Chủng norovirus (loại virus thường gây bệnh viêm dạ dày) mới có tên GII.17 đã từng xuất hiện ở miền Nam Trung Quốc. Loại virus GII.17 gây ói mửa, tiêu chảy này có khả năng lây lan mạnh trên toàn cầu do con người thiếu khả năng miễn dịch với nó, thông tin do các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản công bố ngày hôm qua. Điều đó có nghĩa là hàng trăm triệu người trên thế giới có nguy cơ lây nhiễm virus qua đường ăn uống hoặc do tiếp xúc với nguồn bệnh.
Mỗi năm, có khoảng 100 người Mỹ tử vong vì nhiễm norovirus. Chủng norovirus mới có khả năng gây chết người cao hơn.
“Chúng ta đều biết, các loại norovirus có khả năng lây lan nhanh chóng trên toàn cầu.” – Các nhà khoa học từ 16 quốc gia đã cùng đưa ra nhận định. “Các hệ thống y tế và giám sát y tế công cộng cần được chuẩn bị thật tốt để phòng trừ trường hợp bùng nổ dịch norovirus trong mùa tới.”
Tháng trước, hàng trăm người trên tàu du lịch Balmora đã bị nhiễm norovirus gây viêm dạ dày. Một chiếc tàu khác cũng bị nhiễm norovirus hồi tháng Năm.
Hàng trăm du khách trên tàu Balmora đã bị nhiễm norovirus tháng Sáu vừa qua.
Norovirus còn được gọi là “viêm dạ dày” hoặc “bệnh nôn mùa đông”. Virus thường phát triển mạnh vào mùa đông. Việc bùng phát dịch trên các tàu trong mùa hè càng khiến cho các nhà khoa học tin rằng mùa đông năm nay, virus sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.
Điều đáng nói, tần suất hoạt động của norovirus ngày càng gần. Trước đây, norovirus thường nổi lên cứ 2 – 4 năm/lần. Tuy nhiên, dịch bệnh gần đây nhất mới bùng phát mùa đông năm ngoái.
“Điều này có nghĩa là chúng tôi đang đối mặt với một kiểu norovirus biến thể mới.” – Koopmans, tác giả một nghiên cứu về norovirus, cho biết.
Hiện không có một loại thuốc nào có thể đặc trị norovirus. Công ty Dược phẩm Takeda có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, là nơi phát triển loại vaccine có tác dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, với việc phát hiện chủng norovirus, có thể các công ty sẽ cần thêm thời gian nghiên cứu.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài châu Á, chủng norovirus GII.17 đã xuất hiện ở Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Phi.
Nguyên nhân nhiễm norovirus chủ yếu là do ăn thực phẩm nhiễm bệnh. Chỉ 18 hạt virus là đủ để một người trưởng thành phát bệnh viêm dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy.
Nguyên nhân chính lây nhiễm norovirus là do ăn uống.
Norovirus gây ra 19 triệu – 21 triệu trường hợp viêm dạ dày cấp tính tại Mỹ mỗi năm. Khoảng 400.000 ca cấp cứu, 56.000- 71.000 ca nhập viện và 800 trường hợp tử vong, chủ yếu là người già và trẻ em.
Với những người có hệ miễn dịch tốt, bệnh sẽ phát trong khoảng hai ngày với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Sau đó, sức khỏe sẽ bình phục dần.
Các nhà khoa học khuyến cáo người dân nên vệ sinh nhà bếp, các dụng cụ nấu nướng thường xuyên, rửa tay trước vào sau khi ăn, chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh, tránh tiếp xúc với đồ dùng của người nhiễm bệnh.
Mỗi năm, có khoảng 100 người Mỹ tử vong vì nhiễm norovirus. Chủng norovirus mới có khả năng gây chết người cao hơn.
Biến thể mới của norovirus, nguồn gốc từ Trung Quốc, có khả năng bùng phát trên toàn cầu.
“Chúng ta đều biết, các loại norovirus có khả năng lây lan nhanh chóng trên toàn cầu.” – Các nhà khoa học từ 16 quốc gia đã cùng đưa ra nhận định. “Các hệ thống y tế và giám sát y tế công cộng cần được chuẩn bị thật tốt để phòng trừ trường hợp bùng nổ dịch norovirus trong mùa tới.”
Tháng trước, hàng trăm người trên tàu du lịch Balmora đã bị nhiễm norovirus gây viêm dạ dày. Một chiếc tàu khác cũng bị nhiễm norovirus hồi tháng Năm.
Hàng trăm du khách trên tàu Balmora đã bị nhiễm norovirus tháng Sáu vừa qua.
Norovirus còn được gọi là “viêm dạ dày” hoặc “bệnh nôn mùa đông”. Virus thường phát triển mạnh vào mùa đông. Việc bùng phát dịch trên các tàu trong mùa hè càng khiến cho các nhà khoa học tin rằng mùa đông năm nay, virus sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa.
Điều đáng nói, tần suất hoạt động của norovirus ngày càng gần. Trước đây, norovirus thường nổi lên cứ 2 – 4 năm/lần. Tuy nhiên, dịch bệnh gần đây nhất mới bùng phát mùa đông năm ngoái.
“Điều này có nghĩa là chúng tôi đang đối mặt với một kiểu norovirus biến thể mới.” – Koopmans, tác giả một nghiên cứu về norovirus, cho biết.
Hiện không có một loại thuốc nào có thể đặc trị norovirus. Công ty Dược phẩm Takeda có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, là nơi phát triển loại vaccine có tác dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên, với việc phát hiện chủng norovirus, có thể các công ty sẽ cần thêm thời gian nghiên cứu.
Cho đến thời điểm hiện tại, ngoài châu Á, chủng norovirus GII.17 đã xuất hiện ở Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Phi.
Nguyên nhân nhiễm norovirus chủ yếu là do ăn thực phẩm nhiễm bệnh. Chỉ 18 hạt virus là đủ để một người trưởng thành phát bệnh viêm dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy.
Nguyên nhân chính lây nhiễm norovirus là do ăn uống.
Norovirus gây ra 19 triệu – 21 triệu trường hợp viêm dạ dày cấp tính tại Mỹ mỗi năm. Khoảng 400.000 ca cấp cứu, 56.000- 71.000 ca nhập viện và 800 trường hợp tử vong, chủ yếu là người già và trẻ em.
Với những người có hệ miễn dịch tốt, bệnh sẽ phát trong khoảng hai ngày với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy. Sau đó, sức khỏe sẽ bình phục dần.
Các nhà khoa học khuyến cáo người dân nên vệ sinh nhà bếp, các dụng cụ nấu nướng thường xuyên, rửa tay trước vào sau khi ăn, chỉ ăn các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh, tránh tiếp xúc với đồ dùng của người nhiễm bệnh.
Theo Trí Thức Trẻ