Mới đây, khi trao đổi với phóng viên về clip tắm cho bé sơ sinh 1 ngày tuổi trong bồn rửa inox đang gây xôn xao dư luận, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng Vũ Văn Tâm cho rằng, ông rất vui nếu con ông “được” người ta tắm cho như thế.
Hình ảnh cắt từ Clip
“Người ta cứ nói là mạnh tay này kia, nhưng tôi xin hỏi thế nào là mạnh tay? Nếu em bé bị tổn thương thì phải có xây xước. Chỉ có đấm mới gây tổn thương bên trong chứ tắm thì làm sao mà gây tổn thương bên trong được?".
Thế nhưng, trao đổi với PV về clip này, chị Nguyễn Phương Huyền (nữ hộ sinh hiện đang công tác tại khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với 12 năm kinh nghiệm) nêu quan điểm ngược lại:
“Em bé vừa ra đời còn non nớt, nhìn nhân viên y tế tắm như thế đến tôi là người trong nghề còn cảm thấy thật thô bạo, hẳn người nhà của bé rất xót xa. Vui là vui thế nào?!”.
"Sao lại quên đeo găng tay?"
Chị Huyền cũng đưa ra rất nhiều phân tích để chỉ rõ những điểm “sai lè” của nữ y tá trong clip đang khiến dư luận dậy sóng này.
“Tắm cho bé phải theo quy trình, không chỉ đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng mà còn phải trông sao cho đẹp mắt chứ không phải làm cho xong”, chị Huyền nói.
Theo nữ hộ sinh này, quy trình tắm cho bé gồm 3 bước chính: Đón bé, tắm cho bé và trả bé sao cho đúng số.
Tuy nhiên, trong clip, chị thấy nữ y tá không hề đeo tạp dề, găng tay, cũng không thấy có khăn rửa mặt cho bé.
Chị Huyền nhấn mạnh, chưa bàn tới việc phòng tắm có đủ các điều kiện vật chất như điều hòa, 3 loại đèn (đèn chiếu sáng, đèn giữ ấm, đèn hồng ngoại), nhưng rõ ràng, nước chảy ra từ vòi cho thấy đó không phải là nước tạo bọt có tác dụng mát xa cho bé.
Nguồn nước chảy ra theo quy định phải chín và ở nhiệt độ đảm bảo 37 – 40 độ C.
“Tôi không biết cô ấy đã rửa tay trước khi bắt đầu tắm cho bé hay chưa, nhưng quên gì thì quên chứ không hiểu sao cô ấy lại quên đeo găng tay? Chúng tôi không bao giờ quên thao tác đó, vì đây chính là cách phòng vệ cho bản thân nhân viên y tế”, chị Huyền nói.
Cũng theo chị Huyền, hiện tại, Bệnh viện phụ sản Hà Nội không sử dụng bồn inox để chứa nước thải khi tắm cho bé mà dùng bồn sứ.
Theo quy trình của Bệnh viện phụ sản Hà Nội, khi tắm cho trẻ, nữ điều dưỡng/hộ sinh tay trái bế trẻ nằm ngửa, cẳng tay đỡ dưới lưng, bàn tay đỡ gáy và đầu, kẹp 2 chân trẻ vào nách. Sau đó, sẽ tắm từng bộ phận của bé bắt đầu từ việc rửa mặt.
Nâng đỡ trẻ không đúng cách
“Trong clip đó, tôi thấy chị y tá nâng đỡ trẻ không đúng cách. Chị ta tóm vào đầu vào gáy của em bé, nhúng cơ thể em bé xuống bồn chứa nước thải khi tắm.
Về nguyên tắc, không được đỡ vào đầu vào gáy bé như thế mà phải nâng đỡ phần lưng và mông của em bé, đảm bảo toàn thân của em bé nằm trên cánh tay của người điều dưỡng.
Nếu cơ thể em bé từ cổ trở xuống bị trĩu nặng như thế thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới em bé về mặt cơ xương khớp và có thể làm em bé bị sợ hãi. Khi bé về với mẹ, có thể em bé sẽ quấy khóc vì đau đớn", chị Huyền nhận xét.
Chị nói thêm, trong clip tắm cho bé sơ sinh, y tá đã sai khi không dùng khăn xô lau mặt cho trẻ mà lấy tay dính xà phòng trực tiếp xoa mạnh vào hai mắt, hai bên má, cằm của bé. Khi gội đầu, chị này không dùng tay bịt 2 lỗ tai cho bé để tránh nước vào tai.
Chưa dừng ở đó, nước không tạo bọt mà xả thẳng vào thóp đầu của bé rồi kỳ mạnh.
Chị thắc mắc: "Tôi chưa thấy người ta lau rốn cho trẻ bằng bông cồn 70 độ, cũng không thấy băng lại rốn cho trẻ hay xuất hiện các thiết bị như: khay vô khuẩn băng rốn, gạc vô khuẩn rửa mắt (dùng cho trẻ bị đau mắt), 2 trụ cắm 2 panh vô trùng… trong clip".
Cũng theo nữ hộ sinh kì cựu này, các chị thường đóng bỉm cho trẻ trước khi quấn tã ủ ấm và để số của các con ra ngoài áo để thuận tiện việc đối chiếu với số của mẹ bé, tránh nhầm lẫn.
“Em bé trong clip không thấy đeo số nên tôi chưa thể bình luận gì về việc này”, chị chia sẻ.
Hình ảnh cắt từ Clip
Phủ nhận cách tắm như thế là mạnh tay, ông Tâm khẳng định:
“Người ta cứ nói là mạnh tay này kia, nhưng tôi xin hỏi thế nào là mạnh tay? Nếu em bé bị tổn thương thì phải có xây xước. Chỉ có đấm mới gây tổn thương bên trong chứ tắm thì làm sao mà gây tổn thương bên trong được?".
Thế nhưng, trao đổi với PV về clip này, chị Nguyễn Phương Huyền (nữ hộ sinh hiện đang công tác tại khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với 12 năm kinh nghiệm) nêu quan điểm ngược lại:
“Em bé vừa ra đời còn non nớt, nhìn nhân viên y tế tắm như thế đến tôi là người trong nghề còn cảm thấy thật thô bạo, hẳn người nhà của bé rất xót xa. Vui là vui thế nào?!”.
"Sao lại quên đeo găng tay?"
Chị Huyền cũng đưa ra rất nhiều phân tích để chỉ rõ những điểm “sai lè” của nữ y tá trong clip đang khiến dư luận dậy sóng này.
“Tắm cho bé phải theo quy trình, không chỉ đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng mà còn phải trông sao cho đẹp mắt chứ không phải làm cho xong”, chị Huyền nói.
Theo nữ hộ sinh này, quy trình tắm cho bé gồm 3 bước chính: Đón bé, tắm cho bé và trả bé sao cho đúng số.
Chị Nguyễn Phương Huyền – nữ hộ sinh hiện đang công tác tại khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội với 12 năm kinh nghiệm. (Ảnh: Phong Nguyên)
Tuy nhiên, trong clip, chị thấy nữ y tá không hề đeo tạp dề, găng tay, cũng không thấy có khăn rửa mặt cho bé.
Chị Huyền nhấn mạnh, chưa bàn tới việc phòng tắm có đủ các điều kiện vật chất như điều hòa, 3 loại đèn (đèn chiếu sáng, đèn giữ ấm, đèn hồng ngoại), nhưng rõ ràng, nước chảy ra từ vòi cho thấy đó không phải là nước tạo bọt có tác dụng mát xa cho bé.
Nguồn nước chảy ra theo quy định phải chín và ở nhiệt độ đảm bảo 37 – 40 độ C.
“Tôi không biết cô ấy đã rửa tay trước khi bắt đầu tắm cho bé hay chưa, nhưng quên gì thì quên chứ không hiểu sao cô ấy lại quên đeo găng tay? Chúng tôi không bao giờ quên thao tác đó, vì đây chính là cách phòng vệ cho bản thân nhân viên y tế”, chị Huyền nói.
Cũng theo chị Huyền, hiện tại, Bệnh viện phụ sản Hà Nội không sử dụng bồn inox để chứa nước thải khi tắm cho bé mà dùng bồn sứ.
Theo quy trình của Bệnh viện phụ sản Hà Nội, khi tắm cho trẻ, nữ điều dưỡng/hộ sinh tay trái bế trẻ nằm ngửa, cẳng tay đỡ dưới lưng, bàn tay đỡ gáy và đầu, kẹp 2 chân trẻ vào nách. Sau đó, sẽ tắm từng bộ phận của bé bắt đầu từ việc rửa mặt.
Chị Huyền đang tắm cho trẻ sơ sinh. (Ảnh: Phong Nguyên)
Nâng đỡ trẻ không đúng cách
“Trong clip đó, tôi thấy chị y tá nâng đỡ trẻ không đúng cách. Chị ta tóm vào đầu vào gáy của em bé, nhúng cơ thể em bé xuống bồn chứa nước thải khi tắm.
Về nguyên tắc, không được đỡ vào đầu vào gáy bé như thế mà phải nâng đỡ phần lưng và mông của em bé, đảm bảo toàn thân của em bé nằm trên cánh tay của người điều dưỡng.
Nếu cơ thể em bé từ cổ trở xuống bị trĩu nặng như thế thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới em bé về mặt cơ xương khớp và có thể làm em bé bị sợ hãi. Khi bé về với mẹ, có thể em bé sẽ quấy khóc vì đau đớn", chị Huyền nhận xét.
Chị nói thêm, trong clip tắm cho bé sơ sinh, y tá đã sai khi không dùng khăn xô lau mặt cho trẻ mà lấy tay dính xà phòng trực tiếp xoa mạnh vào hai mắt, hai bên má, cằm của bé. Khi gội đầu, chị này không dùng tay bịt 2 lỗ tai cho bé để tránh nước vào tai.
Chưa dừng ở đó, nước không tạo bọt mà xả thẳng vào thóp đầu của bé rồi kỳ mạnh.
Chị thắc mắc: "Tôi chưa thấy người ta lau rốn cho trẻ bằng bông cồn 70 độ, cũng không thấy băng lại rốn cho trẻ hay xuất hiện các thiết bị như: khay vô khuẩn băng rốn, gạc vô khuẩn rửa mắt (dùng cho trẻ bị đau mắt), 2 trụ cắm 2 panh vô trùng… trong clip".
Cũng theo nữ hộ sinh kì cựu này, các chị thường đóng bỉm cho trẻ trước khi quấn tã ủ ấm và để số của các con ra ngoài áo để thuận tiện việc đối chiếu với số của mẹ bé, tránh nhầm lẫn.
“Em bé trong clip không thấy đeo số nên tôi chưa thể bình luận gì về việc này”, chị chia sẻ.
Theo Tri Thức Trẻ