Nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ở Mayantuyavu, Peru, dòng sông nước luôn sôi sục được người dân địa phương gọi với cái tên "Shanay-timpishka" có nghĩa là "sôi sục với sức nóng của mặt trời".
Họ tin rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama - mẹ Nước, người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn trên thượng nguồn con sông.
Hình ảnh dòng sông nước sôi như đun ở Peru
Dòng sông rộng khoảng 25 mét, sâu 6 mét, nhưng chỉ dài 6,4 km. Nhiệt độ nước sông dao động từ 50 đến 90 độ C, có nơi lên đến 100 độ C, đủ nóng để gây bỏng độ ba trong vòng vài giây. Nhiều loài động vật không may rơi xuống sông và đã bị chết.
Hơi nước nóng bốc lên ở mọi nơi của con sông
Hàng năm, chỉ một số ít khách du lịch đến Mayantuyacu để trị liệu bằng phương pháp y học cổ truyền của người dân Asháninka. Ngoại trừ một vài tài liệu tham khảo vô danh trong tạp chí dầu khí từ những năm 1930, không có tài liệu khoa học nào nói về sự tồn tại của dòng sông.
Bằng cách nào đó, kỳ quan thiên nhiên này đã ẩn mình khéo léo khỏi sự quảng bá rộng rãi trong hàng chục năm qua.
Thậm chí khu vực người dân sinh sống dòng sông vẫn nóng
Đối với hầu hết người Peru, dòng sông chỉ là một huyền thoại. Nhiều nhà địa chất bác bỏ sự tồn tại của nó bởi họ cho rằng cần một lượng địa nhiệt khổng lồ để đun sôi dù chỉ một phần nhỏ của con sông, mà lưu vực sông Amazon nằm cách núi lửa hoạt động gần nhất tới hơn 600 km.
Những loài động vật không may bị rơi xuống dòng sông đều chết vì nước quá nóng
Các nhà khoa học thường xuyên đến đây để nghiên cứu về con sông kỳ lạ này
Video: Dòng sông sôi tại Peru
Họ tin rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama - mẹ Nước, người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn trên thượng nguồn con sông.
Hình ảnh dòng sông nước sôi như đun ở Peru
Dòng sông rộng khoảng 25 mét, sâu 6 mét, nhưng chỉ dài 6,4 km. Nhiệt độ nước sông dao động từ 50 đến 90 độ C, có nơi lên đến 100 độ C, đủ nóng để gây bỏng độ ba trong vòng vài giây. Nhiều loài động vật không may rơi xuống sông và đã bị chết.
Hơi nước nóng bốc lên ở mọi nơi của con sông
Hàng năm, chỉ một số ít khách du lịch đến Mayantuyacu để trị liệu bằng phương pháp y học cổ truyền của người dân Asháninka. Ngoại trừ một vài tài liệu tham khảo vô danh trong tạp chí dầu khí từ những năm 1930, không có tài liệu khoa học nào nói về sự tồn tại của dòng sông.
Bằng cách nào đó, kỳ quan thiên nhiên này đã ẩn mình khéo léo khỏi sự quảng bá rộng rãi trong hàng chục năm qua.
Thậm chí khu vực người dân sinh sống dòng sông vẫn nóng
Đối với hầu hết người Peru, dòng sông chỉ là một huyền thoại. Nhiều nhà địa chất bác bỏ sự tồn tại của nó bởi họ cho rằng cần một lượng địa nhiệt khổng lồ để đun sôi dù chỉ một phần nhỏ của con sông, mà lưu vực sông Amazon nằm cách núi lửa hoạt động gần nhất tới hơn 600 km.
Những loài động vật không may bị rơi xuống dòng sông đều chết vì nước quá nóng
Các nhà khoa học thường xuyên đến đây để nghiên cứu về con sông kỳ lạ này
Video: Dòng sông sôi tại Peru
Theo Dân Việt