Ghaffar Naghdi, 24 tuổi, cùng gia đình đang gặp mặt cô Narin, người đã đồng ý bán thận cho anh Ghaffar.
Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới hợp pháp hóa việc buôn bán thận. Quốc gia này đảm bảo sẽ trả cho mỗi người hiến thận 300 bảng Anh (khoảng 10 triệu đồng) và 1 năm bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc buôn bán, giao dịch đều được thực hiện riêng và bí mật.
Iran là quốc gia duy nhất trên thế giới hợp pháp hóa việc buôn bán thận. Quốc gia này đảm bảo sẽ trả cho mỗi người hiến thận 300 bảng Anh (khoảng 10 triệu đồng) và 1 năm bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc buôn bán, giao dịch đều được thực hiện riêng và bí mật.
Bên ngoài các bệnh viện là hàng nghìn các quảng cáo rao bán thận với những thông tin cơ bản như nhóm máu, số điện thoại và tuổi tác. Càng nhiều tuổi (35 tuổi là số tuổi tối đa cho phép được hiến thận ở Iran) thì người bán thận càng nhận được ít tiền.
Suốt 6 năm qua, Ghaffar luôn phải điều trị bằng phương pháp thẩm tách 3 lần 1 tuần. "Tôi đã nhìn thấy bảng quảng cáo của cô Narin. Tôi gọi cho cô ấy để thương lượng, cuối cùng, chúng tôi đi đến thống nhất mua bán thận với mức giá 3.600 bảng Anh (khoảng 120 triệu đồng)", Ghaffar cho biết.
Khu vườn nhỏ là tất cả những gì còn sót lại của gia đình Ghaffar sau khi các thành viên quyết định bán toàn bộ đất đai để lấy tiền mua và ghép thận cho anh. Số tiền mà gia đình Ghaffar phải bỏ ra để mua thận tương đương với mức lương trong vòng 2 năm của 1 công chức nhà nước.
Sau khi giao dịch thành công, Ghaffar thu dọn đồ đạc để nhập viện.
Ghaffar trước khi thực hiện phẫu thuật. "Tôi muốn trở thành 1 giáo viên nhưng do bị bệnh nên việc học tập của tôi bị gián đoạn. Những năm qua, mục tiêu duy nhất của tôi chỉ có 1 điều - đó là tìm được người hiến thận phù hợp", Ghaffar chia sẻ. Ghaffar cũng cho biết trong những năm qua, anh đã gọi hàng trăm cuộc điện thoại cho những người rao bán thận nhưng chỉ tìm ra 72 người có cùng nhóm máu với mình. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra, những người hiến thận này cũng không đạt đủ điều kiện do họ quá yếu.
Ghaffar trước khi thực hiện phẫu thuật. "Tôi muốn trở thành 1 giáo viên nhưng do bị bệnh nên việc học tập của tôi bị gián đoạn. Những năm qua, mục tiêu duy nhất của tôi chỉ có 1 điều - đó là tìm được người hiến thận phù hợp", Ghaffar chia sẻ. Ghaffar cũng cho biết trong những năm qua, anh đã gọi hàng trăm cuộc điện thoại cho những người rao bán thận nhưng chỉ tìm ra 72 người có cùng nhóm máu với mình. Tuy nhiên, sau khi tiến hành kiểm tra, những người hiến thận này cũng không đạt đủ điều kiện do họ quá yếu.
Ghaffar và Narin sau ca phẫu thuật cấy ghép thận. Ghaffar sẽ ở lại bệnh viện 3 tuần để theo dõi trong khi đó cô Narin sẽ được xuất viện chỉ sau 3 ngày.
Cô Narin đang đi lại trong bệnh viện sau khi cắt bỏ 1 bên thận. Ngoài cô và chồng, không một ai trong gia đình biết được quyết định bán thận của cô. Cả 2 vợ chồng cô đều thất nghiệp và phải sống cùng cha mẹ. Vợ chồng Narin chỉ là 2 trong số rất nhiều người Iran thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế. Narin từ chối trả lời phóng viên về hành động bán thận của mình. Cô chỉ cho biết "Đó là hành động của lòng vị tha".