Được sống đúng với giới tính là quyền con người, chính vì thế Quốc hội Việt Nam vừa chính thức thông qua việc chuyển đổi giới tính vào ngày 24/11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017. Tuy nhiên, để thực hiện được việc phẫu thuật chuyển giới, sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới.

Để có cái nhìn toàn diện,TS Nguyễn Huy Quang đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông! Ông có thể cho biết thực trạng của người chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

- Theo thống kê của Viện Sức khỏe - Môi trường y tế của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 500.000 người có giới tính không trùng với giới tính hiện có, cơ thể sinh học là nam nhưng trong suy nghĩ hành động lại là nữ và ngược lại.

Điều đó có nghĩa là tuy họ đã được hoàn thiện giới tính về sinh học nhưng tâm tưởng của họ lại không thực sự như vậy. Trước đây, do Việt Nam chưa cho phép chuyển giới, nhiều người có nhu cầu đã phải đi ra nước ngoài thực hiện việc chuyển giới.

Đến nay theo ước tính, cả nước ta có khoảng 500-1.000 người VN thực sự chuyển đổi giới tính ở nước ngoài. Đây là thực tiến cuộc sống. Chính vì lý do đó, chúng ta phải xem xét, nếu pháp luật không cho phép thì những người này sẽ sống như thế nào.

 Chuyển đổi giới tính: Quyền lợi nhiều nhưng hậu quả không ít - 1

Rất nhiều người thể hiện sự hài lòng sau khi Quốc hội thông qua việc phẫu thuật chuyển giới.

- Với việc Quốc hội đồng ý cho chuyển đổi giới tính, trong thời gian tới quá trình thực hiện sẽ gặp khó khăn gì?

- Xét về góc độ quyền con người, việc cho phép chuyển đổi giới tính là việc làm ý nghĩa và mang tính nhân văn cao. Tuy nhiên, nếu được pháp luật cho phép chuyển đổi giới tính thì cũng có không ít hệ quả có thể xảy ra.

Người chuyển giới từ nam sang nữ hoặc ngược lại phải sử dụng hoocmoon thường xuyên trong suốt cuộc đời, dẫn tới những nguy cơ về sức khỏe, bệnh tất, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao.

Do cơ thể họ đã hoàn thiện về giới tính sinh học, giờ bị thay đổi giới tính nên theo các nhà khoa học chuyên môn y tế, tuổi thọ của người chuyển giới có thể giảm đến 20 năm.

Một số người sau khi đã chuyển giới, do thay đổi thói quen sinh hoạt, do chưa thích nghi kịp với nhiều thứ thay đổi của cuộc sống mới và không thỏa mãn thật sự với giới tính mới nên dễ dẫn đến trầm cảm, thậm chí cả tự tử.

Người đã chuyển đổi giới tính sẽ không bao giờ có con nếu quan hệ tình dục thông thường, nếu có bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng sẽ dẫn đến rất nhiều bi kịch như khi có con, ai sẽ là bố, ai sẽ là mẹ, con cái gọi họ thế nào, xã hội nhìn nhận đối với những đứa trẻ này ra sao...

Về sinh học, người đã chuyển đổi giới tính sẽ không được thỏa mãn về tình dục như những người bình thường khác.

 Chuyển đổi giới tính: Quyền lợi nhiều nhưng hậu quả không ít - 2

TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế.

- Việc chuyển đổi giới tính sẽ để lại nhiều hậu quả, vậy tại sao cá nhân ông cũng như quốc hội lại ủng hộ thông qua?

- Phân tích cái được và cái không được thì tôi thấy hậu quả pháp luật không cho phép tác động đến xã hội nhiều hơn đến cá nhân, ảnh hưởng của nó đối với xã hội lớn. Nếu xét về tính cộng đồng, trật tự xã hội thì phải nghĩ đến lợi ích cộng đồng, xã hội hơn là lợi ích của 1-2 cá thể.

Chúng ta cho phép hay không phải gắn với quyền con người. Hiến pháp nước ta ghi nhận quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền được sống, tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc bao gồm cả quyền được sống thật với giới tính của mình. Nhưng cho phép chuyển đổi giới tính không có nghĩa quyền đấy là vô hạn, quyền nào cũng phải trong trật tự, khuôn khổ pháp luật.

Nên chăng bằng cái nhìn mang tính chất thân thiện, thực sự lắng nghe ý kiến tâm của người có nhu cầu chuyển giới, dựa trên quyền được mưu cầu hạnh phúc, được sống thật với giới tính của mình, pháp luật nên cân nhắc cho phép thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt. Do vậy, đề nghị pháp luật cho phép chuyển giới và có quy định riêng một điều về "giới tính" như sau:

"Nhà nước thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của Chính phủ".

Để hướng dẫn nội dung này, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định riêng, trong đó quy định về điều kiện đối với người thực hiện chuyển giới, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chuyển giới; thay đổi hộ tịch (họ tên, giới tính) sau khi đã thực hiện chuyển giới, công nhận việc đã được

- Những trường hợp nào sẽ được cho phép chuyển đổi giới tính và kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này như thế nào?

- Làm thế nào để loại trừ tâm lý đua đòi nhất thời của một bộ phận nhỏ trong giới trẻ hiện nay muốn chuyển giới xem thế nào hoặc làm thế nào để xác định người đó có nhu cầu chuyển giới thực sự để can thiệt y học nhằm thỏa mãn tâm nguyện của họ?

Đa số các nước cho phép đã tiến hành một loạt các chỉ số y học, tâm lý, điều kiện, hoàn cảnh sống của gia đình để xác định bước đầu nhu cầu chuyển giới và sau đó cho con người có nhu cầu chuyển giới đó sống đúng như giới tính mà họ mong muối trong từ 1-2 năm và nếu sau thời gian đó họ thực sự thích nghi với giới tính thì nên tiến hành can thiệp y học để chuyển giới cho họ.

theo Eva/ khám phá