Cách đây khoảng 250 triệu năm, một phần của đất nước Ukraine nằm dưới đại dương. Khi mực nước rút xuống, nó để lại một trữ lượng muối khổng lồ được chôn vùi dưới mặt đất.
Mỏ muối này ngày nay nằm dưới một thành phố nhỏ có tên là Soledar, với nghĩa trong tiếng Nga là “quà muối”.
Khu vực thành phố Soledar nổi tiếng với các dòng suối nước mặn, gây ra nước ngầm bị nhiễm mặn từ mỏ muối.
Các suổi nước mặn được sử dụng để sản xuất muối từ thế kỷ thứ 16.
Nước mặn được đun nóng trên chảo bằng củi để nước bốc hơi.
Quá trình này đòi hỏi rất nhiều năng lượng, khiến một diện tích rộng lớn bị chặt hạ ở phía nam thành phố Soledar.
Vào thế kỷ thứ 18, nhiên liệu gỗ được thay thế bằng than nhưng sản lượng muối được sản xuất vẫn thấp.
Đến cuối thế kỷ thứ 19, mỏ muối ngầm được hát hiện và khu mỏ khai thác muối đầu tiên bắt đầu hoạt động vào năm 1881.
Qua hơn 100 năm khai thác muối, một hệ thống các đường hầm kết nối với nhau hình thành cách mặt đất hơn 300m.
Nhiều hầm có không gian rất rộng và một trong số đó đã được cải tạo thành phòng hòa nhạc.
Một hầm rộng khác cũng được chuyển thành sân bóng đá.
Khu mỏ khai thác muối thậm chí có cả nhà thờ dưới lòng đất để phục vụ các thợ mỏ.
Ngày nay, quán cà phê và các bức tượng cũng được xây dựng dưới đường hầm để phục vụ du khách.
Một phần của hệ thống đường hầm cũng được chuyển thành viện điều dưỡng, bởi vì không khí mát và khô kèm theo bụi muối được cho là có tác dụng chữa bệnh.
Theo Dân Việt