Trong hôn nhân, tiền bạc giữa hai vợ chồng sử dụng thế nào cũng nên được bàn bạc kỹ lưỡng. Nhưng bằng cách nào đó, họ cần phải đối xử công bằng giữa hai bên nội ngoại. Sự công bằng đó không chỉ khiến vợ chồng đỡ tranh cãi mà còn thể hiện sự tôn trọng dành cho gia đình đối phương.

Mới đây, một người chồng đăng tải bài viết chia sẻ về cuộc hôn nhân và gây nên nhiều tranh cãi. Chuyện như sau:

“Tôi năm nay 27 tuổi, là con trai một, làm công nhân, lương 8 triệu. Ba mẹ tôi tuy chỉ có mình tôi, nhưng đã 48 tuổi. Vì thế ông bà luôn luôn giục tôi mau lấy vợ, để có cháu, ba mẹ tôi sợ sau này trễ quá thì ông bà đã lớn tuổi.

Trong thâm tâm tôi, quan điểm của tôi là 30 mới lấy vợ, vì tôi muốn thêm thời gian để thoải mái, chưa muốn hôn nhân.

Một hôm tình cờ đi sinh nhật thằng bạn, tôi vô tình gặp em. Tôi để ý em, em chỉ dễ nhìn thôi chứ không xinh, em cười đẹp và xử sự duyên dáng. Được mọi người đẩy thuyền, tôi làm quen và xin số điện thoại em. Em cũng làm công nhân như tôi, em ở trọ và sống một mình.

Chúng tôi đều làm công nhân vì vậy tối nào cũng có thời gian hẹn hò với nhau. Em sống một mình và hoàn cảnh khá phức tạp.

Ba mẹ em ly hôn khi em học lớp 7, em sống một mình đến giờ, em đã 23 và đi làm được 4 năm. Ba mẹ em đều có gia đình mới và có con riêng.

Chồng đòi cả nhà tiêu xài bằng tiền lương của vợ, lương mình biếu hết bố mẹ đẻ vì 1 lý do-1
Bải viết được đăng tải.

Tôi quyết định quen em vì em sống 1 mình đã tự lập, không phải lắng lo cho ai. Quen nhau được 2 tuần, tôi mời em qua phòng trọ tôi ăn cơm, tôi cũng sống 1 mình. Tôi nấu em ăn, và sau đó chúng tôi góp gạo ăn cơm. Đến tuần thứ 3, tôi dẫn em về nhà gặp ba mẹ.

Ba mẹ nói em hiền, nói chuyện duyên nhưng hơi ốm. Thấy em hợp tuổi với tôi, nên ba mẹ nói nếu được thì cưới.

Tôi suy nghĩ thấy em không phải lo lắng cho ba mẹ, sau này sẽ toàn tâm toàn ý với gia đình tôi. Tôi cũng cho em biết là tôi thiếu nợ 15 triệu, nhưng em cũng đồng ý. Thấy em nói em muốn có một mái ấm, thật sự tôi cũng cảm động.

Sau đó sau 1 tháng quen nhau, chúng tôi quyết định kết hôn.

Ba mẹ tôi buôn bán nhà ăn cho trường học nên giành dụm được 300 triệu, đủ tôi cưới vợ. Tôi muốn bỏ qua đám hỏi, em đồng ý. Tuy nhiên đến ngày đi dạm ngõ thì ba mẹ em không chịu bỏ qua đám hỏi, đòi làm đầy đủ. Lúc đó tôi và ba mẹ khó chịu nhưng cuối cùng cũng phải theo.

Sau khi cưới nhau về, em nói sẽ phụ tôi trả nợ 15 triệu trong 2 tháng. Lương tôi trả nợ, lương em thì hai đứa ăn uống.

Sang tháng thứ 3 sau khi cưới nhau, em nói tiền lương của tôi để hai vợ chồng chi tiêu, lương của cô ấy thì cô ấy giành dụm sinh con.

Tôi không đồng ý, tôi muốn lương mình gửi hết cho ba mẹ còn lương em để chi tiêu. Vì vậy mà hai đứa cãi nhau. Cuối cùng tôi đành chấp nhận đưa em 2 triệu mỗi tháng để tiêu cùng đóng nhà trọ. 5 triệu tôi muốn để cho mình nhưng không đủ vì tôi cũng muốn cho ba mẹ 2 triệu nữa.

Gần Tết, tôi lãnh lương thưởng và nói với em là sẽ đưa cho ba mẹ 10 triệu, tôi mua điện thoại để ra 3 triệu trả góp, 4 triệu tôi tiêu Tết. Cô ấy không đồng ý, nói cho ba mẹ 5 triệu được rồi, tôi thì không muốn như thế nên lại cãi nhau.

Tết đến, mùng 3 em nói muốn đi thăm bạn bè, nhà những người em mang ơn, tôi đồng ý. Năm đầu cưới nên tôi thoải mái vì sau này em còn phải học làm dâu, làm mâm cúng kiếng phụ ba mẹ nữa. Tôi nói ra như thế em lại cãi rồi hai bên giận nhau. Mới cưới 3 tháng mà cãi vã quá nhiều.

Qua Tết, tôi không biết tiền thưởng và tiền lương của em đã chi những gì. Em cho mẹ mình bao nhiêu cho ba bao nhiêu và dư bao nhiêu? Hỏi em thì em không nói, em bảo để giành dụm sinh con.

Sau đó tôi biết trong 2 tháng qua, ăn uống tiền tôi, em có lương + tiền thưởng Tết mà em bảo là dư có 4 triệu. Tôi hỏi thì em bảo rằng cưới nhau đến giờ anh đưa em có 2 triệu, Tết còn không đưa tiền mà anh đòi dư nhiều là sao.

Chồng đòi cả nhà tiêu xài bằng tiền lương của vợ, lương mình biếu hết bố mẹ đẻ vì 1 lý do-2

Lúc đó, tôi cũng quyết luôn chuyện lương mình sẽ cho ba mẹ hết, lương em thì để ăn uống chi tiêu. Hai vợ chồng tranh cãi gay gắt. Cho tôi hỏi tôi làm vậy là sai hay sao? Em sống một mình, ba mẹ ly hôn, ai cũng có gia đình riêng hết rồi, em có phải lo lắng nuôi ai đâu?

Em cứ nói để tiền sinh con tầm 50 triệu nhưng tôi e ngại rằng tiền đó sẽ bay đi đâu, sợ sau này em có được rồi, lỡ như tôi thất nghiệp, không đi làm được nữa, có chắc em sẽ nuôi tôi”.

Đọc xong bài viết của người chồng này, nhiều dân mạng hết sức phẫn nộ. Họ cho rằng anh ta quá ích kỷ, quá bo bo chỉ biết nghĩ cho mình mà không thấu hiểu, đồng cảm với vợ. Cái gì người chồng cũng mong phần hơn.

Anh ta muốn toàn bộ tiền mình gửi cho bố mẹ mà chẳng mảy may suy nghĩ chuyện đóng góp cho vợ để có tài khoản tiết kiệm. Anh ta càng ích kỷ khi nghĩ rằng vợ để dành tiền sinh con thì vợ được bảo toàn tiền lương, còn mình phải chi ra, như vậy là không công bằng. Con là con của hai người chứ đâu phải của riêng vợ mà lo sợ quá đáng như thế.

Tiền nong là vấn đề cực kỳ quan trọng trong hôn nhân. Cả hai phải bàn bạc kỹ lưỡng. Thế nhưng người chồng ích kỷ quá mức, cư xử thiếu công bằng quá mức thì bàn bạc thế nào cũng chẳng giải quyết được vấn đề.

Bố mẹ vợ ly hôn nhưng với vợ đó là những người sinh thành, cô vẫn qua lại chứ đâu thể vô trách nhiệm được. Ngay từ ban đầu cuộc hôn nhân, anh ta chọn vợ vì cô chỉ có một mình, đỡ phải gánh vác đằng ngoại, suy nghĩ ấy khiến nhiều người cảm thấy ngao ngán.

Theo Pháp luật và Bạn đọc