Hỏi thăm mợ của chị Nhung gần đó, chúng tôi không khỏi xót xa khi biết vì đi buôn bán nên ba mẹ chị phải nhốt con gái bệnh tật của mình trong nhà.
Từ một cô gái xinh đẹp, gương mặt chị Nhung đã bị hủy hoại nặng nề vì bệnh lạ
Mợ của chị rơi nước mắt: "Biết là khóa trái cửa sẽ nguy hiểm nếu nhà có xảy ra chuyện gì, nhưng mà em chồng tôi không còn cách nào khác.
Mở cửa ra thì ruồi vào bu đầy con nhỏ, có khi nó lại nghĩ quẩn, đi ra ngoài tự tử. Lần trước may mà em chồng tôi phát hiện kịp đi tìm lại, không thì nó đã nhảy sông rồi".
Vì sợ chị Nhung đi ra ngoài tự vẫn nên khi có việc bận, người thân đều
khóa cửa ngoài.
Nhốt con trong nhà vì sợ con nghĩ quẩn
Biết nhà có khách, ông Trần Văn Hồng (cha ruột của chị Nhung) chạy chiếc xe cà tàng về mở cửa cửa, ông bước đi khập khiểng, nhăn nhó: "Mấy ngày trước tôi chạy xe ra phụ vợ bán bún, cứ mải nghĩ về con nên bị xe tông.
Bệnh viện chụp X-quang thấy hai cọng sườn phải bị gẫy, kêu tôi phải nghỉ ngơi, nhưng nghỉ ngơi thì ai mà bán. Thôi kệ…".
Người đàn ông khắc khổ, mệt mỏi với gương mặt đầy mồ hôi, nhắc về con gái giọng của ông lạc hết đi, méo mó từng câu chữ: "Tôi có hai đứa con, Nhung và anh trai của nó, phải chi Nhung nó lười nhác như anh nó thì tôi cũng bớt buồn hơn.
Nhưng từ nhỏ nó đã là đứa con gái ngoan hiền, một tiếng cũng dạ, hai tiếng cũng dạ. Nếu như được chịu đau đớn thay con, tôi cũng sẵn lòng".
Nói đoạn, ông chào tạm biệt rồi chạy ra chợ canh quán bún cho bà Nguyễn Thị Thanh Dương (49 tuổi, mẹ ruột chị Nhung) về chăm sóc con gái.
Khi cửa chính của ngôi nhà được mở ra, khách đến thăm không khỏi buồn nôn vì mùi hôi nồng nặc bốc ra, nghe tiếng mở cửa, chị Nhung đã the thé gọi mẹ.
Nghe con gọi, bà Dương vội vã chạy vào phòng. Chị Nhung nằm đó, người gầy nhom teo tóp, quay đầu không ngừng vì bị ruồi bu kín.
Bà Dương vội vàng dìu chị ra ngoài, dùng cồn rửa vết thương. Tuy đau đớn nhưng thấy có người đến thăm, chị Nhung đã lễ phép: "Em chào chị", xong chị quay sang bảo mẹ: "Con đau quá mẹ ơi, con khó chịu lắm".
Biết ý con, bà Dương lấy một cây tăm, quấn bông gòn rồi khoáy vào cái lỗ sâu hóm trên gương mặt chị để lau chất nhầy, máu mủ. Không chịu nổi, bà Dương bật khóc, thấy vậy chị Nhung liền nói: "Mẹ đừng khóc, con sẽ ngoan mà, không than đau nữa đâu".
Làm vệ sinh cho con xong, bà Dương khuyên chị ăn, uống nhưng chị Nhung vẫn cứ lắc đầu không muốn.
Thấy con như vậy, bà bất lực: "Mẹ nào mà chẳng thương con, có người mẹ nào mà không muốn con mình sống vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng mà giờ đây tôi chỉ mong con mình chết đi để đỡ đau đớn, khổ hạnh".
Nhìn vào bức ảnh, không ai không khỏi xót xa, tiếc nuối cho cô gái trẻ với gương mặt bầu bĩnh, xinh xắn, đôi mắt to tròn, đen láy, nụ cười thanh thoát, nhẹ nhàng. Chị Nhung đúng thực là một cô gái rất xinh đẹp.
Thế mà, khi bệnh tật kéo đến, chưa đầy một năm cơ thể chị đã vị hủy hoại đến tàn tạ. Hiện tại, chị không thể tự mình đi lại vì quá yếu, trước đây chị nặng 47 ký, nhưng giờ ốm yếu chưa đầy 30 ký.
Gương mặt xinh xắn của chị giờ không ai có thể nhận ra, căn bệnh đã ăn mòn phần giữa mặt, mũi chị mất đi chỉ còn một cái lỗ sâu hóm, đầy mủ và bốc mùi tanh. Môi trên cũng không còn khiến chị không thể ăn uống được gì.
Giờ đây vết lở loét đang ăn dần lên hai mắt, mắt phải chị đã sưng húp không thấy gì, bên còn lại thị lực cũng giảm hẳn, chị không thể nhìn ra đến tận cửa.
Lấy bức ảnh trước đây của con gái, bà Dương mãi ngồi ngắm nhìn, miệng luôn
lẩm bẩm: "Sao vậy, không biết tại sao vậy, con tôi xinh đẹp là thế,
sao lại thành ra thế này".
"Con không muốn điều trị nữa, gia đình đã khổ lắm rồi"
Thế nhưng điều đau khổ là tinh thần, tâm thức của chị vẫn còn rất tỉnh táo, nên mãi buồn đau với số phận của mình. Từ ngày bị bệnh, Nhung cùng mẹ đã đi khắp các bệnh viện, tỉnh thành để chữa trị.
"Nghe ở đâu có thầy thuốc giỏi, hai mẹ con tôi đều đến, nhưng bệnh ngày càng nhiều thêm. Mẹ đã cạn tiền rồi, bệnh cũng sẽ không khỏi đâu. Thôi mẹ đừng đưa con đi viện nữa, gia đình của mình đã vì con mà nợ tiền nhiều lắm rồi.", chị Nhung đau xót.
Ở chợ Thanh Phú không ai là không biết chị Nhung. Bà Huỳnh Thị Thu Vân (53 tuổi)
nói: "Cả nhà của bà Dương đều hiền lành, cô Nhung thì ngoan ngoãn,
lễ phép, ai bảo gì cũng dạ. Nghe cô bệnh ai cũng thương và xót, thật tội nghiệp".
Được biết, từ khi chị Nhung mắc bệnh đến nay, tổng số tiền điều trị đã lên đến gần 500 triệu đồng. Trong đó một phần là tiền tích góp của gia đình, một phần là bà con họ hàng quyên góp, phần còn lại thì gia đình vay mượn khắp nơi.
Hiện vì vừa chăm sóc chị Nhung, vừa lo kinh tế gia đình nên bà Dương không bán nhiều như trước, mà một ngày chỉ bán hơn trăm tô bún, trừ mọi chi phí thu nhập của gia đình chỉ dừng ở khoản hơn 200.000 đồng vừa lo tiền thuốc cho con, vừa lo trang trải khiến bà gần như rơi vào bế tắc.
Bà đang nghĩ đến chuyện bán ngôi nhà để tiếp tục điều trị cho con, nhưng cũng lo sợ bán rồi thì lấy nơi đâu mà ở.
"Tôi không hy vọng con mình được chữa lành bệnh, chỉ mong nó bớt đau đớn ở chuỗi ngày còn lại. Tôi không cam tâm nhìn con như vậy, chỉ cần có một tia hy vọng, tôi cũng sẽ khuyên nó đều trị. Con gái tôi còn quá trẻ.", bà Dương ôm mặt khóc.
Cách đây khoảng 4 năm, chị Trần Thị Yến Nhung (28 tuổi, ngụ Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) bị đau họng nặng nên gia đình đưa chị đến BV Y Dược TPHCM để điều trị. Sau khi thăm khám, bác sĩ chỉ định mổ xoang vì chị bị viêm đa xoang.
Tuy nhiên, sau khi mổ xoang xong thì vết thương không lành, chị Nhung càng uống thuốc thì mặt càng sưng to. Tháng 3/2016 gia đình tiếp tục đưa chị đến BV Ung Bướu TPHCM khám bệnh, bác sĩ tại đây kết luận chị bị ung thư da cần phải điều trị bằng hóa chất. Tuy nhiên, chị Nhung từ chối điều trị mà về uống và đắp thuốc Đông y.
Sau một thời gian đắp thuốc điều trị, cánh mũi bên phải của chị Nhung bị hoại tử và bong ra. Dần dần vết thương liên tục lở loét và "ăn" lan hết mũi,môi trên cũng như những vùng mặt lân cận. Hiện tại, mũi của chị Nhung đã hoàn toàn "biến" mất chỉ còn một lỏ nhỏ trên mặt. Chưa dừng lại ở đó, hai mắt của chị cũng đang có nguy cơ bị vết lở "ăn" vào.
Thấy vậy, gia đình đã đưa chị đi khám gần như hết tất cả các bệnh viện tại TPHCM, thầy thuốc tất cả các tỉnh thành nhưng vẫn không khỏi khiến chị Nhung ngày ngày phải chịu đựng đau đớn.
Mọi sự quan tâm, giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn xin vui lòng liên hệ qua SĐT: 01642430583 (gặp bà Dương).