Và dĩ nhiên, người phục vụ không thể giành quyền chủ động tips thay cho khách hàng như anh tài xế taxi tự bớt lại 2.000 đồng, hay anh nhân viên vớt lại sợi hành tươi trong tô phở!
Sáng nay bạn đi ăn phở phải không? Anh phục vụ bưng tô phở nóng hổi thơm phức ra. Thế rồi trước khi bạn kịp đẩy lông mày lên cao, anh ấy vui tươi gắp một sợi hành trong tô phở bỏ vào miệng nhai rộn rã. Bạn sẽ làm gì?
À mà thôi, bạn mua bánh mì vậy. Một ổ giòn rộm. Vừa gói xong, cô bán hàng xinh tươi bẻ ngoéo cái đầu mẩu và nhỏn nhoẻn cười với bạn: "Thích thật anh ơi, sao mà anh hiểu ý em thế!". Ăn xong, mình mua ly cà phê sữa. Chưa kịp khuấy thì ông chú bán cà phê nhẹ nhàng tiến đến múc ra một muỗng, nhâm nhi rồi gật gù tấm tắc sáng ra được uống cà phê với bạn sảng khoái làm sao.
Bạn sẽ làm gì?
- Phương án một: Bạn nở nụ cười tận đáy lòng, rủ người ấy chụp hình post Facebook với caption: "Cảm ơn cuộc đời vẫn còn nhiều người tốt" kèm nhiều trái tim bay bay. Chúc mừng gia đình chung và gia đình riêng sẽ có của bạn. Họ thật vô cùng may mắn tìm ra bạn giữa hơn bảy tỷ người trên trái đất.
- Phương án hai: Cằm bạn rụng xuống đất. Mắt bạn bò lên trán. Bạn hét lên: "Trời đất ơi, cô làm gì vậy hả?". Không chúc mừng. Bạn không còn độc đáo nữa. Bạn đang giống tôi và chắc là khá nhiều người trong và ngoài hành tinh.
Ảnh minh họa
Khi hét lên ấy, bạn có thấy mình giống facebooker N.T.T, người đang gây sóng mạng với câu chuyện về anh tài xế taxi tự động ém lại 2.000 đồng tiền trả lại cho khách không?
Có bạn nói, 2.000 đồng là cái gì, có mua được miếng hột xoàn nào không mà làm lớn chuyện vậy. Người ta lái taxi cũng nghèo, mình có tiền đi taxi tức là khá hơn người ta, sao không rộng rãi cho luôn đi mà còn cằn nhằn kèo nhèo. Nhỏ mọn quá!
Trong câu chuyện đó, tôi thấy có hai điều cần bàn kỹ:
Đầu tiên là cách cư xử của anh tài xế. Cũng giống như anh phục vụ vớt lại cọng hành, cô bán bánh mì bẻ lại đầu mẩu... giá trị của cọng hành, đầu mẩu bánh mì hay 2.000 đồng ta sẽ bàn ở phần dưới, nhưng cách cư xử của những người bán hàng này đều sai.
Sai vì người bán hàng phải cung cấp cho khách một sản phẩm đầy đủ được quy định theo giá tiền. Trong cuốc taxi, đó là chuyến đi không ăn gian cả cung đường lẫn số tiền. Trong tô phở có hành, ổ bánh mì phải nguyên vẹn. Dù bạn không ăn hết toàn bộ số hành trong tô phở, hay bạn bỏ hẳn nửa ổ bánh mì vì không thích ăn nữa, vẫn ok.
Vì đó là quyền của bạn, bạn có quyền tuyệt đối với sản phẩm bạn đã trả tiền. Nhưng người bán thì không được cắt xén món hàng bán ra cho bạn khi đã thu đủ số tiền, hoặc thu hơn số tiền đã thỏa thuận. Anh taxi giữ lại 2.000 đồng khi khách hàng chưa đồng ý, tức cuốc xe đó anh đã lấy đắt hơn 2.000 đồng so với quy định.
Theo quy định, bất kì ai đều không được giữ lại khoản tiền thừa nếu không được sự cho
phép của khách hàng. Ảnh minh họa.
Một số bạn so sánh với văn hóa biếu lại tiền thừa (tips). Theo tôi, so sánh đó chưa chính xác. Tips là biểu hiện cụ thể của sự hài lòng với dịch vụ, bạn muốn biếu lại một món tiền nhỏ để cảm ơn người phục vụ mình. Không hài lòng thì không tips, thậm chí còn gọi quản lý đến phàn nàn cho một trận rồi ghi vào sổ.
Và dĩ nhiên, người phục vụ không thể giành quyền chủ động tips thay cho khách hàng như anh tài xế taxi tự bớt lại 2.000 đồng, hay anh nhân viên vớt lại sợi hành tươi trong tô phở (chưa bị đánh là may!).
Cách làm đó chỉ chứng tỏ sự tham vặt, thiếu chuyên nghiệp, dễ dàng vì món lợi nhỏ xíu mà đánh mất khách, mất uy tín, mất lợi ích lâu dài và lớn hơn gấp bội.
Khía cạnh thứ hai, đang được mọi người bàn tán xôn xao, là giá trị của 2.000 đồng. Số tiền này quá nhỏ, không đáng để chi li, "nghĩ quá nhiều" - một luồng ý kiến đang chia sẻ về status của bạn N.T.T như vậy. Tôi kể bạn một câu chuyện và mời bạn tự rút ra kết luận:
"Một bà nội trợ người Mỹ đã tiết kiệm được 36.000 USD (750 triệu đồng) chỉ từ việc để dành lại 5 USD tiền thừa sau khi mua hàng.
Vừa qua tờ Time đã đăng tải kinh nghiệm tiết kiệm tiền của bà Marie C.Franklin – giáo sư báo chí tại trường Lasell College tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ, ngoài ra bà cũng được biết đến là chủ nhân của blog tài chính "cách tiết kiệm nhanh chỉ với 5 đô".
Cách tiết kiệm tốt nhất là tích tiểu thành đại?. Ảnh minh họa
Theo bà, từ 12 năm trước bà đã quyết định tiết kiệm 5 USD (khoảng 105.000 đ) từ tiền thừa các hóa đơn thanh toán. Đến nay, bà đã có khoảng 36.000 USD, tương đương 750 triệu đồng.
Đó là thời điểm mà hai cô con gái của bà theo học trường tư nên vợ chồng bà càng phải tiêt kiệm tối đa. Thế là thay vì thay vì thanh toán bằng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, bà chi tiêu bằng tiền mặt, như vậy dễ kiểm soát số tiền chi ra hơn và bà có được 5 USD để bỏ ống mỗi ngày".
Tóm lại, cứ một tờ tiền lẻ mỗi ngày và sau 12 năm, nó là khoản tiền chẵn, rất chẵn, cực kỳ chẵn. Tôi đọc câu chuyện này trên báo. Tờ báo Mỹ gọi cách thức tiết kiệm này là "mới lạ", nhưng tôi biết, cách này đâu hề mới lạ với bạn, những người sống ở Việt Nam, dễ dàng nhìn thấy con heo đất từ nhỏ.
Thế nhưng, tôi nghĩ có khi góc nhìn từ một người nước ngoài có vẻ sẽ "ép phê" hơn với bạn chăng?
Sáng nay bạn đi ăn phở phải không? Anh phục vụ bưng tô phở nóng hổi thơm phức ra. Thế rồi trước khi bạn kịp đẩy lông mày lên cao, anh ấy vui tươi gắp một sợi hành trong tô phở bỏ vào miệng nhai rộn rã. Bạn sẽ làm gì?
À mà thôi, bạn mua bánh mì vậy. Một ổ giòn rộm. Vừa gói xong, cô bán hàng xinh tươi bẻ ngoéo cái đầu mẩu và nhỏn nhoẻn cười với bạn: "Thích thật anh ơi, sao mà anh hiểu ý em thế!". Ăn xong, mình mua ly cà phê sữa. Chưa kịp khuấy thì ông chú bán cà phê nhẹ nhàng tiến đến múc ra một muỗng, nhâm nhi rồi gật gù tấm tắc sáng ra được uống cà phê với bạn sảng khoái làm sao.
Bạn sẽ làm gì?
- Phương án một: Bạn nở nụ cười tận đáy lòng, rủ người ấy chụp hình post Facebook với caption: "Cảm ơn cuộc đời vẫn còn nhiều người tốt" kèm nhiều trái tim bay bay. Chúc mừng gia đình chung và gia đình riêng sẽ có của bạn. Họ thật vô cùng may mắn tìm ra bạn giữa hơn bảy tỷ người trên trái đất.
- Phương án hai: Cằm bạn rụng xuống đất. Mắt bạn bò lên trán. Bạn hét lên: "Trời đất ơi, cô làm gì vậy hả?". Không chúc mừng. Bạn không còn độc đáo nữa. Bạn đang giống tôi và chắc là khá nhiều người trong và ngoài hành tinh.
Ảnh minh họa
Khi hét lên ấy, bạn có thấy mình giống facebooker N.T.T, người đang gây sóng mạng với câu chuyện về anh tài xế taxi tự động ém lại 2.000 đồng tiền trả lại cho khách không?
Có bạn nói, 2.000 đồng là cái gì, có mua được miếng hột xoàn nào không mà làm lớn chuyện vậy. Người ta lái taxi cũng nghèo, mình có tiền đi taxi tức là khá hơn người ta, sao không rộng rãi cho luôn đi mà còn cằn nhằn kèo nhèo. Nhỏ mọn quá!
Trong câu chuyện đó, tôi thấy có hai điều cần bàn kỹ:
Đầu tiên là cách cư xử của anh tài xế. Cũng giống như anh phục vụ vớt lại cọng hành, cô bán bánh mì bẻ lại đầu mẩu... giá trị của cọng hành, đầu mẩu bánh mì hay 2.000 đồng ta sẽ bàn ở phần dưới, nhưng cách cư xử của những người bán hàng này đều sai.
Sai vì người bán hàng phải cung cấp cho khách một sản phẩm đầy đủ được quy định theo giá tiền. Trong cuốc taxi, đó là chuyến đi không ăn gian cả cung đường lẫn số tiền. Trong tô phở có hành, ổ bánh mì phải nguyên vẹn. Dù bạn không ăn hết toàn bộ số hành trong tô phở, hay bạn bỏ hẳn nửa ổ bánh mì vì không thích ăn nữa, vẫn ok.
Vì đó là quyền của bạn, bạn có quyền tuyệt đối với sản phẩm bạn đã trả tiền. Nhưng người bán thì không được cắt xén món hàng bán ra cho bạn khi đã thu đủ số tiền, hoặc thu hơn số tiền đã thỏa thuận. Anh taxi giữ lại 2.000 đồng khi khách hàng chưa đồng ý, tức cuốc xe đó anh đã lấy đắt hơn 2.000 đồng so với quy định.
Theo quy định, bất kì ai đều không được giữ lại khoản tiền thừa nếu không được sự cho
phép của khách hàng. Ảnh minh họa.
Một số bạn so sánh với văn hóa biếu lại tiền thừa (tips). Theo tôi, so sánh đó chưa chính xác. Tips là biểu hiện cụ thể của sự hài lòng với dịch vụ, bạn muốn biếu lại một món tiền nhỏ để cảm ơn người phục vụ mình. Không hài lòng thì không tips, thậm chí còn gọi quản lý đến phàn nàn cho một trận rồi ghi vào sổ.
Và dĩ nhiên, người phục vụ không thể giành quyền chủ động tips thay cho khách hàng như anh tài xế taxi tự bớt lại 2.000 đồng, hay anh nhân viên vớt lại sợi hành tươi trong tô phở (chưa bị đánh là may!).
Cách làm đó chỉ chứng tỏ sự tham vặt, thiếu chuyên nghiệp, dễ dàng vì món lợi nhỏ xíu mà đánh mất khách, mất uy tín, mất lợi ích lâu dài và lớn hơn gấp bội.
Khía cạnh thứ hai, đang được mọi người bàn tán xôn xao, là giá trị của 2.000 đồng. Số tiền này quá nhỏ, không đáng để chi li, "nghĩ quá nhiều" - một luồng ý kiến đang chia sẻ về status của bạn N.T.T như vậy. Tôi kể bạn một câu chuyện và mời bạn tự rút ra kết luận:
"Một bà nội trợ người Mỹ đã tiết kiệm được 36.000 USD (750 triệu đồng) chỉ từ việc để dành lại 5 USD tiền thừa sau khi mua hàng.
Vừa qua tờ Time đã đăng tải kinh nghiệm tiết kiệm tiền của bà Marie C.Franklin – giáo sư báo chí tại trường Lasell College tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ, ngoài ra bà cũng được biết đến là chủ nhân của blog tài chính "cách tiết kiệm nhanh chỉ với 5 đô".
Cách tiết kiệm tốt nhất là tích tiểu thành đại?. Ảnh minh họa
Theo bà, từ 12 năm trước bà đã quyết định tiết kiệm 5 USD (khoảng 105.000 đ) từ tiền thừa các hóa đơn thanh toán. Đến nay, bà đã có khoảng 36.000 USD, tương đương 750 triệu đồng.
Đó là thời điểm mà hai cô con gái của bà theo học trường tư nên vợ chồng bà càng phải tiêt kiệm tối đa. Thế là thay vì thay vì thanh toán bằng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, bà chi tiêu bằng tiền mặt, như vậy dễ kiểm soát số tiền chi ra hơn và bà có được 5 USD để bỏ ống mỗi ngày".
Tóm lại, cứ một tờ tiền lẻ mỗi ngày và sau 12 năm, nó là khoản tiền chẵn, rất chẵn, cực kỳ chẵn. Tôi đọc câu chuyện này trên báo. Tờ báo Mỹ gọi cách thức tiết kiệm này là "mới lạ", nhưng tôi biết, cách này đâu hề mới lạ với bạn, những người sống ở Việt Nam, dễ dàng nhìn thấy con heo đất từ nhỏ.
Thế nhưng, tôi nghĩ có khi góc nhìn từ một người nước ngoài có vẻ sẽ "ép phê" hơn với bạn chăng?
Theo Trí Thức Trẻ