Trong một con ngõ nhỏ nằm trên đường Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), có một quán sữa chua nhỏ mà nhiều bạn học sinh vẫn quen gọi là sữa chua bà Lan hay sữa chua bà già, mỗi chiều muộn lúc tan học đều rất đông khách ra vào.
Quán không có nhân viên, chỉ có 2 mẹ con miệt mài bán hàng. Người con gái năm nay đã 54 tuổi nhưng thần kinh không bình thường, thỉnh thoảng thường la mắng, đuổi hết khách đi. Nhiều người mới đến lần đầu, thường thấy ấm ức trong lòng nhưng những ai đã quen ăn ở đây, chẳng còn lạ lẫm.
Nhiều khi bị đuổi, một vài cô cậu học sinh vẫn nán lại, ăn hết cốc sữa chua, trả tiền rồi mới đi. Học sinh quanh vùng, đa phần đều biết câu chuyện về "bà già", chủ quán sữa chua nức tiếng 17 năm ở phố Ngọc Lâm này.
Nỗi đau 2 lần kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh
Quán sữa chua này do bà Nguyễn Thị Đỗ, năm nay đã 83 tuổi đứng ra làm chủ. Nhìn bề ngoài, người ta thấy ngôi nhà bà và con gái ở cũng khá sạch sẽ, tươm tất nên ít ai nghĩ, cuộc đời người phụ nữ này lại đầy rẫy những bất hạnh.
Bà Đỗ kể trước đây bà làm công nhân ở xí nghiệp môi trường, sau đó lấy chồng về vùng Long Biên, sinh hạ được hai người con gái. Năm bà 50 tuổi, chồng vì bệnh nặng mà qua đời. Một mình bà vất vả lo toan đủ bề cho các con, trong đó người con cả tên Lê Thanh Hương không may mắc bệnh chân voi bẩm sinh, sức khỏe từ nhỏ đã rất yếu đuối.
Người con thứ hai của bà tên là Vân sớm lập gia đình. Mọi hy vọng cậy nhờ lúc tuổi cao sức yếu, bà Đỗ dồn cả vào cô. Nhưng cuộc đời cô Vân cũng giống như bà, liên tiếp gặp nhiều đắng cay.
"Con tôi sinh được cháu trai đầu lòng, đẹp trai với lại thông minh lắm. Thế mà lên 9 tuổi, nó vì bệnh máu trắng mà mất", bà Đỗ sụt sùi nước mắt. Theo lời bà, suốt nhiều năm, gia đình cô Vân chạy chữa đủ bề, đưa con đi cả Singapore, Israel... tốn không ít tiền bạc.
Mất đứa con trai sau 9 năm dòng săn sóc, cô Vân - con gái bà đau đớn vô cùng. Riêng bà Đỗ, khi đó đã nhiều tuổi, phải vừa chứng kiến cảnh cháu ngoại đích tôn mất, vừa chứng kiến cảnh con gái mình đau khổ. "Mà tôi thì bất lực chẳng biết làm gì để giúp con, giúp cháu mình được, cứ ngồi nghĩ lại thấy buồn tủi nhiều lắm".
Nhiều năm sau, cô Vân sinh một người con gái, ngày thường hay gọi là bé Bống. Đáng tiếc năm Bống vừa tròn 2-3 tuổi, cô Vân không may bị tai biến mạch máu não mà qua đời một cách đột ngột.
Bà Đỗ ở lại giữa bao đắng cay. Cuộc đời bà 3 lần tiễn đưa người thương yêu, trong đó có 2 lần làm kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh. Hàng xóm của bà kể rằng, hồi cô Vân mới mất, đêm nào bà cũng khóc. Nhiều hôm còn gào thét, khiến cả xóm phải rưng rưng nước mắt.
Người mất thì cũng đã mất, những đau xót cũ đáng lẽ rồi cũng sẽ ngủ yên. Cuộc sống của bà Đỗ có thể sẽ tốt hơn nếu như cô Hương, con gái cả không vì suy nghĩ nhiều mà bệnh tình ngày một trầm trọng, thần kinh càng lúc càng có vấn đề.
Bà Đỗ bảo tính cô Hương lành lắm, lúc tỉnh táo thường giúp bà làm sữa chua và bán hàng nhưng khi không tỉnh thì thường la lối kinh khủng. "Hương nó bình thường là người yếu đuối, cũng không gây gổ với ai. Chỉ khi nào trái gió trở trời thì nó la hét ầm ĩ, gặp lúc quán đông khách nó cũng đuổi hết đi, nó đòi thứ gì mà tôi không chu cấp cho thì văng tục hỗn hào nhưng khi bình thường rồi thì lại như không nhớ gì hết".
Theo lời bà, vì tính cô Hương lẩn thẩn nên thường đòi ăn quà vặt liên hồi, tiêu xài phung phí, mua rất nhiều đồ gia dụng không cần thiết hoặc trong nhà đã có rất nhiều. "Tôi khuyên nó nhiều nhưng nó không nghe. Đáng ra tiền lương, tiền trợ cấp xã hội của cô Hương cả tiền bán hàng thì cũng không phải lo lắng nhiều về kinh tế nhưng cô Hương cô ấy hay tiêu linh tinh thành ra mới tốn kém", bà Đỗ nói. Đó cũng chính là lý do vì sao, bà chẳng mấy khi dám đóng cửa hàng. Ngày nào bà cũng mở cửa, không chỉ vì đó là công việc yêu thích mà còn bởi đây là kế sinh nhai duy nhất của hai mẹ con bà.
"Tôi vẫn hay nói với học sinh là: Bà sống cũng là nhờ các con"
Bán hàng 17 năm, bà Đỗ đã phục vụ không biết bao nhiêu thế hệ học sinh các trường quanh vùng Ngọc Lâm và quen mặt nhất là các cô cậu học trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều.
Ăn miết ở quán bà, nhiều học sinh đến đây thường có thói quen tự phục vụ. Họ mở tủ lạnh, lấy sữa chua và thạch, ăn xong thì tự tính tiền rồi trả đủ. Nhiều người vì biết tính cô Hương không bình thường nên có khi bị cô la mắng, họ cũng bỏ ngoài tai.
Thủy Tiên (một khách quen ở đây) chia sẻ: "Mình ăn sữa chua bà làm từ hồi bà còn bán vỉa hè. Tính bà rất thoải mái, hiền lành nên tụi mình rất thích".
Trong khi đó, Thảo (học sinh lớp 10, trường Nguyễn Gia Thiều) tâm sự: "Sữa chua bà Đỗ làm rất ngon, rẻ chỉ có 3.000 đồng/cốc nên mình rất hay ghé. Cũng có lúc mình đến ăn chẳng phải vì thèm sữa chua, thạch mà chủ yếu là vì thương bà, dù đã tuổi cao vẫn phải lăn lội kiếm sống".
Bà Đỗ cũng kể rằng, quán của bà có rất nhiều khách ruột. Không ít học sinh ăn ở đây từ khi còn bé xíu đến tận bây giờ vẫn hay qua. "Bán hàng học sinh vui lắm. Các cháu rất ngoan và thương tôi. Nhiều khi chúng nó bị cô Hương đuổi đi, thấy tôi đi ra chúng nó lại nán lại. Tôi vẫn hay bảo bọn nó là bà sống cũng nhờ các con, các con thương bà, đừng chấp cô ấy không bình thường".
Không chỉ có học sinh quanh đây hiểu rõ câu chuyện về cuộc đời bà Đỗ, những người hàng xóm xung quanh đều biết. Bà Liên (Tổ trưởng tổ dân phố) tâm sự: "Về kinh tế thì bà Đỗ vẫn luôn tự chủ được nhưng đường con cháu, bà lại phải chịu nhiều bất hạnh. Biết bà chịu khổ về tinh thần nên người dân trong tổ vẫn thường xuyên qua lại hỏi thăm luôn".
Bà Phượng (67 tuổi, hàng xóm của bà Đỗ) cũng kể rằng, bình thường nếu nói chuyện về hàng quán, về sữa chua hay chuyện của cháu gái Bống giờ đã học đến lớp 10 thì bà rất vui. Nhưng hễ nhắc chuyện cô Vân, cô Hương hay người cháu trai đã mất thì bà buồn lắm, chưa nói hết câu nước mắt đã lưng tròng. Người dân trong tổ dân phố biết vậy nên cũng rất ít khi nhắc đến, nếu có nghe thấy cô Hương mắng nhiếc điều gì, họ cũng làm lơ như không nghe thấy.
Khi tôi ra về, bà Đỗ mang trong tủ ra một cốc sữa chua khoai môn và mời ăn cho bằng hết. Bà nói đã đến thăm bà, nhất định phải ăn sữa chua. 17 năm qua, bà chỉ có thứ này làm vui. Nếu một ngày không bán hàng, không chỉ thu nhập hao hụt mà đầu óc bà cũng suy nghĩ thêm xa xôi, cứ như thế mấy ngày rồi lại đổ bệnh. Đó cũng là lý do vì sao dù mới mổ một bên mắt vì đục thủy tinh thể chưa đầy 1 tuần, bà đã mở hàng trở lại.
"Sữa chua tôi làm ngon lắm, giá có 3.000 đồng/cốc thôi mà rất sạch sẽ. Cô ăn ngon, mai mốt nhớ quay lại đây nhé. Tôi còn ngày nào, tiệm sữa chua này chắc chắn vẫn còn", bà Đỗ nói vọng theo.
Quán không có nhân viên, chỉ có 2 mẹ con miệt mài bán hàng. Người con gái năm nay đã 54 tuổi nhưng thần kinh không bình thường, thỉnh thoảng thường la mắng, đuổi hết khách đi. Nhiều người mới đến lần đầu, thường thấy ấm ức trong lòng nhưng những ai đã quen ăn ở đây, chẳng còn lạ lẫm.
Nhiều khi bị đuổi, một vài cô cậu học sinh vẫn nán lại, ăn hết cốc sữa chua, trả tiền rồi mới đi. Học sinh quanh vùng, đa phần đều biết câu chuyện về "bà già", chủ quán sữa chua nức tiếng 17 năm ở phố Ngọc Lâm này.
Nỗi đau 2 lần kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh
Quán sữa chua này do bà Nguyễn Thị Đỗ, năm nay đã 83 tuổi đứng ra làm chủ. Nhìn bề ngoài, người ta thấy ngôi nhà bà và con gái ở cũng khá sạch sẽ, tươm tất nên ít ai nghĩ, cuộc đời người phụ nữ này lại đầy rẫy những bất hạnh.
Bà Đỗ kể trước đây bà làm công nhân ở xí nghiệp môi trường, sau đó lấy chồng về vùng Long Biên, sinh hạ được hai người con gái. Năm bà 50 tuổi, chồng vì bệnh nặng mà qua đời. Một mình bà vất vả lo toan đủ bề cho các con, trong đó người con cả tên Lê Thanh Hương không may mắc bệnh chân voi bẩm sinh, sức khỏe từ nhỏ đã rất yếu đuối.
Mỗi khi chiều muộn, các bạn học sinh thường kéo đến đây rất đông.
Gian nhà bên trong chật kín người.
Sữa chua bà già vừa ngon, vừa rất rẻ, chỉ 3.000 đồng/cốc.
Gian nhà bên trong chật kín người.
Sữa chua bà già vừa ngon, vừa rất rẻ, chỉ 3.000 đồng/cốc.
Người con thứ hai của bà tên là Vân sớm lập gia đình. Mọi hy vọng cậy nhờ lúc tuổi cao sức yếu, bà Đỗ dồn cả vào cô. Nhưng cuộc đời cô Vân cũng giống như bà, liên tiếp gặp nhiều đắng cay.
"Con tôi sinh được cháu trai đầu lòng, đẹp trai với lại thông minh lắm. Thế mà lên 9 tuổi, nó vì bệnh máu trắng mà mất", bà Đỗ sụt sùi nước mắt. Theo lời bà, suốt nhiều năm, gia đình cô Vân chạy chữa đủ bề, đưa con đi cả Singapore, Israel... tốn không ít tiền bạc.
Mất đứa con trai sau 9 năm dòng săn sóc, cô Vân - con gái bà đau đớn vô cùng. Riêng bà Đỗ, khi đó đã nhiều tuổi, phải vừa chứng kiến cảnh cháu ngoại đích tôn mất, vừa chứng kiến cảnh con gái mình đau khổ. "Mà tôi thì bất lực chẳng biết làm gì để giúp con, giúp cháu mình được, cứ ngồi nghĩ lại thấy buồn tủi nhiều lắm".
Bà Đỗ năm nay đã ngoài 80 nhưng vẫn rất sành sỏi việc bán hàng, làm thạch, sữa chua.
Bình thường bà rất vui vẻ, dễ tính nhưng hễ nhắc đến chuyện con cháu là nước mắt lại sụt sùi.
Bình thường bà rất vui vẻ, dễ tính nhưng hễ nhắc đến chuyện con cháu là nước mắt lại sụt sùi.
Nhiều năm sau, cô Vân sinh một người con gái, ngày thường hay gọi là bé Bống. Đáng tiếc năm Bống vừa tròn 2-3 tuổi, cô Vân không may bị tai biến mạch máu não mà qua đời một cách đột ngột.
Bà Đỗ ở lại giữa bao đắng cay. Cuộc đời bà 3 lần tiễn đưa người thương yêu, trong đó có 2 lần làm kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh. Hàng xóm của bà kể rằng, hồi cô Vân mới mất, đêm nào bà cũng khóc. Nhiều hôm còn gào thét, khiến cả xóm phải rưng rưng nước mắt.
Người mất thì cũng đã mất, những đau xót cũ đáng lẽ rồi cũng sẽ ngủ yên. Cuộc sống của bà Đỗ có thể sẽ tốt hơn nếu như cô Hương, con gái cả không vì suy nghĩ nhiều mà bệnh tình ngày một trầm trọng, thần kinh càng lúc càng có vấn đề.
Bà Đỗ nói chuyện với bà Phượng, hàng xóm của mình khi vắng khách.
Bà Đỗ bảo tính cô Hương lành lắm, lúc tỉnh táo thường giúp bà làm sữa chua và bán hàng nhưng khi không tỉnh thì thường la lối kinh khủng. "Hương nó bình thường là người yếu đuối, cũng không gây gổ với ai. Chỉ khi nào trái gió trở trời thì nó la hét ầm ĩ, gặp lúc quán đông khách nó cũng đuổi hết đi, nó đòi thứ gì mà tôi không chu cấp cho thì văng tục hỗn hào nhưng khi bình thường rồi thì lại như không nhớ gì hết".
Bà Hương, con gái bà Đỗ.
Ngoài bị bệnh chân voi bẩm sinh.
Tính khí bà Hương còn rất thất thường.
Lúc hứng lên thì bà làm việc rất chăm chỉ, nhưng khi trái gió lại la hét ầm ĩ hoặc đuổi hết khách đi.
Ngoài bị bệnh chân voi bẩm sinh.
Tính khí bà Hương còn rất thất thường.
Lúc hứng lên thì bà làm việc rất chăm chỉ, nhưng khi trái gió lại la hét ầm ĩ hoặc đuổi hết khách đi.
Theo lời bà, vì tính cô Hương lẩn thẩn nên thường đòi ăn quà vặt liên hồi, tiêu xài phung phí, mua rất nhiều đồ gia dụng không cần thiết hoặc trong nhà đã có rất nhiều. "Tôi khuyên nó nhiều nhưng nó không nghe. Đáng ra tiền lương, tiền trợ cấp xã hội của cô Hương cả tiền bán hàng thì cũng không phải lo lắng nhiều về kinh tế nhưng cô Hương cô ấy hay tiêu linh tinh thành ra mới tốn kém", bà Đỗ nói. Đó cũng chính là lý do vì sao, bà chẳng mấy khi dám đóng cửa hàng. Ngày nào bà cũng mở cửa, không chỉ vì đó là công việc yêu thích mà còn bởi đây là kế sinh nhai duy nhất của hai mẹ con bà.
"Tôi vẫn hay nói với học sinh là: Bà sống cũng là nhờ các con"
Bán hàng 17 năm, bà Đỗ đã phục vụ không biết bao nhiêu thế hệ học sinh các trường quanh vùng Ngọc Lâm và quen mặt nhất là các cô cậu học trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều.
Ăn miết ở quán bà, nhiều học sinh đến đây thường có thói quen tự phục vụ. Họ mở tủ lạnh, lấy sữa chua và thạch, ăn xong thì tự tính tiền rồi trả đủ. Nhiều người vì biết tính cô Hương không bình thường nên có khi bị cô la mắng, họ cũng bỏ ngoài tai.
Thủy Tiên (một khách quen ở đây) chia sẻ: "Mình ăn sữa chua bà làm từ hồi bà còn bán vỉa hè. Tính bà rất thoải mái, hiền lành nên tụi mình rất thích".
Quán sữa chua của bà Đỗ chủ yếu phục vụ học sinh.
Trong khi đó, Thảo (học sinh lớp 10, trường Nguyễn Gia Thiều) tâm sự: "Sữa chua bà Đỗ làm rất ngon, rẻ chỉ có 3.000 đồng/cốc nên mình rất hay ghé. Cũng có lúc mình đến ăn chẳng phải vì thèm sữa chua, thạch mà chủ yếu là vì thương bà, dù đã tuổi cao vẫn phải lăn lội kiếm sống".
Bà Đỗ cũng kể rằng, quán của bà có rất nhiều khách ruột. Không ít học sinh ăn ở đây từ khi còn bé xíu đến tận bây giờ vẫn hay qua. "Bán hàng học sinh vui lắm. Các cháu rất ngoan và thương tôi. Nhiều khi chúng nó bị cô Hương đuổi đi, thấy tôi đi ra chúng nó lại nán lại. Tôi vẫn hay bảo bọn nó là bà sống cũng nhờ các con, các con thương bà, đừng chấp cô ấy không bình thường".
Bà Đỗ dù mới mổ mắt phải nhưng đã phải xuất viện để chăm nom con gái.
Không chỉ có học sinh quanh đây hiểu rõ câu chuyện về cuộc đời bà Đỗ, những người hàng xóm xung quanh đều biết. Bà Liên (Tổ trưởng tổ dân phố) tâm sự: "Về kinh tế thì bà Đỗ vẫn luôn tự chủ được nhưng đường con cháu, bà lại phải chịu nhiều bất hạnh. Biết bà chịu khổ về tinh thần nên người dân trong tổ vẫn thường xuyên qua lại hỏi thăm luôn".
Bà Phượng (67 tuổi, hàng xóm của bà Đỗ) cũng kể rằng, bình thường nếu nói chuyện về hàng quán, về sữa chua hay chuyện của cháu gái Bống giờ đã học đến lớp 10 thì bà rất vui. Nhưng hễ nhắc chuyện cô Vân, cô Hương hay người cháu trai đã mất thì bà buồn lắm, chưa nói hết câu nước mắt đã lưng tròng. Người dân trong tổ dân phố biết vậy nên cũng rất ít khi nhắc đến, nếu có nghe thấy cô Hương mắng nhiếc điều gì, họ cũng làm lơ như không nghe thấy.
Những khi vắng khách, bà Đỗ thường trầm tư suy nghĩ về cuộc đời mình. Điều bà suy nghĩ
lớn nhất là không biết, một mai nếu mình không may mất đi thì ai sẽ lo cho con gái?
lớn nhất là không biết, một mai nếu mình không may mất đi thì ai sẽ lo cho con gái?
Khi tôi ra về, bà Đỗ mang trong tủ ra một cốc sữa chua khoai môn và mời ăn cho bằng hết. Bà nói đã đến thăm bà, nhất định phải ăn sữa chua. 17 năm qua, bà chỉ có thứ này làm vui. Nếu một ngày không bán hàng, không chỉ thu nhập hao hụt mà đầu óc bà cũng suy nghĩ thêm xa xôi, cứ như thế mấy ngày rồi lại đổ bệnh. Đó cũng là lý do vì sao dù mới mổ một bên mắt vì đục thủy tinh thể chưa đầy 1 tuần, bà đã mở hàng trở lại.
"Sữa chua tôi làm ngon lắm, giá có 3.000 đồng/cốc thôi mà rất sạch sẽ. Cô ăn ngon, mai mốt nhớ quay lại đây nhé. Tôi còn ngày nào, tiệm sữa chua này chắc chắn vẫn còn", bà Đỗ nói vọng theo.
Theo Trí thức trẻ