai Cập, những căn hầm này đang dần được hé lộ sau hàng chục năm.
Đây là hình ảnh căn hầm chỉ huy của phát xít Đức dưới lòng đất trong những năm 1942.
Chuyên gia Alexander Fokke nói phát xít Đức đã cho xây dựng mạng lưới đường hầm với đầy đủ tiện nghi, từ không gian, hành lang cho đến nơi chứa vũ khí, đạn dược, phòng ngủ, phòng bếp và nhà vệ sinh.
Ông Fokke nói mạng lưới đường hầm giống như một thành phố hoàn chỉnh, chỉ khác biệt là có khả năng tránh bom.
Biểu tượng đại bàng của Đức Quốc xã vẫn còn dấu ấn trên các bức tường.
Gần đây, một phần mạng lưới đường hầm bao gồm cả trung tâm chỉ huy của phát xít Đức đã được chính quyền Hà Lan cải tạo thành viện bảo tàng.
Theo Dân Việt