Hơn năm năm gắn bó với những vòng xe, trải qua nhiều biến cố, thăng trầm thậm chí đã có lúc đối diện với sinh tử nhưng chưa một ngày ông Nguyễn Văn Chung (quê Nam Định) có ý định bỏ nghề. Cho đến tận bây giờ ông cũng không thể nhớ hết được mình đã giúp đỡ biết bao nhiêu người qua đường, trả lại bao nhiêu món đồ có giá trị cho hành khách để quên.
Ông kể: “Có lần vào buổi đêm, khi đang đón khách ở bệnh viện Nhi Trung ương (La Thành, Đống Đa, HN), một bà mẹ bế đứa con nhỏ 8 tháng tuổi nhờ tôi chở về Cầu Diễn (Nam Từ Liêm, HN). Đi đường tôi linh cảm có điều gì đó chẳng lành, hỏi ra thì mới biết cháu bé đã qua đời. Tôi hỏi đến đây, người mẹ òa khóc nức nở".
Vừa khóc người mẹ vừa nói rằng, sợ ông Chung không đưa về tận nhà nên giấu nhưng ông vẫn tiếp tục chạy xe mà chẳng chút ngại ngần nào. Khi về đến nhà, thấy gia cảnh người ta đáng thương, ông gửi lại tiền phúng viếng và không lấy đồng tiền công nào.
Cũng như ông Chung, anh Sơn (Nghệ An) có khá nhiều kỷ niệm trong nhiều năm làm nghề xe ôm.
Có một trường hợp mà anh không bao giờ quên được, anh kể: "Hôm đó khoảng 10 giờ sáng, tôi vừa trả khách ở bệnh viện Bạch Mai đang trên đường về đến đoạn ngã ba Giải Phóng- Kim Đồng thì bất ngờ một thanh niên chạy xe phía trước va vào giải phân cách ngã xuống đường. Theo phản xạ tôi tấp xe vào lề tiến lại gần xem sao thì phát hiện máu từ lỗ tai chảy quá nhiều, tôi cùng một số người đi đường đỡ anh ta vào lề đường. Sau đó, tôi cùng một người dân đi trên đường nhanh chóng chở đi cấp cứu và tìm cách liên lạc cho người thân gia đình anh ta. Xong xuôi tôi chạy xe chở người đàn ông đó lại chỗ cũ rồi tiếp tục đi đón khách”.
Anh cũng thông tin thêm: “Nhờ được cấp cứu kịp thời, nam thanh niên bị ngã đã qua cơn nguy kịch. Sau đó, gia đình anh ta có tìm đến, cảm ơn cũng như muốn gửi số tiền chi phí mà tôi đã giúp gia đình nhưng tôi kiên quyết không nhận. Vì tôi luôn suy nghĩ, việc cứu người bị nạn là hết sức bình thường, ai gặp vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ làm như vậy thôi”
Tương tự, ông Nguyễn Duy T (54 tuổi, quê Hà Nam) là người có thâm niên lâu năm trong nghề xe ôm cũng lạc quan chia sẻ: “Gặp những khách nghèo khó, ốm đau thì chúng tôi đều giảm giá và có khi còn không lấy tiền. Trước đây, tôi có nhận chở khách về Hoài Đức, vào đến nơi thấy gia đình hoàn cảnh, con cái nheo nhóc nên tôi chẳng lấy đồng nào.
Cũng theo ông, làm cái nghề này suốt ngày đứng ngoài đường nên chứng kiến nhiều cảnh đời ngang trái. "Mình đã khổ, nhiều người còn khổ hơn mình. Đã trải qua khổ sở mới biết giây phút khó khăn, bế tắc nó đau đớn như thế nào, không giúp được họ mình áy náy lắm", ông cho biết thêm.
Không chỉ giúp đỡ bằng những cuốc xe miễn phí mà các bác tài còn sẵn sàng vượt hàng chục cây số để trả lại đồ khách để quên.
“Khi đó khoảng 6 giờ tối, một ngày cuối đông trời mưa lất phất, đang co ro đón khách trước cổng bến xe Mỹ Đình thì một người đàn ông thuê tôi chở về Ba Vì. Sau khi đưa khách về đến nhà, đang trên đường về thì tôi phát hiện túi đồ để quên ở phía trước xe. Hơi ngần ngại vì quảng đường khá xa lại chưa có gì vào bụng nhưng nghĩ đến cảnh giờ ông khách đang cuống cuồng tìm túi đồ, tôi lại gạt chân chống lao đi.
Thấy tôi gõ cửa, người khách hết sức bất ngờ cứ nhìn tôi trân trân vì xúc động. Nhận lại túi đồ ông ta cảm ơn rối rít rồi rút 200 nghìn dúi vào tay tôi nhưng tôi không nhận. Chào khách ra về, đến nhà đồng hồ điểm sang ngày mới ăn vội bát cơm lạnh ngắt nhưng vẫn ấm lòng vì hôm nay cũng làm được việc ý nghĩa”, Anh Minh kể.
Ông kể: “Có lần vào buổi đêm, khi đang đón khách ở bệnh viện Nhi Trung ương (La Thành, Đống Đa, HN), một bà mẹ bế đứa con nhỏ 8 tháng tuổi nhờ tôi chở về Cầu Diễn (Nam Từ Liêm, HN). Đi đường tôi linh cảm có điều gì đó chẳng lành, hỏi ra thì mới biết cháu bé đã qua đời. Tôi hỏi đến đây, người mẹ òa khóc nức nở".
Vừa khóc người mẹ vừa nói rằng, sợ ông Chung không đưa về tận nhà nên giấu nhưng ông vẫn tiếp tục chạy xe mà chẳng chút ngại ngần nào. Khi về đến nhà, thấy gia cảnh người ta đáng thương, ông gửi lại tiền phúng viếng và không lấy đồng tiền công nào.
Cũng như ông Chung, anh Sơn (Nghệ An) có khá nhiều kỷ niệm trong nhiều năm làm nghề xe ôm.
Có một trường hợp mà anh không bao giờ quên được, anh kể: "Hôm đó khoảng 10 giờ sáng, tôi vừa trả khách ở bệnh viện Bạch Mai đang trên đường về đến đoạn ngã ba Giải Phóng- Kim Đồng thì bất ngờ một thanh niên chạy xe phía trước va vào giải phân cách ngã xuống đường. Theo phản xạ tôi tấp xe vào lề tiến lại gần xem sao thì phát hiện máu từ lỗ tai chảy quá nhiều, tôi cùng một số người đi đường đỡ anh ta vào lề đường. Sau đó, tôi cùng một người dân đi trên đường nhanh chóng chở đi cấp cứu và tìm cách liên lạc cho người thân gia đình anh ta. Xong xuôi tôi chạy xe chở người đàn ông đó lại chỗ cũ rồi tiếp tục đi đón khách”.
Anh cũng thông tin thêm: “Nhờ được cấp cứu kịp thời, nam thanh niên bị ngã đã qua cơn nguy kịch. Sau đó, gia đình anh ta có tìm đến, cảm ơn cũng như muốn gửi số tiền chi phí mà tôi đã giúp gia đình nhưng tôi kiên quyết không nhận. Vì tôi luôn suy nghĩ, việc cứu người bị nạn là hết sức bình thường, ai gặp vào hoàn cảnh của tôi cũng sẽ làm như vậy thôi”
Ảnh minh họa (Ảnh: Pháp luật & xã hội)
Tương tự, ông Nguyễn Duy T (54 tuổi, quê Hà Nam) là người có thâm niên lâu năm trong nghề xe ôm cũng lạc quan chia sẻ: “Gặp những khách nghèo khó, ốm đau thì chúng tôi đều giảm giá và có khi còn không lấy tiền. Trước đây, tôi có nhận chở khách về Hoài Đức, vào đến nơi thấy gia đình hoàn cảnh, con cái nheo nhóc nên tôi chẳng lấy đồng nào.
Cũng theo ông, làm cái nghề này suốt ngày đứng ngoài đường nên chứng kiến nhiều cảnh đời ngang trái. "Mình đã khổ, nhiều người còn khổ hơn mình. Đã trải qua khổ sở mới biết giây phút khó khăn, bế tắc nó đau đớn như thế nào, không giúp được họ mình áy náy lắm", ông cho biết thêm.
Không chỉ giúp đỡ bằng những cuốc xe miễn phí mà các bác tài còn sẵn sàng vượt hàng chục cây số để trả lại đồ khách để quên.
“Khi đó khoảng 6 giờ tối, một ngày cuối đông trời mưa lất phất, đang co ro đón khách trước cổng bến xe Mỹ Đình thì một người đàn ông thuê tôi chở về Ba Vì. Sau khi đưa khách về đến nhà, đang trên đường về thì tôi phát hiện túi đồ để quên ở phía trước xe. Hơi ngần ngại vì quảng đường khá xa lại chưa có gì vào bụng nhưng nghĩ đến cảnh giờ ông khách đang cuống cuồng tìm túi đồ, tôi lại gạt chân chống lao đi.
Thấy tôi gõ cửa, người khách hết sức bất ngờ cứ nhìn tôi trân trân vì xúc động. Nhận lại túi đồ ông ta cảm ơn rối rít rồi rút 200 nghìn dúi vào tay tôi nhưng tôi không nhận. Chào khách ra về, đến nhà đồng hồ điểm sang ngày mới ăn vội bát cơm lạnh ngắt nhưng vẫn ấm lòng vì hôm nay cũng làm được việc ý nghĩa”, Anh Minh kể.
Theo Vietnamnet