Ngày 16/8 tại Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế “Trùng tu chùa Cầu - quan điểm và giải pháp" với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản để bàn ra giải pháp tu bổ cây cầu " nghìn tuổi" đang gặp vấn đề xuống cấp này.



Chùa Cầu còn gọi là cầu Nhật Bản, Lai Viễn Kiều, do người Nhật xây dựng vào thế kỷ XVII, được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1990, là biểu tượng của phố cổ Hội An - Di sản Văn hóa thế giới.

Hình ảnh Chùa Cầu xuất hiện trên tờ tiền Polymer 20.000 VND chắc hẳn
rất quen thuộc với chúng ta


Ban đầu, kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hóa Phù Tang ; mái ngói mềm mại với độ dốc thấp, những cột vuông , nền cầu lát vát hình vòng cung ; các hoa văn trang trí hình mặt trời, chiếc quạt xòe.

Do ảnh hưởng của thiên tại địch hoạ, Chùa Cầu đã qua nhiều lần trùng tu và dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt, Hoa với những Thần Khỉ và Thần Chó thờ ở hai đầu cầu.


Với lối kiến trúc độc đáo, ý nghĩa, Chùa Cầu luôn là một địa điểm các bạn trẻ muốn check-in, lưu lại vài tấm ảnh mỗi khi đến Hội An.









Nếu đặt chân tới Hội An, chuyến đi của bạn chắc chắn sẽ mất đi ý nghĩa nếu như bạn chưa ghé thăm Chùa Cầu.








Là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hội An, Việt Nam, chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật Bản góp tiền xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, nên đôi khi người ta còn gọi là cầu Nhật Bản. Với kiến trúc độc đáo, mang tính biểu tượng, Chùa Cầu luôn thu hút các bạn trẻ đến lưu giữ lại kỷ niệm với Hội An.








Rất nhiều cặp đôi, nhóm bạn đã có những kỷ niệm với cây cầu " nghìn tuổi" này. Nếu chưa có tấm ảnh nào với Chùa Cầu, bạn chưa đặt chân đến trái tim của Hội An đâu.












Với nhiều bạn trẻ, kỷ niệm với Hội An, chính là chụp ảnh, check in tại Chùa Cầu.















Đây vừa là công trình giao thông, vừa là công trình tín ngưỡng, di tích lịch sử, văn hóa, là biểu tượng của sự giao lưu văn hóa lâu đời giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày chùa Cầu đón khoảng 4.000 lượt khách trong và ngoài nước. Phía dưới cầu là sự biến chuyển của dòng chảy và môi trường ẩm ướt của sông nước. Những tác động này đang làm cho các mố, trụ cầu bị nứt; nhiều cột, vì kèo có dấu hiệu hư hỏng, mục rỗng.

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An cho rằng: " Đã là di tích thì không thể cứ “trai tráng” mãi. Tuy nhiên, tháo dỡ phần hạ tầng không đáng lo bằng phần mái. Bởi nếu tháo dỡ mái Chùa Cầu để làm lại thì Chùa Cầu không còn là chính nó nữa. “Chùa Cầu rất dễ biến thành di tích... 1 tuổi”, ông nói.

 


Rất nhiều các du khách, bạn trẻ trong và ngoài nước đều có những
kỷ niệm với cây cầu này.

Thiết nghĩ, việc trùng tu vẫn cần tiến hành để giải quyết triệt để các vấn đề về kết cấu, đảm bảo tính ổn định, lâu dài, an toàn của di tích trên cơ sở các nguyên tắc bảo tồn đi cùng cách tiếp cận toàn diện và đảm bảo tính nguyên bản của di tích nghìn năm tuổi, gắn bó lâu đời với nhiều thế hệ người dân và du khách.





Thanh Vân
Theo Vietnamnet