Mùa mưa, suối Đôi trở nên “hung dữ”, nước từ thượng nguồn để về phủ trắng đôi bờ. Người dân nơi đây chỉ còn cách liều mình đu cáp treo tự chế. Đoạn bắc cáp vượt suối có chiều rộng khoảng 40m là phương tiện duy nhất giúp hàng trăm người dân vượt suối mỗi ngày.

Clip người dân đi dây qua suối.

5-ce2b3
Người dân liều mình bám vào những sợi cáp để đu qua con suối dữ

Hàng chục trẻ em ở bên kia suối đã phải nghỉ học vì không thể đu dây cáp đến trường, những em còn lại thì hàng ngày lơ lửng trên dây cáp, phía dưới là dòng suối chảy xiết để đến trường. Cảnh tượng vẫn diễn ra mỗi ngày này khiến cho nhiều người không phải lo ngại về sự an toàn của các em.

3-ce2b3
Đi lại khó khăn nên hàng chục trẻ em ở độ tuổi đến trường phải nghỉ học ở nhà.

Theo ông Ngô Hữu Thiện – Chủ tịch xã Ia Dom cho biết, 2 bên suối Đôi có các đội 15, 17 và 18 với 689 nhân khẩu sinh sống, còn phía bên kia suối là đất lâm nghiệp, hiện có 15 hộ với 40 nhân khẩu đang sống và làm việc.

Cáp đu qua suối Đôi đã có từ lâu. Hiện xã cũng lập phương án xây cầu, cách vị trí cáp treo khoảng 3km, nhưng kinh phí quá lớn nên chưa triển khai được.

Dưới đây là hình ảnh trẻ em và người dân đu cáp vượt suối Đôi khiến nhiều người rùng mình:

4_1-ce2b3
Biết là nguy hiểm, nhưng hàng ngày có hàng chục người vẫn phải đi qua đây.

1-ce2b3
Người đàn ông này tỏ ra run rẩy khi đi qua cáp dây ở suối Đôi.

2-ce2b3
Không chỉ người lớn, nhiều em học sinh phải đánh liều vì ước mơ được đến trường.

6-ce2b3
Có lần xảy ra đứt cáp, có người bị rơi xuống suối nhưng may mắn không sao nhờ biết bơi.

7-ce2b3
Được biết, cáp này do người dân tự làm để đi lại giữa hai bên suối.

8-ce2b3
Nhiều em phải bỏ học vì không đi được qua cáp, số còn lại phải có bố mẹ đưa đón qua cáp hàng ngày.

10-ce2b3
Mặc dù sắp sinh, nhưng chị Tô Kim Nhàn vẫn chưa biết khi sinh mình đi qua suối bằng cách nào.

11-ce2b3
Hàng ngày con suối hung dữ vẫn cuồn cuộn chảy trở thành rào cản cho những ước mơ được đến trường của các em nhỏ và cuộc sống mưu sinh của những người dân nơi đây.

Theo Tri Thức Trẻ